Pages

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Thấy gì qua chuyện con gái Tô Huy Rứa bị buộc phải từ chức sau 2 tháng ???


Châu Xuân Nguyễn
Vinaconex là một cty của Bộ Xây Dựng đã cổ phần hóa. Một khi cty và tập đoàn cổ phần hóa thì khi có Ban Quản Trị bất tài, họ chỉ cần áo ạt bán cổ phiếu thì giá cổ phiếu của cty đó sụt thê thảm và HĐQT còn lại không còn sự chọn lựa nào hơn là phải “mời” người bất tài đó từ chức, đây là một áp lực mạnh, rất mạnh, mạnh hơn cả sự áp đặt từ bộ Chính Trị của Tô Huy Rứa.
Đó là giải pháp tôi nói 3 năm nay là cổ phần hóa, bán hay giải thể tất cả DNNN thì con ông cháu cha sẽ không được bổ nhiệm vào mà ăn cắp tiền của cty, vì nếu làm thế thì thơ ký hay thủ quỷ hay kế toán sẽ tố giác, vì họ có bổn phận đầu tiên và tiên quyết với tập hợp cổ đông. Và chính vì cấu trúc của cổ đông lên tới hàng ngàn, hàng chục ngàn hay hàng trăm ngàn nên không cán bọ nào ngay cả BCT có thể khuynh đảo họ. Còn Tập đoàn thì được mua quan bán tước bởi 3 Dũng, cống nạp, lại quả cho 3 Dũng đều đều, đó là một ổ tham nhũng mà 3 Dũng muốn duy trì cho một mình mình.
Melbourne
24.06.2012
Châu Xuân Nguyễn—————————

Con Ủy viên Bộ chính trị thành sếp lớn

Trang web Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết vào ngày 22/6, họ nhận được công văn của Vinaconex – PVC về việc công bố thông tin thay đổi nhân sự.
Theo đó, cô Tô Linh Hương thôi giữ chức vụ Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị kể từ ngày 21/6/2012.
Phó Tổng Giám đốc Bùi Anh Ninh sẽ làm thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2012-2017 kể từ ngày 22/6/2012.
Thời gian nắm chức Chủ tịch của cô Tô Linh Hương ngắn kỷ lục khi lẽ ra nhiệm kỳ kéo dài từ 2012 đến 2017.
Dư luận xôn xao
Hồi tháng Tư, dư luận bàn tán khi biết cô gái tốt nghiệp Học viện báo chí – tuyên truyền lại được bầu làm lãnh đạo một công ty chuyên về xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Cô Hương là con gái của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Ông Rứa, sinh năm 1947, từng phụ trách lĩnh vực lý luận của Đảng trong vị trí Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương.
Ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị Đảng CSVN tại Hội nghị Trung ương 9 hồi tháng 1/2009 và tái đắc cử tại Đại hội Đảng XI tháng 1/2011. Tháng 2/2011, ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Truyền thông trong nước không bình luận về việc này – một điều không ngạc nhiên ở một đất nước mà chuyện gia đình các quan chức chóp bu luôn được giữ bí mật.
Tuy vậy, các blogger và diễn đàn trong nước đặt câu hỏi đây là một tài năng tự phấn đấu hay được đưa lên nhờ thế lực của cha.
Nhân trường hợp cô Hương, dư luận trên mạng khi ấy cũng nhắc tên một số con cái quan chức đang có chức vụ cao một, hai năm gần đây.
Một số người khác có thề̉ kể đến là con gái của Thủ tướng đương nhiệm, bà Nguyễn Thanh Phượng, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt; hay ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng, con trai ông Nguyễn Văn Chi, ủy viên Bộ Chính trị khóa X.
Điểm đặc biệt của những lãnh đạo trẻ này là có học thức, được đào tạo bài bản, nhiều người du học tại các trường nổi tiếng thế giới.
Nhiều vị cũng tỏ ra năng động, nắm bắt được cơ hội.
Việt Nam là nước châu Á và ít nhiều chia sẻ với Trung Quốc có truyền thống để con cái các nhân vật cao cấp hoặc ‘công thần’ của chế độ cộng sản tiếp nối truyền thống chính trị gia đình, dù không rõ rệt như Bắc Triều Tiên.
Tại Trung Quốc, nhân vật được cho là sẽ lên làm Chủ tịch nước, chủ tịch Đảng nhiệm kỳ tới, ông Tập Cận Bình, là con của một cán bộ cao cấp lão thành, ông Tập Trọng Huân.
Con cháu các nhân vật cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Trung Quốc cũng công khai chiếm nhiều vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống quyền lực, tạo ra cái tên ‘Thái tử Đảng’ (Chinese princelings).

Không có nhận xét nào: