Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Nhận tiền “lót tay”, nguyên Phó Tổng giám đốc BIDV hầu tòa


Lời bình: Đây chỉ là một trường hợp bị lộ trong cái ma trận tham nhũng khủng khiếp trong chế độ độc tài cộng sản Việt nạm Các quan chức cộng sản cho lập các công ty sân sau để đồng lõa với cán bộ cao cấp lũng đoạn dịch vụ ngân hàng, tẩu tán tài sản nhà nước, và tham gia tham nhũng loại khủng!
Trong bài nay, “số tiền lót tay đầu tiên” là 4 tỷ đồng VN, tương đương 200 nghìn đô la Mỹ. Trong khi cả năm một người dân làm việc đầu tắt mặt tối mà cũng chưa được 1000 đô, thì nhũng “con giòi, sâu” tham nhũng này chỉ trong một vụ tham nhũng có “lót tay” bằng lợi tức gần 200 năm của một người dân!
Bất công, tham nhũng như thế này chỉ có thể xử án tử hình cho những cán bộ cỡ Du~ng này mới là thực thi công lý!
Mà kể cũng lạ, những thằng đại gian, đại ác, đại tham nhũng đều có tên Dũng! Có phải chúng chẳng coi ai ra gì, cứ dũng cảm hối lộ!
Mai Anh

——————–
Thứ bảy 26/05/2012 06:00
ANTĐ – Vừa lập “sân sau”, vừa ép khách hàng phải “chung chi” để được giải ngân, Đoàn Tiến Dũng (SN 1956) – nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị cáo buộc phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Đoàn Tiến Dũng (bên trái) cùng thuộc cấp tại toà
Hầu tòa trong phiên xét xử hôm qua (25-5), còn có thuộc cấp của Đoàn Tiến Dũng là Trần Thị Thanh Bình (SN 1973), trú ở phường An Biên, Lê Chân, Hải Phòng – nguyên Phó Giám đốc BIDV Hải Phòng bị truy tố cùng về tội danh.
Tài liệu truy tố thể hiện, Đoàn Tiến Dũng được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc BIDV Việt Nam từ tháng 9-2008. Trước đó, khi cầm đồng vốn của hệ thống ngân hàng này ở Hải Phòng, Dũng đã giải quyết cho Công ty CP Dệt may xuất khẩu Hải Phòng và Công ty TNHH V.K Hải Phòng (gọi tắt là Công ty V.K) do ông Hoàng Văn Khánh làm tổng giám đốc khoản vay 45,482 tỷ đồng bằng hình thức thế chấp tài sản, trong đó có một kho bãi container. Đầu năm 2009, hai doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn về tài chính.
Để có tiền chi trả các khoản vay ngân hàng, Công ty V.K buộc phải quyết định bán kho bãi container và giao cho ông Khánh tiến hành các thủ tục cần thiết với BIDV Hải Phòng. Sau khi BIDV Hải Phòng chấp thuận, ông Khánh được Dũng và Bình giới thiệu bán tài sản cho Công ty CP Dầu khí ANPHA Hải Phòng do ông Trần Minh Loan làm giám đốc với giá 57 tỷ đồng. Các bên liên quan thỏa thuận, toàn bộ số tiền này sẽ chuyển vào tài khoản của Công ty V.K mở tại BIDV Hải Phòng. Cũng theo thỏa thuận giữa BIDV Hải Phòng và Công ty V.K, trong số 57 tỷ đồng bán kho bãi sẽ dành ra hơn 14 tỷ đồng để tất toán khoản vay nợ trước đó.
Cũng theo tài liệu truy tố, Công ty CP Dầu khí ANPHA Hải Phòng thực chất là do 3 người đứng ra thành lập, trong đó có Dũng và Bình với tỉ lệ góp vốn từ 10 – 20%. Để che mắt mọi người, Dũng để cho cháu đứng tên góp vốn, còn Bình nhờ một người bạn đứng tên trong công ty. Trong quá trình Công ty V.K và Công ty CP Dầu khí ANPHA Hải Phòng đàm phán việc mua bán kho bãi container, Dũng đã yêu cầu ông Khánh phải “chung chi” một khoản tiền rất lớn nếu không muốn việc mua bán và thanh khoản bị ngừng trệ.
Ngay sau đó, Dũng đã chỉ đạo Bình đứng ra nhận 4 tỷ đồng “bôi trơn” của Công ty V.K. Ngày 14-9-2009, khi Công ty CP Dầu khí ANPHA Hải Phòng chuyển trả nốt hơn 17,7 tỷ đồng cho Công ty V.K, đại diện doanh nghiệp này liền có công văn đề nghị BIDV Hải Phòng cho rút số tiền đó, nhưng không được chấp thuận với lý do số tiền bị “phong tỏa” để tất toán khoản vay nợ trước đây… Quá bức bách về đồng vốn, giữa tháng 12-2009, ông Khánh buộc phải tìm gặp Đoàn Tiến Dũng để cậy cục ông này chỉ đạo cấp dưới giải ngân. Đổi lại, đại diện Công ty V.K buộc phải “lót tay” thêm một khoản tiền nữa. Ngày 2-2-2010, nguyên Phó Tổng giám đốc BIDV Việt Nam bị bắt quả tang khi đang nhận 1 tỷ đồng phí “bôi trơn”.
Với kết luận nhờ được phân công trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và hỗ trợ BIDV Hải Phòng, Đoàn Tiến Dũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi 5 tỷ đồng của Công ty V.K, VKSND TP Hà Nội đã cáo buộc đối tượng này cùng thuộc cấp đã phạm vào điểm a, khoản 4, Điều 283-BLHS. Tại phiên tòa sơ thẩm hôm qua, mặc dù không thành khẩn khai nhận hành vi nhận 4 tỷ đồng “bôi trơn” của khách hàng, song lời khai của đại diện Công ty V.K, nhân chứng cùng các tài liệu trong hồ sơ vụ án lại thể hiện rõ Đoàn Tiến Dũng đã có hành vi như cáo trạng truy tố. Riêng đối với khoản “phí” 1 tỷ đồng bị bắt quả tang, Đoàn Tiến  Dũng trần tình rằng đó thuần túy chỉ là món “quà” cảm ơn của ông Khánh, sau khi giúp đỡ khách hàng được giải ngân. Đối với Trần Thị Thanh Bình, bà ta cũng bác bỏ truy tố của VKS với lý do không hề hay biết khoản tiền “sếp” nhờ nhận hộ từ ông Khánh là tiền gì.
Bước đầu tranh luận, các luật sư bào chữa cho “thầy – trò” Đoàn Tiến Dũng cho rằng không đủ căn cứ quy kết bị cáo cùng đồng phạm phạm tội như truy tố. Phiên toà sẽ tiếp diễn vào thứ 2 (28-5).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét