Pages

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Trung Hoa, còn đâu một chữ tín!

Thuở xưa dân tộc Á Châu nói chung, Trung Hoa nói riêng. Đều tôn trọng chữ tín, từ lời nói của mỗi người hằng ngày, chí đến sách vỡ đều luôn luôn nhắc đến chữ tín. Chữ tín là một trong năm điều lập thân của con người: Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, làm người ai cũng cố công rèn luyện năm đức tính tốt đẹp và căn bản này. Nhờ đó mới sinh ra, cứ: “Mỗi ấp mười nóc nhà, có một người trung tín”, (sách Luận-ngữ: Thập thất chi ấp, thượng hữu trung tín.)
Dù thời đại tiến bộ, năm đức tính này dẫu xóa nhòa, hạ bậc, cũng chưa bao giờ bị xóa trắng, bị triệt tiêu hoàn toàn trên xứ sở của Đức Khổng Phu Tử.
Nhưng kể từ khi biến đổi, sau năm 1949 Trung Hoa rơi vào tay Mao Trạch Đông, trở thành Trung Cộng, hay Trung Quốc. Ngày nay Trung Quốc có số dân 1,339.700.000, giả sử mười người một nóc nhà, thì số nóc nhà sẽ là 1,339.70.000. Một con số thật vỹ đại, một con số kỷ lục vĩnh cửu của trái đất. Song xét về góc độ chữ tín, tiếc thay nó ngang hàng với con số không. Nếu 1,339.70.000 chỉ cần bằng con số một. Ông Vương Lập Quân đã không chọn Lãnh Sự Quán Mỹ, để gởi gắm một niềm tin.
Ông Vương Lập Quân, nhà cai trị tầm cỡ của Trùng Khánh, Trung Quốc. Tiên liệu, một trong nhiều yếu tố phải có trong tâm trí của người cai trị. Do đó trước khi tháo chạy khỏi nanh vuốt Bạc Hy Lai, nanh vuốt Cộng Sản, cả một qúa trình tính toán, cân nhắc, đầy căng thẳng, không chỉ trên lộ trình 300 km trốn chạy, có thể nó hình thình từ nhiều năm trước, để khi gặp cơn biến thực hiện sự chọn lựa đó. Xin tham khảo thêm một vài nhận định của các tờ báo:
“Nhật báo AnhThe Telegraph nhận định rằng có thể ông Vương muốn gặp quan chức Anh để thông báo những thông tin mật về cái chết của ông Heywood. Có thể đó cũng là một chiêu “giương Đông kích Tây” đánh lạc hướng những người giám sát ông theo lệnh ông Bạc Hy Lai. Ông Vương muốn tiết lộ những gì ông biết với người Mỹ để đổi lại, ông được hưởng quy chế tị nạn chính trị.
Trong khi đó, tuần báo Pháp Le Point có một nhận định khác: Ông Vương đến lãnh sự quán Mỹ không phải với mục đích xin tị nạn. Chiến thuật của ông Vương táo bạo nhưng có toan tính rõ ràng. Ông không thể đến Bắc Kinh để báo cáo những gì mình biết về cái chết của doanh nhân người Anh và những bí mật động trời khác của vợ chồng ông Bạc Hy Lai.”
Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, không chấp nhận ông Vương tỵ nạn, kết qủa không mấy sáng sủa này, chắc hẳn không bất ngờ đối với ông ta, vì đến với Lãnh Sự Quán ngoại quốc, vụ án đầu độc doanh nhân Heywood, mới không bị ém nhẹm. Nếu tìm đến một cơ quan thuộc đảng, nhà nước Trung Quốc, ông Vương và hồ sơ vụ án sẽ bị thủ tiêu.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc, thành lập năm 1921, ông Vương Lập Quân, một trong bảy chục ngàn đảng viên này, điều kiện tiên quyết để vào đảng, phải thề tuyệt đối trung thành với đảng. Thề như vậy, nhưng không có niềm tin, nên khi gặp nguy biến đã phơi lộ đảng Cộng Sản hoàn toàn bất tín, cả nước Trung Quốc không còn nơi trú thân!
Ông Vương Lập Quân không phải thay đổi lập trường chính trị, từ bỏ Cộng Sản để đến với Tự Do, ông tìm đến Lãnh Sự Quán chỉ có một nguyện vọng duy nhất: Gởi gắm một niềm tin, bây giờ còn qúa sớm để biết ông ta đã tiết lộ với Hoa Kỳ những gì, suốt 36 giờ đồng hồ tại đây.
Xin kể câu chuyện cũ làm qùa, và nhận định.
Ngày còn nhỏ, ở Hội An tôi thường chở mẹ tôi đi chợ chiều, vì nhà nghèo nên đi chợ chiều mua đồ rẻ, bởi nghèo phải tần mần trả giá, vì vậy đợi chờ khá lâu để chở về. Thời gian này tôi sà vào mấy bàn cờ tướng, bày dưới hàng hiên của chùa Ông. Mới đầu xem chơi, sau biết đánh, rồi nghiện. Cái lý thú môn cờ tướng tả sao xiết, bên cạnh cái thú còn có điều hay khác. Quen và kết thân được nhiều người đáng nhớ. Một trong nhiều người này, đáng nhớ nhất thầy giáo Nguyễn Ngọc Tiên, thầy dạy trường tiểu học Sơn Phong, thầy trò đánh cờ với nhau cả vài năm trời, mến nhau lắm. Bỗng một hôm thầy báo tin chia tay! Thầy dọn nhà và đổi nghề, thầy làm tài xế cho Ty Y Tế Đà Nẵng.
Một đứa học trò nghèo, lấy đâu tiền ra thăm thầy thường xuyên, từ 1969 – 1972, chỉ có 5 lần ra thăm thầy thôi, lần nào cũng gặp cả chục cô gái lạ trong nhà thầy cô Tiên, nhìn qua bộ dạng cũng biết họ là gái ăn sương, làm tiền, điểm lạ khác thấy người ta thân thiện với nhau lắm. Lòng riêng đâm khoắc khoải, thắc mắc nhiều. Nhưng cũng không dám hồ đồ đánh giá, khi chưa có cơ hội tìm rõ ngọn nguồn. Mùa hè 1972 lệnh tổng động viên đôn quân ban hành. Trước khi lên đường nhập ngũ, thầy viết thư vào Hội An, bảo ra nhà dùng bửa cơm thân mật với gia đình.
Giờ đây nhà thầy cô đầy đủ phương tiện, những tiện nghi sang trọng, không kém gì so với hạng trung lưu tại Đà Nẵng, bạc tiền chi tiêu thoải mái. Ngoài mặt nổi thầy lái xe, cô bán đồ Mỹ, không biết có tiềm ẩn mối lợi nào khác? Câu hỏi này nhất định hôm nay phải giải tỏa, lẽ nào thầy cô giàu lên nhờ sách bói “Ngũ nữ bất bần”. Năm cô con gái của thầy cô xinh như mộng, đẹp như tiên, lòng dằn vặt ghê gướm, hỏi cho ra lẽ, sự thật phơi bày mình sẽ mất tất cả, có khi bị tống cổ khỏi nhà đêm nay không chừng. Sau bửa cơm trưa, thầy nháy mắt, cô rút vội trong túi áo một xấp tiền, cô nói: Em đi lính, thầy cô không có gì, tặng em năm chục ngàn đi đường uống nước. Vừa thấy xấp tiền, chưa nghe cô nói, tôi đã chớp trong đầu bài tính. Cầm năm chục ngàn này, sáng mai về khoe với ba mẹ, và trả lại hai chục ngàn ba mẹ đã cho, chắc ba mẹ mình vui ghê lắm. Nhưng cùng lúc cả chục hình ảnh cô gái diêm dúa, hồ ly tinh hiện lên trong óc, kinh khiếp qúa. Nên không lấy, nhất định không lấy, từ chối thẳng, không cả nể. Thầy cô ứ hự nhìn nhau thở ra, coi bộ cũng não nề. Để vớt vát không khí khó coi, tôi lấy ra cuốn sổ lưu niệm, hơn một nửa số trang thầy cô, bạn bè Trần Quý Cáp – Hội An đã ghi, lật trang mới, tôi xin thầy cô ghi vào đây làm kỷ niệm, và cảm ơn tình nghĩa thầy cô, cũng như gia đình đã dành cho em trong thời gian qua.
Cực chẳng đã, thầy viết: Mến chúc người bạn nhỏ của tôi sớm ra đời, mong bình an và công danh hiển đạt.
Ký tên Nguyễn Ngọc Tiên, cô ký: Lê thị Nhật Lệ (cô vừa ký, vừa quẹt nước mắt)
Buổi chiều mùa hạ miền trung, mặt trời có phần dịu, nhưng nhiệt độ phả theo hơi gió lào nghe cũng gay gắt, thầy Tiên xách bàn cờ tướng, tôi bê ấm trà với hai cái tách, ra phía sau nhà, dưới gốc cây ổi, đặt bàn cờ, thầy vừa định dốc cái lon chứa quân cờ, tôi ngăn lại, vì quyết định muốn nghe thầy trả lời, đồng thời nhìn kỹ ánh mắt, và khuôn mặt cho thật tỏ tường.
Thưa thầy, lâu rồi em có một câu hỏi, nhưng ngại qúa, hôm nay trước lúc chia tay, em muốn biết sự thật, mong thầy đừng giận, thầy Tiên nhìn sững tôi và nói em cứ hỏi đi:
- Thưa thầy, tại sao lần nào ra nhà thầy cô, em cũng gặp mấy cô…Gái điếm trong nhà thầy cô, coi bộ họ rất thân mật với gia đình, em rất ngờ vực. Không hiểu họ có mối liên quan nào với gia đình?
Nghe xong, thầy đứng phắt lên, ngoắt tay ra dấu và nói: Vô đây, theo chân thầy vào nhà, thầy chỉ tôi ngồi xuống chiếc ghế, kê bên bàn nhỏ trong phòng lồi, đi vào phòng ngủ, thầy vén bức màn vải lấy xâu chìa khóa, ra mở tủ sắt loại trang bị cho nhà binh, cao chừng mét tám, ngang mét hai, thầy ôm ra một chồng phong bì lớn cỡ 10 x 13.
Thầy nói: Tụi nó, (mấy cô làm tiền) làm được tiền, phần tránh sự trấn lột của tú bà với ma cô, phần muốn dành dụm, gởi về quê giúp gia đình. Nên tất cả tụi nó gởi tiền ở đây, vừa nói thầy vừa chỉ vào chồng phong bì. Mới đầu một hai đứa, về sau mỗi ngày đông thêm, thầy đã chế ra cách giữ tiền như sau:
Dùng giấy bao xi măng, thầy rọc ra, dán hồ thành phong bì, mỗi phong bì có một cuốn tập học trò, ngoài phong bì ghi tên của mỗi đứa, trong mỗi cuốn tập cũng đề tên như vậy. Cứ mỗi lần đứa nào đến đây lấy tiền ra, hoặc gởi thêm tiền vào, tôi hay nhà tôi chỉ mở khóa tủ, rồi đi chổ khác. Tụi nó tự ghi sổ, tự lấy tiền, tự bỏ tiền vô, xong tự bấm ổ khóa lại, thầy nói thêm: Thậm chí có đứa không biết chữ, tôi phải dạy cho, đứa nào kém, tôi bắt đọc thêm báo, truyện…
Thôi mình ra làm một ván cờ, tôi vẫn thừ người trên ghế, ra chiều tư lự. Thầy Tiên gắt: Bộ em không tin tôi sao, em tưởng tôi chứa đĩ chứ gì?!
Không, không thưa thầy, em mới lóe lên một suy nghĩ khác, thầy Tiên gằn: Suy nghĩ gì?
Dạ, em nghĩ kỳ qúa, thường ngày bọn giang hồ, đĩ bợm sống với nhau, coi mòi thắm thiết lắm, chí tình, chí cốt ghê lắm. Nhưng khi đi tìm một niềm tin, họ không trao nhau, lại biết tìm tới thầy cô, lạ qúa…Thầy vỗ tay đánh đốp. Hay, hay lắm!! Em ơi, Lệ ơi đem năm chục ngàn ra đây, thưởng cho nó, hồi trưa cho đi đường uống nước, bây giờ thưởng, mình làm việc hằng ngày, thấy bình thường, thằng nầy nó có một ý tưởng thiệt là độc đáo, cô Lệ ra đứng nhìn tôi như trêu chọc, cô nói: Hỏi nó có chịu nhận không đã! Gớm được mấy thúng liêm sĩ, làm ơn làm phước giữ đến trót đời cho tôi nhờ! Cô cười dòn tan sau câu nói, tôi cuối đầu, mặt bừng bừng nóng.
Tôi nhận hai chục ngàn, bằng tiền ba mẹ tôi cho, thưa thầy cô nhờ cất giùm đó, khi nào em cưới vợ sẽ xin, cô Lệ nói: Á á cái thằng này khôn tinh, đòi mình sắm giường chiếu cho nó chắc, hay muốn ta làm mai, gần đây có ưng không?! Trong buồn tiếng cười khúc khích, tấm màn lay động, tim tôi đứng sựng, tứ chi bủn rủn, chực xỉu.
Kết: Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Bá Thanh, tỉnh ủy Quảng Nam, Hải Phòng, Văn Giang…Sẽ có ngày bỏ chạy như ông Vương Lập Quân bên Tàu, lý do trốn chạy, hành trình chạy trốn có khác. Nhưng điểm đến không khác, so với mấy cô gái giang hồ, so với ông Vương Lập Quân.
Ông Bút.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét