Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Tham Nhũng Quá Lộ Liễu





hình: ông Dương Chí Dũng bỏ trốn từ khi có lệnh bắt giam


Tác giả : Trần Khải

Chỉ mới tuần trước, câu chuyện ở Vinalines còn được nói bằng các ngôn ngữ gượng nhẹ, như “cố ý làm sai trái” và khi công an tới thi hành lệnh bắt thì “ông Dũng không có mặt… Và tuần naỳ, báo chí mới sử dụng ngôn ngữ nặng hơn, cụ thể hơn, như các lãnh đạo Vinalines đã  “tham nhũng,” và ông Dũng “đã bỏ trốn.”
Nghĩa là, nói thẳng về những chuyện mà tuần trước còn nói dè dặt, vì chưa rõ gió có đổi chiều nổi hay không. Vì ai mà biết các cuộc đấu đá nội bộ sẽ dẫn tới đâu.
Một lý do để báo trong nước dè dặt, vì như dường làm lộ tham nhũng Vinalines không phải chuyện tự nhiên, mà là, theo Carl Thayer phân tích trên BBC, rằng Vinalines bị tấn công là để làm suy yếu phe cánh ông Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, tương tự như nữ đại biểu Đặng Hoàng Yến bị truy đánh và đòi bãi nhiệm ở quốc hội CSVN chỉ vì bà thuộc phe Trương Tấn Sang. Suy luận như thế có đúng hay không, cũng là chuyện bí mật nội bộ. Nhưng điều chúng ta biết chắc rằng Vinalines là chuyện có thật, cũng y hệt như quả đấm thép Vinashin đã bị chìm xuồng. Vì kinh doanh không phải chuyện tuyên truyền xã hội chủ nghĩa muốn nói gì thì nói, vì nói kinh doanh cũng có nghĩa là phải chi tiền ra, làm ăn không có lợi tức thì chỉ thấy mất tiền ra, chứ làm sao có thêm tiền vô. Trừ phi, Vinashin và Vinalines bí mật có máý in tiền thì mới không lộ tội tham nhũng được.

Trên báo Thanh Niên ngaỳ 23/5/2012, bản tin “Vụ tham nhũng lớn tại Vinalines: Bị can bỏ trốn sau khi nhận tội” ghi về hồ sơ công an điều tra, trích:
“Vào ngày 3.8.2006, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng “đồng ý về mặt nguyên tắc cho Vinalines lập báo cáo đầu tư dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam đúng các quy định hiện hành, giao Bộ GTVT cập nhật dự án vào quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp tàu thủy, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”. Tuy nhiên, khi chưa được Thủ tướng phê duyệt bổ sung dự án vào quy hoạch thì ngày 27.6.2007, ông Dương Chí Dũng (khi đó là Chủ tịch HĐQT Vinalines) đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng. Hơn 1 năm sau đó ông Mai Văn Phúc, Tổng giám đốc Vinalines (thời kỳ đó) có văn bản trình và được ông Dũng ký quyết định phê duyệt chính thức nâng tổng mức đầu tư dự án lên thành 6.489 tỉ đồng.
Tháng 10.2007, các ông Trần Hữu Chiều, Phó tổng giám đốc, Trưởng ban Quản lý dự án và ông Dương Chí Dũng đã có các văn bản đề nghị, trình ký và phê duyệt việc mua ụ nổi No83M (thành phần không tách rời của dự án nhà máy sửa chữa tàu biển) với tổng mức đầu tư 14,136 triệu USD. Trong đó chi phí mua, sửa chữa tại Nga, cước vận chuyển là 12,5 triệu USD. Đến tháng 2.2008, ông Chiều lại có tờ trình đề nghị và cùng ngày ông Mai Văn Phúc ký văn bản trình để ông Dương Chí Dũng ký quyết định phê duyệt điều chỉnh thay đổi phương án mua dẫn đến chi phí thực tế cho việc mua, vận chuyển ụ nổi về VN cùng với việc sửa chữa bị đội lên thành 24,3 triệu USD.” (hết trích)
Như thế là lộ quá rồi, ngay từ 2007, Dương Chí Dũng tự động ký duyệt cho xây nhà máy với mức đầu tư 3.854 tỉ đồng, tức là 185 triệu đôla. Tự động ký, là lộ rồi. Sang 1 năm sau, chi phí này ký nâng lên là đầu tư thành 6.489 tỉ đồng, tức là 312 triệu đôla Mỹ. Như thế là lộ liễu hơn nữa: làm gì trong vòng 1 năm mà phải đội giá cao như thế? Lẽ ra là phải điều tra ngay từ 2007.
Tương tự, với ụ nổi, hồi tháng 10.2007 cho ký đầu tư 14,136 triệu đôla. Tới tháng 2.2008, tức là mới 4 tháng sau, tiền đầu tư này độị lên thàng 24,3 triệu đôla. Làm gì mà trong 4 tháng phải đội giá tới chục triệu đôla? Lộ liễu như thế mà ém luôn tới năm 2012 mới bị moi ra. Rõ ràng, là tham nhũng lộ liễu, phải có ô dù cấp cao… không thể nghĩ khác hơn được. Đó là chỉ mới nói tới 2 chuyện: nhà máy sửa chữa phía Nam và ụ nổi No83M, chứ kể hết hẳn là tham nhũng cả trăm triệu đôla, vì xài phí nhiều tỷ đôla mà ccá quan không cấu véo tới trăm triệu đô cũng là chuyện lạ.
Tuần này, báo chí không xài chữ “sai phạm” nữa, mà nói thẳng là “tham nhũng,” cũng là một bước tiến cho thấy vụ này phảỉ bể, tuy rằng ông Dương Chí Dũng biến mất có thể là được bao che để khỏi bị lộ ở cấp cao hơn. Vì không lẽ, ông Dương Chí Dũng nhiều lần đội giá cả chục triệu đô không lẽ ém xài riêng, không lẽ không chia cho các đàn anh?
Như thế, câu hỏi khéo léo là tham nhũng này liên kết với lợi ích nhóm nào? Đó là xài chữ cho có vẻ kinh tế, thay vì nói thẳng rằng đàn em Vinalines được bao che tham nhũng là phải cúng tiền cho đàn anh ở cấp lãnh đạọ cao hơn. Nói theo Carl Thayer, là làm cho sứt mẻ phe cánh Nguyễn Tấn Dũng.
Thông tấn VietnamNet hôm 24/5/2012 có bản tin nhan đề “Vinalines như chuyện đùa,” đã ghi lời ĐB Trương Trọng Nghĩa rằng đó là tham nhũng liên kết lợi ích nhóm.
Ông Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói, theo VietnamNet ghi:
“Từ vụ việc này cho thấy nổi lên vấn đề về công tác quản lý, thanh kiểm tra, giám sát khi một sự kiện nghiêm trọng như thế, đụng đến hàng tỷ đôla lại được đem ra sử dụng hời hợt mà không ai phát hiện ra; không ai ngăn chặn được. Khi thất thoát diễn ra mới phát hiện, thậm chí đối tượng cần bắt lại bỏ trốn. Nghiêm trọng hơn là một số người trong nhóm để xảy ra sai phạm đó lại được đề bạt bổ nhiệm quản lý nhà nước ở cấp cao hơn.
Vì sao chúng ta có đủ bộ máy ban, ngành các cấp mà không thể ngăn chặn được sự thất thoát tài sản, tham nhũng, vi phạm lớn đến thế? Trong vụ việc này, trách nhiệm thuộc về ai?
Quan sát nền kinh tế 10 năm qua có thể thấy đã phát sinh những nhân tố góp phần tạo ra những khó khăn hiện nay, nổi bật là tham nhũng và lợi ích nhóm.
Tham nhũng với lợi ích nhóm đang liên kết nhau. Đây là sự liên kết nguy hiểm vì đôi khi tham nhũng nấp ở dưới những lợi ích mà xem ra không sai trái gì cả. Ví dụ người ta có thể đề xuất phải có rất nhiều cảng, sân bay ở cả nước. Địa phương nào cũng muốn có cảng, có sân bay để phát triển. Nhưng những đề xuất ấy khi được thông qua lại động đến nguồn lực, tài sản và đầu tư không đến nơi đến chốn do những mục tiêu không rõ ràng, dẫn đến dàn trải, lãng phí, thất thoát. Chính sự tham nhũng, dàn trải, lãng phí là một trong những nguyên nhân tạo ra tình trạng lạm phát, chứ không chỉ có nguyên nhân khách quan của tình hình kinh tế.” (hết trích)
Lợi ích nhóm nào? Không có giảỉ thích cụ thể. Nhưng có phải là phe ông Nguyễn Tấn Dũng?
Báo Dân Trí hôm 24/5/2012 nêu trên nhan đề một bản tin, “Vinashin, Vinalines chứng tỏ tham nhũng nghiêm trọng hơn thời PMU18,” trong đó nêu lời nhiều đại biểu quốc hội CSVN.
Trong đó có ý kiến, rằng hiện tượng những Vinashin, Vinalines là dấu hiệu của tham nhũng, lãng phí với mức độ nghiêm trọng hơn so với vụ PMU18 trước đây.
Thực ra tham nhũng đã lộ quá rồi. Ngay cả việc ông Nguyễn Tấn Dũng chẻ nhỏ Vinashin để gọi là cứu quả đấm thép này, bằng cách đưa nhiều phần sáp nhập vào Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines)… chỉ là để xóa những giấy tờ hồ sơ tham nhũng dễ bị lộ của Vinashin. Xóa vết tích lộ liễu tới như thế.
Nhưng thực tế nữa, doanh nghiệp nhà nước đa số là suy sụp. Báo TBKTSG trong bài phân tích “Trông chờ gì từ những con nợ này!” đã nói thẳng:
“Không chỉ có Vinashin và Vinalines mà hàng loạt tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang bị thua lỗ nặng nề theo những số liệu từ các cơ quan chức năng…
…Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, các khoản nợ khó có khả năng thu hồi của Vinalines lên đến 23.063 tỉ đồng. Tổng công ty đã mua 73 tàu biển từ nước ngoài tổng trị giá gần 23.000 tỉ đồng, trong đó 17 tàu đã qua sử dụng trên 15 năm, thậm chí trên 30 năm; và 34 tàu bị lỗ nặng, có tàu phải bán. Bên cạnh đó, rất nhiều dự án đầu tư của Vinalines có sai phạm, chẳng hạn dự án mua ụ nổi No83M đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định. Tổng giá mua và chi phí sửa chữa của ụ nổi này lên tới gần 490 tỉ đồng, tương đương 70% giá đóng ụ nổi mới…” (hết trích)
Con số nợ khó đòi 23.063 tỉ đồng của Vinalines là tương đương 1,11 tỉ đôla Mỹ. Nghĩa là hơn 1 tỉ đôla Mỹ. Trong nợ khó đòi đó, có bao nhiêu phần trăm cúng cho các đàn anh đã bao che, nâng đỡ đàn em?
Lợi ích nhóm nào đây, nếu không phaỉ là lợi ích nhóm của các cấp cao trong Đảng CSVN…
Trần Khải
—————————-
Gây thiệt hại thêm 100 tỉ đồng
Tại cuộc họp báo C48 cho biết, ụ nổi No83M sản xuất năm 1965, đã bị hư hỏng nặng, không còn hoạt động, bị Cơ quan đăng kiểm Nga dừng cấp phép kiểm định, quá thời hạn theo quy định là 22 năm, không đủ điều kiện nhập khẩu về VN.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Vinalines trình, phê duyệt, tổ chức mua khi chưa được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao mặt bằng xây dựng nhà máy nên ụ nổi mua về không có địa điểm để lắp đặt, dẫn đến hậu quả là đến tháng 4.2010, Vinalines phải chi 30 tỉ đồng thuê chỗ neo đậu, bảo vệ, trực sự cố cho ụ nổi tại cảng Gò Dầu và hơn 70 tỉ đồng tiền trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền mua, sửa chữa, gây thiệt hại 100 tỉ đồng.
Vụ tham nhũng lớn tại Vinalines: Bị can bỏ trốn sau khi nhận tội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét