Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói người ký quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải “phải chịu trách nhiệm”.
Ông Sang phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn đặc biệt dành cho tờ Tuổi Trẻ, nhân dịp ông vào TP. HCM để gặp cử tri.
Các bài liên quan
Câu hỏi cuối cùng trong bài phỏng vấn đặt vấn đề “nhiều cử tri rất than phiền” về giải thích của Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng rằng quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải là đúng.
Vị chủ tịch nước trả lời: “Quy trình được xây dựng là để lựa chọn những con người có đức, có tài, không phải để chọn những con người hư hỏng.”
Ông nói tiếp: “Ðương nhiên người ký quyết định bổ nhiệm trường hợp như thế phải chịu trách nhiệm.”
Bấm Giới quan sát cho rằng bình luận này thực ra nhắm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bấm người ký quyết định ngày 6/2/2012 đồng ý đề nghị chuyển ông Dương Chí Dũng từ Vinalines sang Cục Hàng Hải.
Chủ tịch nước nhấn mạnh:
“Trong quá trình kiểm điểm theo tinh thần của nghị quyết trung ương 4 tới đây chắc chắn những trường hợp như thế sẽ được làm rõ.”
Trong một phỏng vấn khác với tờ Sài Gòn Giải Phóng, ông Trương Tấn Sang bình luận “tuy có đạt một số kết quả nhất định, song vẫn chưa đẩy lùi được tham nhũng, thậm chí có mặt còn nghiêm trọng hơn”.
Ông nói: “Trung ương đã cân nhắc rất kỹ về bộ máy chống tham nhũng cần được thay đổi và do Tổng Bí thư đứng đầu.”
“Tổng Bí thư cũng đã nói đến ‘lợi ích nhóm’, cho nên càng phải có biện pháp quyết liệt hơn,” ông Sang nói.
“Ðương nhiên người ký quyết định bổ nhiệm trường hợp như thế phải chịu trách nhiệm.”
Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
Đây là lần đầu tiên một ủy viên Bộ Chính trị công khai nhận xét về quyết định thay đổi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Ở Hội nghị Trung ương Đảng lần 5 hồi tháng Năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị buộc bàn giao chức lãnh đạo ban này.
‘Có lỗi khi để dân sợ’
Chuyến vào Nam gặp cử tri của Chủ tịch nước Việt Nam gây nhiều chú ý với những bình luận được cho là “cởi mở” của ông Sang.
Báo chí trong nước đưa tin, những người ở hai quận của TP. HCM được vào gặp Chủ tịch đã nêu nhiều bức xúc, như lỗ lã của tập đoàn nhà nước, các vụ Vinashin, Vinalines, bổ nhiệm cán bộ, sự có mặt của người Trung Quốc trong các lĩnh vực bị cho là “nhạy cảm”.
Ông Trương Tấn Sang nói đảng viên và người dân “không thể thụ động”.
“Chúng tôi cũng cảm thấy có lỗi để cho dân và đảng viên sợ, nhưng mặt khác, đảng viên và người dân cũng phải có trách nhiệm của mình, không thể thụ động.”
“Nếu tất cả chúng ta sợ hết thì đất nước sẽ như thế nào, Đảng sẽ ra sao? Không thể được đâu, phải hành động thôi,” ủy viên Bộ Chính trị nói tại buổi gặp cử tri.
Theo trang tin VietNamNet, tại các buổi gặp, ông Sang còn nói thẳng rằng sẽ làm rõ “trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, xung quanh vấn đề thất thoát, lỗ lãi của các tập đoàn, tổng công ty; vấn đề bổ nhiệm cán bộ…”
“Chúng tôi cũng cảm thấy có lỗi để cho dân và đảng viên sợ, nhưng mặt khác, đảng viên và người dân cũng phải có trách nhiệm của mình, không thể thụ động.”
Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
Cố gắng lấy lòng dư luận của vị Chủ tịch nước tiếp tục bằng bài phỏng vấn trên hai tờ báo ở TP. HCM.
Với tờ Sài Gòn Giải Phóng, ông Sang nói ông “muốn nghe sự thật chứ không phải những lời hoa mỹ”.
Ông tuyên bố: “Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm, bãi nhiệm các chức danh được bầu và phê chuẩn. Đảng cũng sẽ bỏ phiếu tín nhiệm qua kiểm điểm cá nhân lần này.”
Còn khi gặp báo Tuổi Trẻ, ông cho hay Ủy ban Kiểm tra trung ương đang kiểm tra tin về “biệt thự” của con trai bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.
Ông Trương Tấn Sang tiết lộ khi gặp cử tri, “có một ý kiến phản ảnh về một cán bộ cấp cao được cấp đến mấy suất đất”.
“Hay một ý kiến khác nói rằng có trường hợp ‘chiêu đãi’ đoàn thanh tra của trung ương trước khi kết thúc công việc bằng một đêm ‘vui vẻ’ với các cô gái xinh đẹp tại khách sạn,” ông nói và cho biết đã “cử ngay” cán bộ tìm hiểu.
Ông cam kết “nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác”.
Từ bên ngoài, giới quan sát chú ý đến vai trò và thái độ của ông Sang từ mấy năm qua liên quan đến chính trị nội bộ của Việt Nam.
Trong tài liệu ngoại giao Hoa Kỳ hồi 2010 do Wikileaks tiết lộ, giới chức Bấm Mỹ nhận xét cả hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang đều không ủng hộ cải cách chính trị ở mức như là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Tuy thế, họ đều ”thực dụng, theo kinh tế thị trường, và đều muốn có thêm những bước tiến trong quan hệ với Hoa Kỳ”, theo tài liệu được Wikileaks công bố mà cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều không thừa nhận.
Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết Đào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét