Pages

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Tình trạng thất nghiệp & mất mạng ở Việt Nam

Theo:danlambao.vn
Paulo Thành Nguyễn - Ngoài những khó khăn về đời sống kinh tế, tình trạng bạo lực công an với người dân cũng ngày một gia tăng. Nếu rủi ro trong đời sống mưu sinh là làm ăn thất bại, mất việc thì rủi ro trong việc đối diện công an có thể là bị tật nguyền hay mất mạng!
Chưa có đơn vị nào thống kê cụ thể, nhưng theo Tổ chức Human Rights Watch nói họ đã có hồ sơ về 19 vụ tàn bạo của cảnh sát Việt Nam trong năm 2010 khiến 15 người chết. Đa số rồi cũng “chìm xuồng” theo thời gian và hung thủ vẫn tung tăng ngoài vòng pháp luật.
Trong số những vụ gần đây thì vụ “ Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng” vào tháng cuối tháng 2/2011 đã gây bức xúc dư luận một thời gian dài, có thể gọi đây là vụ án “điểm” để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Nhưng bất chấp dư luận và luật pháp, phiên tòa sơ thẩm ngày 13/1/2012 và tuyên phạt 4 năm tù. Bị cáo Nguyễn Văn Ninh đón nhận bản án với thái độ không hề hối lỗi khi xem như một “tai nạn nghề nghiệp”(!)
Bị Cáo Nguyễn Văn Ninh ngồi khoan thai trong phiên sơ thẩm.
Không đồng ý với mức án được cho là quá bất công đối với một mạng người, gia đình nạn nhân đã đệ đơn kháng cáo gửi đến tòa án nhân dân Hà nội sáng ngày 20/1/2012.
Sau thời gian chờ đợi thì phiên tòa phúc thẩm cũng sắp diễn ra vào ngày 14/5/2012, theo nội dung nhận được từ “giấy triệu tập” cụ bà Nguyễn Thị Cúc 90 tuổi, mẹ nạn nhân. Điều này đặt ra dấu hỏi lớn về lý do tại sao vợ, con nạn nhân không được mời mà chỉ “triệu tập” cụ bà 90 tuổi?
Câu hỏi trên cũng chỉ thêm vào những điều mập mờ khác trong một chuỗi hệ thống pháp luật thiếu minh bạch. Nhưng có lẽ điều mà gia đình và dư luận chờ đợi ở phiên toàn phúc thẩm lần này, không chỉ là bản án công bằng mà còn là thái độ nghiêm minh của pháp luật, về vấn nạn “tàn bạo của công an”.
Nếu vẫn giữ ở mức án cũ thì có thể xem đây là sự tái khẳng định việc bao che, dung túng của chính quyền đối với ngành công an, và đó cũng là điều làm yên lòng các chiến sĩ khác nếu có lỡ xảy ra “tai nạn nghề nghiệp”?
Paulo Thành Nguyễn

Không có nhận xét nào: