Pages

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Doanh nghiệp thủy sản VN 'đang khốn đốn'



Xuất khẩu thủy sản mang lại hơn 6 tỷ đôla cho
Việt Nam trong năm 2011
Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) khẳng định ngành thủy sản tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2012 trong lúc nhiều doanh nghiệp phá sản.
Trả lời BBC ngày 15/05, ông Trần Thiện Hải nói tới hệ lụy của thực trạng nuôi và chế biến thủy sản tự phát quá nhanh khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn và thậm chí phải phá sản.

“Trong những năm thuận lợi, tốc độ phát triển của các doanh nghiệp thủy sản là nhanh quá. Tức là nhà máy ra đời nhanh hơn nhu cầu chế biến sản xuất”.

"Theo tôi việc cơ cấu lại ngành này cũng là bình thường thôi"
Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP
“Việc tiếp tục siết chặt tín dụng và lãi suất cao đã và đang gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp, vốn phải đương đầu với thực trạng thiếu nguồn nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng và thị trường xuất khẩu [Hoa Kỳ và châu Âu] suy giảm”.
Tuy nhiên, với trách nhiệm ở góc độ của hiệp hội, ông Hải nói “VASEP cũng khó có thể làm gì giúp được doanh nghiệp mà chỉ có thể phản ánh để chính phủ thấy được tình hình ra sao và có thể giúp đỡ doanh nghiệp hơn”
“Hiện chưa có thống kê đầy đủ về các doanh nghiệp bị phá sản, nhưng theo tôi việc cơ cấu lại ngành này cũng là bình thường thôi”, ông Hải cho biết.
"Thoi thóp"
Doanh nghiệp thủy sản VN 'đang khốn đốn'
Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nói tiếp cận vốn là điều hết sức quan trọng hiện nay.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Vào đầu năm nay Chủ tịch VASEP cảnh báo điều ông gọi là “Ngành thủy sản đang ngày càng ít hấp dẫn, năng lực cạnh tranh giảm sút nhiều và khoảng 20% doanh nghiệp thủy sản sẽ đóng cửa trong năm nay”.
Trong khi đó báo Bấm Dân Việt đưa tin hơn 30 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản tại Tp HCM hiện mắc nợ hàng trăm tỷ đồng và không có khả năng thanh toán.
Được biết tình trạng này cũng xảy ra với nhiều doanh nghiệp tại Cần Thơ, nơi theo thống kê, trung bình các nhà máy chế biến thủy sản tại đây hầu hết hiện chỉ hoạt động với khoảng một phần ba công suất.
Báo này cho biết tình trạng doanh nghiệp hoặc ở tình trạng “thoi thóp” hoặc phải giải thể xảy ra tại một loạt các tỉnh tại Đồng Bằng Sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Trường hợp đáng chú ý

  • Công ty An Khang: Vỡ nợ trên 300 tỷ VND
  • Công ty XNK Thiên Mã 236 tỷ VND nợ xấu.
  • An Giang: 21 nhà máy “thoi thóp”
  • Đồng Tháp: 160 doanh nghiệp “đóng cửa”
Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang được dẫn lời nói “Hiện có tới 70% doanh nghiệp thủy sản có nguy cơ đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng”.
Được biết Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) vốn nợ ngân hàng và người nuôi cá hàng ngàn tỷ đồng hiện đã hoạt động trở lại, nhưng công suất chế biến đã giảm rất nhiều.
Báo Bấm VietnamNet cho hay hiện Bianfishco nợ ngân hàng và nợ tiền cá của nông dân khoảng 900 tỷ đồng, trong đó nợ tiền cá của dân là khoảng 200 tỷ đồng.
Ngoài các doanh nghiệp nhỏ, thiếu kinh nghiệm và vốn, được biết nhiều công ty lớn được mô tả thuộc hàng “đại gia thủy sản” cũng đang mắc nợ đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng, và có khả năng bị vỡ nợ bất cứ lúc nào.
Một số nhận định rằng đa phần các doanh nghiệp thủy sản đã vay nhiều rồi, nên không thể tiếp tục vay nữa nhưng cũng có một số ‎người đặt câu hỏi doanh nghiệp thiếu vốn đã sử dụng bao nhiêu phần trăm đồng vốn cho thủy sản.
Xuất khẩu thủy sản mang lại hơn 6 tỷ đôla cho Việt Nam trong năm 2011 nhưng hàng ngàn công nhân thủy sản đang đứng trước nguy cơ mất việc làm.

Không có nhận xét nào: