Pages

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Tàu Ngầm TQ Ẩn Phục Bắc Bộ, VN Lo Ngại Nổ Lớn Biển Đông; Tàu ngầm TQ từ Bắc Bộ có thể bắn phi đạn tới Alaska, Hawaii…


Ảnh minh họa: Tàu Khu Trục Trung Cộng
HANOI — Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ liên tục căng thẳng dậy sóng, theo các bản tin từ báo VN, và từ các đài RFI và BBC.
Báo Đất Việt từ Hà Nội hôm Thứ tư 30-5-2012 cho biết, tàu ngầm Trung Quốc đang tụ tập về gần Vịnh Bắc Bộ.
Căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc ở Tam Á, đảo Hải Nam đã được hoàn tất. Nơi đây nhiều khả năng sẽ là điểm tập kết của lực lượng tàu ngầm chiến lược Trung Quốc, tạp chí Khán Hòa đưa tin.
Bản tin Đất Việt nói, tàu ngầm tấn công lớp Thương và tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn có thể ở trong khu vực gần Vịnh Bắc Bộ để thực hiện các đòn tấn công bằng tên lửa hạt nhân chiến lược.

Trong vùng biển này, tàu lớp Tấn hoàn toàn có thể đảm bảo được an toàn cho chính mình khi tham gia các hoạt động tác chiến hạt nhân chiến lược.
Bài báo viết, sau 10 năm xây dựng, căn cứ tàu ngầm hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc tại Tam Á, Hải Nam đã hoàn thành.
Các hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, tại căn cứ này, Trung Quốc cho xây dựng hàng loạt kho lớn cực kì kiên cố, các cầu cảng neo đậu tàu ngầm cũng được tăng lên thành 4 với độ dài 230m. Điều này có nghĩa là trong tương lai, số lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược sẽ tăng lên ít nhất là bằng với số cầu cảng.
Bên cạnh đó là hai tàu ngầm hạt nhân của hạm đội Nam Hải đang neo đậu ở Tam Á. Trong đó, chắc chắn 1 chiếc là tàu ngầm tiến công lớp Thương, chiếc còn lại rất có khả năng là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn….Đặc biệt, bản tin ghi nhận về viễn ảnh TQ tấn công Mỹ.
“Ngoài ra, căn cứ Tam Á còn là cửa ngõ tiến vào biển Đông của Trung Quốc. Tàu ngầm tấn công và tàu nổi có thể từ đây thực hiện các nhiệm vụ hành quân và tác chiến ở khu vực biển Đông, cũng như đối phó với các cuộc xung đột bất ngờ.
Căn cứ Tam Á cách đảo Guam gần 4.000 km – hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa JL-2. Với lợi thế về địa hình vùng nước ở biển Đông, tàu ngầm Trung Quốc hoàn toàn có thể im lặng tiến ra biển Đông; từ đó thực hiện các đòn tấn công vào Alaska hoặc Hawaii.”
Mặt khác, bản tin RFI nêu rằng, Mỹ “đề cao cảnh giác” trước đà vươn lên về quân sự của Trung Quốc.
Bản tin nói, một hôm trước khi lên đường công du ba nước Singapore, Việt Nam và Ấn Độ, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự hiện diện hải quân hùng hậu của Mỹ tại châu Á. Hôm qua 29/05/2012 tại Học viện Hải quân Mỹ, ông nhắc lại quyết tâm của Hoa Kỳ là duy trì tiềm lực hùng mạnh ở  Thái Bình Dương và “đề cao cảnh giác” trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
RFI cũng ghi nhận:
“Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn kêu gọi các tân sĩ quan củng cố liên minh có từ lâu với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines, đồng thời cũng xây dựng “quan hệ đối tác mạnh mẽ” với các nước như Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Singapore và Ấn Độ.”
Một bản tin khác của RFI lại ghi nhận rằng, “hôm 28/05/2012, tại Phnom Penh, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã ký thỏa thuận với bộ trưởng Quốc phòng Cam Bốt Tea Banh viện trợ quân sự cho Cam Bốt 20 triệu đô la.”
RFI cũng ghi rằng, theo Tân Hoa Xã đây là khoản viện trợ để giúp Cam Bốt xây dựng trường học, bệnh viện và huấn luyện quân sự. Sau khi ký thỏa thuận, bộ trưởng Tea Banh cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ huấn luyện quân đội Hoàng gia Cam Bốt trong thời gian tới và đánh giá «quan hệ quốc phòng giữa hai nước đang thực sự được cải thiện ».
Riêng BBC ghi rằng:
“Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asean (ADMM-6) ở Phnom Penh, Đại tướng Phùng Quang Thanh cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông nếu các bên không kiềm chế.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét