Pages

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa – Mai Văn Ninh: Không nên nói theo các tỉnh khác như vậy.

Bà Đầm xòe

Sáng ngày 16.5.2012 thấy Báo Thanh Hóa đăng tin: “Tiểu thương chợ Bỉm Sơn đấu tranh đã thắng lợi?” ( xem tòan văn bài phía dưới). Người đứng ra gặp gỡ, đối thoại cùng bà con và chính thức đưa ra kết luận vấn đề là ông Bí Thư tỉnh ủy Thanh Hóa – Mai Văn Ninh.

Ông Ninh này thì Bà Đầm xòe biết. Ông là dạng quan lên từ cơ sở. Cụ thể, từ chức chủ nhiệm HTX nông nghiệp, rồi lên quan xã, quan huyện, rồi lên chủ tịch tỉnh, và khóa vừa rồi cơ cấu thành Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, giữ chức Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa.
Thành tích để ông lên là công trinh khoa học ứng dụng đưa lúa lai vào thâm canh và sản xuất đại trà thành công tại huyện Nga Sơn của ông, được nhân dân huyện ông ghi nhận. Có thể nói, ông là người lớn lên và trưởng thành phần nhiều trong “ vòng tay” ấm áp của cộng đồng cư dân Thanh Hóa.

Bà Đầm xòe đã có mấy bận được tiếp xúc với ông. Nhận thấy, ông là người chân chất, hiền hậu và rất khiêm nhường trong quan hệ giữa người với người. Và, mặc dù ông làm quan đã lâu, nhưng những nét lúa, lang, lạc, lợn; nét bờ tre, khóm chuối… vẫn còn rất đậm trong màu da, giọng nói, cách ăn mặc… của ông.
Có lẽ vì thế mà hơn 400 tiểu thương của chơ Bỉm Sơn, suốt mấy tháng qua và đỉnh điểm là 4 ngày ( 9, 10, 11, 12 tháng 5) đã “ tề tựu” trước công Tỉnh ủy, Ủy ban tỉnh biểu tình, đòi tỉnh Thanh Hóa phải hủy quyết định giao chợ Bỉm Sơn cho một công ty tư nhân của UBND Thị xã Bỉm Sơn, và bà con đã giành được thắng lợi trong một “ kịch bản”, không có ai bị bắt, bị thương,… Nghĩa là cơ quan an ninh, mặc dù có sự hiện diện thường trực của chục cảnh sát, nhưng cũng là để giữ gìn trật tự mà thôi. Một thắng lợi hy hữu trong bối cảnh trong “cuộc chiến” giành đất đai hiện nay, giữa một bên là nhân dân và bên kia là doanh nhân cấu kết với chính quyền. Một kết quả thật vui và có ý nghĩa nhiều mặt. Nó hoàn toàn khác cách giải quyết và kết quả đạt được so với chính quyền tỉnh ở các tỉnh khác, đặc biệt là chính quyền Hải Phòng trong vụ Tiên Lãng- Đoàn Văn Vươn; chính quyền Hưng Yên trong vụ Văn Giang mà bên cạnh hàng ngìn cảnh sát, dân phòng mặt mày đằng đằng sát khi, với lửa cháy, súng kêu, đạn nổ, và hai nhà báo VOV bị đánh dã man, bị còng tay, bắt giữ và lấy lời khai. Điều này như thêm một bằng chứng chứng minh sự khác lạ giữa quan với dân của xứ Thanh, lắm vua, nhiều chúa, nhiều kiệt hiệt… so với chính quyền các tỉnh khác.
Đọc bài đăng trên báo Thanh Hóa này, Bà Đầm xòe lại tự cười một mình và cái ý nghĩ “Thanh Hóa choa rứa đó. Cách giải quyết như vậy, thiên hạ có thèm không?” lại lóe lên.
Nhưng, đoạn kết của bài viết này có cái gì đó không ổn. Dường như ông quan đầu tỉnh Xứ Thanh Mai Văn Ninh bắt chước một số quan của Hải Phòng và Hưng Yên khi “hạ” một sự chỉ đạo:
“Bên cạnh đó, qua kiểm tra của các cơ quan chức năng đã phát hiện một số phần tử có biểu hiện đi quá quy định của pháp luật; đáng chú ý, trong đó có một số cán bộ, đảng viên. Chính vì thế đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu Công an tỉnh Thanh Hóa sớm điều tra, xử lý đúng người, đúng tội, không để lợi dụng dân chủ để kích động, gây rối; đề nghị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kiểm tra, xử lý theo quy định của Điều lệ Đảng đối với số cán bộ, đảng viên vi phạm”.
Nó tương tự như cách quy chụp của quan Hải Phòng ( Đỗ Viết Thoại) và quan Hưng Yên ( …Thanh) khi lu loa lên, có bọn phản động, bọn diễn biến trà trộn trong dân, kích động dân chống lại chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Là người Xứ Thanh, tôi khuyên ông Ninh không nên bắt chước nói theo cái kiểu vu vạ như vậy. Vì nếu không có những “người quá kích, ngươì kích động” thì không có 400 người đoàn kết cùng nhau để kéo lên tỉnh, tạo cơ hội cho tỉnh giải quyết. Nó như bàn tay “có ngón ngắn ngón dài, nhưng đều tụ nơi bàn tay – Hồ Chí Minh”. “Người quá khích, người kích động” luôn là hạt nhân của các phong trào, thiếu nó thì, chẳng có một lý thuyết cách mạng nào đi đến thành công, kể cả Cách mạng tháng Tám năm 1945. Công bằng nhất, đúng đắn nhất, thay cho sự vu vạ nói theo, là ông Ninh và lãnh đaok tỉnh Thanh Hóa nên cảm ơn họ. Nhờ họ mà chính quyền “Của dân, Do Dân, Vì Dân”; “cán bộ là đầy tớ của dân” mới có lý do để tồn tại ngật ngưỡng trong mấy chục năm qua.
Mòi các bạn đọc toàn văn bài này. BĐX post lại từ xuthanhnet blogspot.com:
Tiểu thương chợ Bỉm Sơn đấu tranh đã thắng lợi?
Trong các ngày ngày 9, 10, 11, 12 tháng 5 hàng trăm tiểu thương (400, hay 500?) chợ Bỉm Sơn đã ngừng kinh doanh, kéo về tập trung trước UBND tỉnh để kiến nghị một số vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ Bỉm Sơn.
Trước tình hình trên, sáng 14-5, tại trụ sở UBND thị xã Bỉm Sơn, tỉnh đã tổ chức đối thoại với các tiểu thương chợ Bỉm Sơn nhằm giải quyết dứt điểm vụ việc, sớm đưa chợ Bỉm Sơn trở lại hoạt động. Ông Mai Văn Ninh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, dự và chỉ đạo.

Ông Mai Văn Ninh gặp gỡ ba con tiểu thương đi biểu tình
Tại buổi đối thoại, đại diện tiểu thương chợ Bỉm Sơn đã kiến nghị với ông Mai Văn Ninh hủy bỏ quyết định số 3037/QĐ-UBND ngày 22-12-2011 của Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn về việc bàn giao chợ Bỉm Sơn cho Tổng Công ty Thương mại và Xây dựng Đông TP Thanh Hóa tiếp nhận, đầu tư, kinh doanh và quản lý; có quyết định hủy bỏ Quyết định số 271/QĐ-UBND của UBND thị xã Bỉm Sơn về việc tạm dừng việc bàn giao chợ Bỉm Sơn cho Tổng Công ty Đông Bắc tiếp nhận, đầu tư, kinh doanh và quản lý; hủy bỏ Quyết định số 803 QĐ-UBND ngày 27-4-2012 của UBND thị xã Bỉm Sơn về việc kiện toàn Ban Quản lý (BQL) chợ Bỉm Sơn.
Bên cạnh đó, các tiểu thương cũng bày tỏ sự đồng tình với chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý chợ Bỉm Sơn, tuy nhiên kiên quyết không đồng ý cho Tổng Công ty Đông Bắc đầu tư và mong muốn việc đầu tư xây dựng chợ Bỉm Sơn cần có sự bàn bạc, thỏa thuận, đi đến thống nhất giữa chính quyền thị xã, chủ đầu tư và các tiểu thương.Ông Mai Văn Ninh khẳng định việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo Nghị định 02, ngày 14-1-2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ là chủ trương đúng đắn. Nghị định 02 của Chính phủ đã nêu rõ có nhiều hình thức chuyển đổi mô hình quản lý chợ, nhưng hình thức nào cũng căn cứ trên quá trình bàn bạc, thống nhất với những người kinh doanh trong chợ.
Bà con tiểu thương đội năng đi biểu tình
Trong quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ Bỉm Sơn, có một số nội dung, một số bước đi chưa phù hợp với Nghị định 02 của Chính phủ, vì thế UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo UBND thị xã Bỉm Sơn ra quyết định tạm dừng chuyển đổi mô hình quản lý chợ Bỉm Sơn (Quyết định số 271/QĐ-UBND của UBND thị xã Bỉm Sơn). Tuy nhiên, do xem xét việc trước đó UBND thị xã Bỉm Sơn đã làm văn bản chuyển đổi nguyên trạng đất đai, tài sản và BQL chợ Bỉm Sơn cho Tổng Công ty Đông Bắc, có một số nội dung chưa đúng với Nghị định 02, vì thếUBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo UBND thị xã Bỉm Sơn ra Quyết định 273 ngày 6-2-2012 về việc hủy bỏ Quyết định số 3037 ngày 22-12-2011 của Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn về việc bàn giao chợ cho Tổng Công ty Đông Bắc. Như vậy, về mặt pháp lý, Tổng Công ty Đông Bắc không còn liên quan trách nhiệm đến chợ Bỉm Sơn.
Đối với kiến nghị hủy bỏ Quyết định số 803 QĐ-UBND ngày 27-4 của UBND thị xã Bỉm Sơn về việc kiện toàn BQL chợ Bỉm Sơn, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo: BQL chợ Bỉm Sơn cần nhanh chóng phối hợp với các tiểu thương đưa chợ Bỉm Sơn sớm đi vào hoạt động.
Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các tiểu thương chợ Bỉm Sơn cần tiến hành ký hợp đồng năm 2012 với BQL chợ Bỉm Sơn. Riêng năm 2012, do điều kiện kinh tế khó khăn, BQL chợ thu các khoản thu bằng mức năm 2011. Đối với những hộ đã nộp tiền cho Tổng Công ty Đông Bắc, UBND thị xã có trách nhiệm làm việc với tổng công ty để trừ vào khoản thu năm 2012. Về lâu dài, khi chợ Bỉm Sơn được đầu tư xây dựng, mức thu hằng năm phải được chủ đầu tư bàn bạc cụ thể, thống nhất với bà con, trong đó UBND thị xã đóng vai trò “trọng tài”.

Cảnh sát có chỉ để giư trật tự
Đồng tình và chia sẻ với các kiến nghị của bà con, tuy nhiên, Bí thư Tỉnh ủy, cũng nghiêm khắc phê bình: Khi sự việc mới dừng ở mức độ khiếu nại hành chính, nhưng nhiều bà con đã tập trung lên UBND tỉnh là việc làm sai với quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến hình ảnh, tự trọng của nhân dân thị xã; ảnh hưởng đến uy tín của thị xã và của tỉnh. Bên cạnh đó, qua kiểm tra của các cơ quan chức năng đã phát hiện một số phần tử có biểu hiện đi quá quy định của pháp luật; đáng chú ý, trong đó có một số cán bộ, đảng viên. Chính vì thế đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu Công an tỉnh Thanh Hóa sớm điều tra, xử lý đúng người, đúng tội, không để lợi dụng dân chủ để kích động, gây rối; đề nghị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kiểm tra, xử lý theo quy định của Điều lệ Đảng đối với số cán bộ, đảng viên vi phạm.
Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu kiểm điểm Ban Thường vụ Thị ủy, UBND thị xã Bỉm Sơn và một số đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ Bỉm Sơn không đúng với tinh thần của Chính phủ và của UBND tỉnh; khi xảy ra tình huống xử lý không dứt điểm, không kiên quyết, ảnh hưởng đến phong trào chung của tỉnh. Nếu phát hiện thấy vi phạm nặng phải có hình thức kỷ luật.
Nguồn: trích báo Thanh Hóa. Ảnh: Lê Dậu

Không có nhận xét nào: