Pages

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Dân Ra Lấy Đất Lại, Rào Vây Văn Giang; Đại học London trả lời trí thức VN, hứa điều tra vụ Ecopark cưỡng chế đất nông dân...

HANOI -- Nông dân xã Văn Giang tự ý rào lại ruộng vì cho rằng họ bị cưỡng chế lấy đất sai trái, theo bản tin Nữ Vương Công Lý hôm Thứ Sáu.

Trong khi đó, Viện phó Đại học London và của Khoa trưởng Chương trình ĐH Quốc tế đã gửi thư cho các trí thức ký tên đòi bênh vực nông dân bị cưỡng chế đất ở dự án Ecopark, Hưng Yên, nói rằng họ sẽ xem xét kỹ lưỡng việc một trường đại học British University Vietnam liên hệ vụ đàn áp nông dân VN.

Bản tin về nông dân Văn Giang tự ý rào lại ruộng đất để trồng trọt vì cho là bị cưỡng chế sai trái, được viết như sau ở Nữ Vương Công Lý:

“Văn Giang: Nông dân rào lại ruộng, tổ chức lại sản xuất trên ruộng của mình.


Nông dân Văn Giang, gồm cả 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan đã xác định rằng việc phá phách tài sản trên đất đai của họ là việc làm bất chấp luật pháp và vi phạm quyền sở hữu tài sản cũng như quyền sử dụng đất của công dân được luật pháp quy định. Đặc biệt việc cày xới mồ mả của nhân dân là việc làm vô đạo đức, thể hiện một sự thiếu hiểu biết về văn hóa và chà đạp pháp luật. Với tất cả các yếu tố luật pháp, đạo lý đều đã bị vi phạm tại Văn Giang và nông dân là nạn nhân.

Do đó, việc gọi là cưỡng chế ở Văn Giang ngày 24/4/2012 của cả hàng ngàn cảnh sát, chó và các loại vũ khí đều không có giá trị pháp lý.

Vì vậy, trong các ngày 9 và 10 tháng 5 năm 2012, bà con ba xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan đã chung sức chung lòng cùng nhau đi rào lại ruông đất của mình đã bị phá tan hoang ngày 24/4/2012 trong cái gọi là “cưỡng chế” phá hoại tài sản của họ.

Theo thông tin nhận được, nông dân 3 xã sẽ cùng nhau chung trồng cây cảnh, sản xuất nông nghiệp, cùng làm ra sản phẩm trên đất đai của mình và cùng nhau hưởng lợi nhuận, sản phẩm từ đó.

Cũng theo một nguồn tin, sắp tới, Công ty Việt Hưng, chủ dự án Ecopark sẽ phải đối diện với nông dân ba xã ở đây để đền bù tài sản của họ bị cướp và phá hoại trong quá trình vừa qua. Bởi chính Công ty này là thủ phạm chính, dùng bạo lực của nhà cầm quyền Cộng sản đẩy người dân ở đây vào con đường cùng.”

Kèm bản tin là nhiều hình ảnh, video nông dân rào ruộng, trồng cây ở Văn Giang ngày 9-10/5/2012 lưu ở mạng: http://www.nuvuongcongly.net.

Trong khi đó, trang Bauxite VN hôm 11/5/2012 có đăng “Thư phản hồi của British Universities.”

Bản tin Bauxite VN viết như sau:

“Dưới đây là thư phản hồi của Viện phó Đại học London và của Khoa trưởng Chương trình ĐH Quốc tế sau khi nhận được Lá thư kêu gọi của nhóm các nhà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và ngành nghề gửi đi vào ngày 08/05/2012 về dự án Ecopark ở Hưng Yên.

Người gửi: Geoff Crossick [Geoff.Crossick@london.ac.uk]

Ngày gửi: 11 Tháng Năm, 2012 6:49AM

Người nhận: Tuan Pham

Đồng kính gửi: Jonathan Kydd

Về việc: Thư gửi Ngài Graem Davies- Khiếu nại dự án Ecopark ở Hưng Yên, Việt Nam

Kính thưa GS Pham Quang Tuan

Viện Đại học chúng tôi vừa nhận được thư của ông đề ngày 08/05/2012 đồng ký tên với 27 vị khác, liên quan đến Dự án Ecopark tại Hưng Yên. Nội dung thư đã đề cập đến một số vấn đề khiến chúng tôi phải xem xét một cách rất nghiêm túc. Nhưng cũng mong ông thông cảm cho rằng chúng tôi cần có chút ít thời gian để nghiên cứu những vấn đề đó và để có thể có giải pháp về sau.

Hiện tại chúng tôi cũng mong ông lưu tâm đến thông tin về Nội quy Chính sách của Viện chúng tôi mà ông có thể tham khảo ở trang nhà Các chương trình Quốc tế của Viện Đại học London.

Ở đây, tôi cần khẳng định rõ rằng Viện Đại học Anh ở Việt Nam (British University Vietnam, BUV) chưa phải là một Trung tâm [đã] được Công nhận trực thuộc Các chương trình Quốc tế của Viện Đại học London như trong Nội Quy Chính sách của Viện xác định. Viện Đại học Anh ở Việt Nam (BUV) chẳng qua cũng mới chỉ là một ứng viên xin được Công nhận mà thôi.

Có lẽ ông nên liên lạc với Giáo sư Jonathan Kydd, Khoa trưởng của Các chương trình Quốc tế Viện Đại học London, là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong lĩnh vực này của Viện Đại học London, mà tôi có gửi kèm trong thư này. Tuy nhiên, tôi vẫn sẵn lòng nhận các thông tin mà ông trao đổi với ông ấy để theo dõi tiến trình.

Kính thư,

Giáo sư Geoffrey Crossick
Viện Phó
Viện Đại học London.”

Cùng trang blog trên, một lá thư từ Giáo sư Jonathan Kydd, Khoa trưởng Các chương trình Quốc tế của Viện Đại học London, Giám đốc Điều hành Học viện Quốc tế của Viện Đại học London, gửi cho GS Tuan Pham, cũng ghi:

“Kính thưa Ô Tuan Pham,

Cám ơn ông đã cho tôi biết thêm thông tin. Tôi muốn khẳng định lại nhận xét của ngài Viện Phó cho rằng những vấn đề ông đã nêu, chúng tôi cần phải nghiên cứu rất nghiêm túc.

Như trong thư của ngài Viện Phó đã đề cập, chúng tôi hiện đang bắt đầu tiếp cận để hiểu sâu hơn tình trạng mà ông và các đồng tác giả ký tên kiến nghị. Tôi cũng biết ông sẽ thông cảm là chúng tôi cần có thời gian để tiến hành các quy trình thu thập thông tin, phân tích dữ kiện để có thể đưa ra các quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, chúng tôi bảo đảm là sẽ coi đây là một vấn đề ưu tiên hàng đầu cần phải giải quyết.”

Bản tin RFI trước đó ghi nhận:

“Ngày 08/05/2012 vừa qua, một nhóm chủ yếu là giáo sư, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã gởi lời kêu gọi đến Viện Đại học Anh ở Việt Nam ( British University Vietnam ) và Tập đoàn Savills, là hai đối tác của dự án Ecopark ở tỉnh Hưng Yên, nhằm lưu ý về vụ cưỡng chế, mà họ xem là «bất hợp pháp», ở Văn Giang ngày 24/4 vừa qua.

Bức thư nhắc lại là ngày hôm đó, hàng ngàn cảnh sát chống bạo động đã xung đột với dân làng Văn Giang chống việc cưỡng chế thu hồi đất xây dự án Ecopark. Công an đã đánh đập tàn nhẫn những người phản đối và bắt giữ hàng chục người. Bức thư có kèm theo những link dẫn đến những thông tin và hình ảnh về vụ đàn áp nói trên, được phổ biến rộng rãi trên mạng từ nhiều ngày qua.”

Không có nhận xét nào: