Pages

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Tranh chấp đất đai làm thui chột giấc mơ quy hoạch đô thị của Việt Nam

Mike Ives (AP) Đỗ Quốc Tài chẳng phải là một nỗi đau khổ ở phía đảng cộng sản cầm quyền của Việt Nam. Dù viên quản đốc xây dựng chỉ kiếm được 150 đô mỗi tháng, ông và những hàng xóm của mình vẫn dùng đến sức mạnh với chính phủ để ngăn chặn một đường vành đai chính vốn là biểu tượng cho sự thúc đẩy hiện đại hóa của đất nước.

 Gần bốn thập kỷ sau khi Việt Nam nổi lên từ chiến tranh, đất nước phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn: xây dựng những tuyến đường giao thông và tàu điện ngầm mới trong thành phố sắc màu rực rỡ của mình hoặc cứ kẹt cứng vào quá khứ, để cho nỗi sợ hãi bất ổn xã hội cướp đoạt đi sự phát triển của đất nước.

 Xây dựng đoạn đường kéo dài 1 km (0.6 dặm) đã kéo dài một thập kỷ, phần lớn là vì cư dân ở đấy nhất định chống lại việc đền bù thấp để chính quyền phải nhân nhượng. Phương tiện truyền thông nhà nước cho biết 39 triệu của tổng chi phí 45 triệu USD là về tiền bồi thường và đã đặt tên đoạn đường là “con đường đắt giá nhất thế giới”.


 Các chuyên gia và các quan chức cho biết việc thiếu đường xá và phương tiện giao thông công cộng tại Hà Nội và thành phố khác của Việt Nam đã ngăn chặn tiến bộ xã hội và kinh tế của một đất nước mà naạn đói nghèo phổ biến rộng rãi vẫn tồn tại bất chấp sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây.

 Khi việc xây dựng đường vành đai bên trong thành phố Hà Nội vẫn bị đình trệ, giao thông của thành phố gần như chắc chắn sẽ xấu đi trong thập kỷ tới khi một tầng lớp trung lưu đang gia tăng bắt đầu lái xe ô tô nhiều hơn là xe máy. Ngân hàng Thế giới cho biết xe máy vẫn chiếm đến 4/5 các chuyến di chuyển trong các thành phố lớn của Việt Nam.

 Các nhà thiết kế cảnh báo rằng nếu Hà Nội không xây dựng thêm nhiều đường sá và giao thông công cộng có hiệu quả và hạn chế quyền sở hữu xe hơi, đường phố chật hẹp của thành phố sẽ bắt đầu giống như các thành phố Jakata ùn tắc và các thành phố tắc nghẽn lớn nổi tiếng khác. Những chiếc xe hai bánh đã leo cả lên vỉa hè Hà Nội trong thời gian ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm.

 Bế tắc chính là giá đất: Chính phủ muốn chiếm các khu vực lân cận đô thị cho cơ sở hạ tầng nhưng lại chào mời giá bồi thường thấp hơn nhiều so giá trị thị trường. Có thể có một số biện minh rằng những chỉ hướng về giá bất động sản đã đi quá xa trước thực tế của một quốc gia đang phát triển. Nhiều người dân từ chối không nhúc nhích, nạn tham nhũng phổ biến rộng rãi và quan liêu, đấu đá nội bộ chỉ làm trầm trọng thêm sự chậm trễ.

 Trong khu phố xuống cấp của Tài, cư dân và các đại lý bất động sản thương mại ước tính giá đất khoảng 100 triệu đồng (4.800 $) cho mỗi mét vuông.

 Tài, người sống chung với 13 thân nhân trong một ngôi nhà kích thước bằng một căn hộ ở New York cho biết rằng 55 gia đình mà ông chính thức đại diện đã đạt được một thoả thuận bồi thường nơi các quan chức địa phương từ năm 2008. Nhưng nhiều người vẫn chưa chấp nhận thỏa thuận ấy.

 Nếu cư dân và các quan chức không thể đồng ý với nhau, “khả năng là chính phủ sẽ phải thực hiện cưỡng chế trục xuất “, Tài cho biết trong phòng khách chật hẹp của mình khi những người hàng xóm nhặt rác trong một con hẻm bên cạnh. “Một số gia đình chả có gì để mất, và nếu họ bị dồn vào đường cùng, ai biết chuyện gì có thể xảy ra?”

 Người Việt Nam xem đất đai là một loại đầu tư tương đối an toàn ở một đất nước đang quay cuồng trong tỷ lệ lạm phát cao nhất của châu Á và vất vả ngập ngừng cải cách các tập đoàn nhà nước trong cơn thức tình sau vụ bê bối năm 2010 vốn đã làm hỏng mức đánh giá tín dụng của đất nước.

 Giá bất động sản ước tính gần khu phố cổ đổ nát của Hà Nội đổ nát đã là cao một cách phi lý so với Việt Nam, nơi thu nhập bình quân đầu người trung bình là khoảng 1.400 $/ năm, một đất nước chỉ mới nổi lên như một nền kinh tế có mức “thu nhập thấp hơn trung bình”. Đó là xếp hạng của Ngân hàng Thế giới dựa trên đạt mức thu nhập trung bình hàng năm từ $ 1.000 đến $ 4.000 một người.

 Các công ty bất động sản quốc tế như Cushman và Wakefield cho biết trong một báo cáo năm nay là giá một văn phòng cho thuê tại trung tâm thành phố Hà Nội – khoảng $ 500 cho mỗi mét vuông ($ 46 mỗi bộ vuông) – ngang ngửa với thành phố Seoul và Munich.

 Dân thành phố ở Việt Nam giữ các giấy tờ chủ quyền đất gần như thường trực, đa số từng được ban hành sau năm 1975, khi miền nam Việt Nam được Mỹ ủng hộ rơi vào tay miền bắc cộng sản và đất nước được thống nhất.

 Các chuyên gia cho rằng không như những người ở nông thôn thường có các hợp đồng thuê 20 năm trên đất nông nghiệp và có thể bị trục xuất để làm các sân golf và biệt thự sang trọng, các cư dân của Hà Nội và các trung tâm kinh tế phía Nam thành phố Hồ Chí Minh thường cũng ít chịu sẵn sàng nhường lại sân cỏ của họ để phát triển các dự án cơ sở hạ tầng – đặc biệt là khi giá đền bù thấp hơn giá thị trường.

 Giải phóng mặt bằng cho các dự án cơ sở hạ tầng là một “vấn đề khó khăn” tại Hà Nội và thành phố khác của Việt Nam, kiến trúc sư Trần Trọng Hanh, cựu thành viên cơ quan lập pháp của người Hà Nội, một tổ chức giống như hội đồng thành phố có ảnh hưởng đến các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, cho biết.

 Ưu tiên của chính phủ” là thỏa hiệp và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dân, trục xuất là giải pháp cuối cùng” ông nói.

 Phương tiện truyền thông nhà nước đã báo cáo rằng phần lớn 670.000 khiếu nại kiến nghị chính phủ đã nhận được kể từ năm 2008 liên quan đến các trường hợp quan chức tịch thu đất cho cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển kinh tế nhưng chi trả bồi thường ít hơn đáng kể so với tỷ lệ thị trường cho các lô đất. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được trích dẫn trong đầu tháng nói rằng nếu 528 trường hợp chờ giải quyết ấy không được giải quyết đúng đắn, có thể gieo lên những “hạt giống của sự bất ổn định chính trị và xã hội”.

 Ở Việt Nam, nơi một chính phủ mạnh mẽ kiểm soát các phương tiện truyền thông, đập tan các cuộc biểu tình và giam cầm những người bất đồng chính kiến, đối kháng có tổ chức là điều hiếm hoi,. Các nhà phân tích nói rằng không giống như láng giềng Trung Quốc, nơi chính phủ săn bằng các khu dân cư đô thị để thực hiện các dự án hạ tầng cơ sở bất chấp chống đối ở địa phương, Việt Nam rất miễn cưỡng để chiếm đất của cư dân thành phố vì không muốn châm ngòi cho tình trạng bất ổn xã hội và nguy cơ đe dọa đến hiện trạng. 

Các quan chức ở hai thành phố lớn của Việt Nam “không bao giờ có thể hoàn thành được một con đường vành đai”, ông Nguyễn Xuân Thanh, Giám đốc các chương trình chính sách công cộng tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright do Hoa Kỳ tài trợ tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

 Không như Trung Quốc, Việt Nam “dung túng một cáh kém hiệu quả để đổi lấy sự ổn định”, ông nói. “Những nỗ lực tái phát triển các khu vực đô thị hiện tại rất có khả năng bị thất bại”.

 Tài, viên quản đốc xây dựng, sống cách một vài trăm mét từ “con đường đắt giá nhất thế giới” đột ngột dừng lại trước một dãy nhà nhỏ bé gầy guộc. Sự thành công của cư dân khác trong việc ngăn chặn dự án mở đường đã thêm sức mạnh cho các chủ đất ở đây và ở các khu vực lân cận Hà Nội để chờ cho tỷ lệ bồi thường cao hơn – tiếp tục trì hoãn hơn việc phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng. Kể từ năm 2008, các đề nghị bồi thường chính thức đã leo dần từ 11,2 triệu đồng ($ 538) đến gần $ 30 triệu đồng (1.440 $) mỗi mét vuông cho nhiều người láng giềng của Tài, nhưng những ai không có giấy tờ chủ quyền chính thức chỉ được 50.000 đồng ($ 2.50) cho mỗi mét vuông.

 Các quan chức địa phương có kế hoạch san bằng khu phố và mở rộng đường vành đai bên trong vào cuối năm nay, “nhưng chắc là họ sẽ không đạt đưọc mục tiêu đó,” Tài, 48 tuổi, cho biết. Không thể liên lạc được với các quan chức để biết thêm thông tin.

 Một hệ thống tàu điện ngầm mới, trị giá 5 tỷ dự kiến bắt đầu mở cửa vào năm 2015 sẽ làm giảm bớt đáng kể gánh nặng giao thông của thành phố, ông Robert Valkovic, một chuyên gia giao thông tại Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Hà Nội cho biết. Nhưng ông nói thêm là sẽ rất khó khăn cho các quan chức thành phố để ngăn cản quyền sở hữu xe hơi và phát triển một mạng lưới đường bộ phối hợp.

 “Nếu bạn bắt đầu xây dựng đường xá”, ông nói, “thì bạn phải bắt đầu tháo dỡ phá bỏ các khu vực lân cận”.

 Nguồn: Yahoo News
 Lê Quốc Tuấn. X-Cafe chuyển ngữ.

Không có nhận xét nào: