Thủy quân lục chiến Mỹ và lính Philippines cùng tập trận (REUTERS)
Song song với việc tăng cường hành động thị uy nhắm vào Philippines trong vụ tranh chấp bãi đá Scarborough ngoài Biển Đông, Trung Quốc hôm nay 21/04/2012 lại mượn đường báo chí để đả kích cuộc tập trận hỗn hợp Mỹ -Philippines, xem đấy là mối đe dọa, kích động xung đột võ trang trong khu vực.
Bài xã luận trên tờ Giải phóng quân báo, cơ quan ngôn luận chính thức của quân đội Trung Quốc khẳng định : « Bất kỳ ai có đôi mắt tinh tường đều nhìn thấy từ lâu rằng đằng sau những cuộc tập trận, là bóng dáng của một thứ tâm lý sẽ lôi vấn đề Biển Đông xuống một lối rẽ dẫn đến đối đầu quân sự và giải quyết thông qua lực lượng vũ trang ».
Tác giả bài báo đã nêu đích danh Hoa Kỳ là thủ phạm làm cho tình hình căng thẳng : « Thông qua kiểu xen vào và can thiệp đó, Hoa Kỳ sẽ chỉ khuấy động thêm tình hình, làm cho toàn bộ Biển Ðông ngày càng hỗn loạn, và điều đó chắc chắn sẽ có tác động lớn cho hòa bình và ổn định khu vực. »
Theo giới quan sát, bài bình luận trên tờ báo Quân đội Trung Quốc đương nhiên không phải là một tuyên bố chính thức của chính phủ. Thế nhưng đây là một lời cảnh cáo dữ dội nhất được Bắc Kinh tung ra liên quan đến tình hình căng thẳng nẩy sinh với Philippines trong những ngày qua tại khu vực bãi đá Scarborough ở Biển Đông, người Philippines gọi là Panatag, trong lúc Trung Quốc đặt tên là Hoàng Nham.
Từ trước đến nay, Manila coi bãi đá không người ở này thuộc chủ quyền của minh vì nằm trong vùng đặc quyền 200 hải lý của Philippines, chỉ cách hòn đảo chính Luzon khoảng 124 dặm. Thế nhưng, nhân danh chủ quyền lịch sử, Bắc Kinh đã đòi chủ quyền trên bãi đá này, cũng như trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông.
Tình hình tranh chấp đã căng thẳng hẳn lên sau khi Philippines cho tàu chiến chặn xét tàu đánh cá Trung Quốc trong khu vực, kéo theo phản ứng cứng rắn của Trung Quốc đưa tàu hải giám đến can thiệp. Sau đó Manila đã hòa dịu, nhưng Bắc Kinh tiếp tục thị uy, và hôm qua đã cử thêm chiếc tàu ngư chính thuộc loại hiện đại nhất của mình đến khu vực.
Lời cảnh báo về nguy cơ xung đột võ trang do đó được cho là nhằm đe dọa Philippines đang căng thẳng với Trung Quốc. Nhưng đó cũng là một lời cảnh báo nhắm vào Hoa Kỳ, chỗ dựa chủ chốt của Philippines hiện nay về mặt quân sự.
Bài xã luận đã không ngần ngại đả kích chiến lược tăng cường tiềm lực của Mỹ tại châu Á, cho rằng để thực hiện chiến lược quay trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã lợi dụng các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Philippines và các nước khác trong vùng Biển Đông.
Lời cảnh cáo trên tờ báo quân đội Trung Quốc đáng ngại đến mức nào ? Giới quan sát cho rằng trong quá khứ, thành phần diều hâu tại Trung Quốc vẫn thường tỏ rõ giọng điệu hiếu chiến. Thế nhưng ngay sau đó, những tiếng nói này đã lập tức bị chính quyền trung ương kềm chế.
Lần này, kịch bản hoàn toàn có thể được giữ nguyên vì lẽ vào lúc Đảng Cộng sản đang trong giai đoạn thay đổi lãnh đạo, phương châm của chính quyền là duy trì tình trạng ổn định trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt là đối với Mỹ.
Tác giả bài báo đã nêu đích danh Hoa Kỳ là thủ phạm làm cho tình hình căng thẳng : « Thông qua kiểu xen vào và can thiệp đó, Hoa Kỳ sẽ chỉ khuấy động thêm tình hình, làm cho toàn bộ Biển Ðông ngày càng hỗn loạn, và điều đó chắc chắn sẽ có tác động lớn cho hòa bình và ổn định khu vực. »
Theo giới quan sát, bài bình luận trên tờ báo Quân đội Trung Quốc đương nhiên không phải là một tuyên bố chính thức của chính phủ. Thế nhưng đây là một lời cảnh cáo dữ dội nhất được Bắc Kinh tung ra liên quan đến tình hình căng thẳng nẩy sinh với Philippines trong những ngày qua tại khu vực bãi đá Scarborough ở Biển Đông, người Philippines gọi là Panatag, trong lúc Trung Quốc đặt tên là Hoàng Nham.
Từ trước đến nay, Manila coi bãi đá không người ở này thuộc chủ quyền của minh vì nằm trong vùng đặc quyền 200 hải lý của Philippines, chỉ cách hòn đảo chính Luzon khoảng 124 dặm. Thế nhưng, nhân danh chủ quyền lịch sử, Bắc Kinh đã đòi chủ quyền trên bãi đá này, cũng như trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông.
Tình hình tranh chấp đã căng thẳng hẳn lên sau khi Philippines cho tàu chiến chặn xét tàu đánh cá Trung Quốc trong khu vực, kéo theo phản ứng cứng rắn của Trung Quốc đưa tàu hải giám đến can thiệp. Sau đó Manila đã hòa dịu, nhưng Bắc Kinh tiếp tục thị uy, và hôm qua đã cử thêm chiếc tàu ngư chính thuộc loại hiện đại nhất của mình đến khu vực.
Lời cảnh báo về nguy cơ xung đột võ trang do đó được cho là nhằm đe dọa Philippines đang căng thẳng với Trung Quốc. Nhưng đó cũng là một lời cảnh báo nhắm vào Hoa Kỳ, chỗ dựa chủ chốt của Philippines hiện nay về mặt quân sự.
Bài xã luận đã không ngần ngại đả kích chiến lược tăng cường tiềm lực của Mỹ tại châu Á, cho rằng để thực hiện chiến lược quay trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã lợi dụng các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Philippines và các nước khác trong vùng Biển Đông.
Lời cảnh cáo trên tờ báo quân đội Trung Quốc đáng ngại đến mức nào ? Giới quan sát cho rằng trong quá khứ, thành phần diều hâu tại Trung Quốc vẫn thường tỏ rõ giọng điệu hiếu chiến. Thế nhưng ngay sau đó, những tiếng nói này đã lập tức bị chính quyền trung ương kềm chế.
Lần này, kịch bản hoàn toàn có thể được giữ nguyên vì lẽ vào lúc Đảng Cộng sản đang trong giai đoạn thay đổi lãnh đạo, phương châm của chính quyền là duy trì tình trạng ổn định trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt là đối với Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét