Pages

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Trung Quốc đang học Mỹ với "chiến lược hải giám"

Sơn trắng và in chữ bằng tiếng Anh màu xanh ở mạn thuyền, các tàu hải giám Trung Quốc gợi nhớ về những chiến thuyền của Mỹ vào thế kỷ trước. Những chiến thuyền này vốn được sơn trắng thể hiện quan điểm hòa bình của hải quân Mỹ, nhưng mục đích chính là thực hiện học thuyết của Tổng thống Roosevelt, cho phép thực thi tuyên bố chủ quyền của Mỹ đối với lãnh thổ nước ngoài. 
Ba năm trôi qua kể từ khi thất bại trong việc buộc tàu khảo sát đại dương USNS Impeccable của Hải quân Mỹ rời khỏi biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ ý định đòi chủ quyền hầu hết toàn bộ vùng biển, với cái gọi là ranh giới đường lưỡi bò tự vẽ ra. Mới đây nhất là căng thẳng bùng lên khi tàu Trung Quốc và Philippines chạm trán tại bãi cạn Scarborough, nơi cả hai nước đều đòi chủ quyền. Tranh chấp chỉ lắng dịu nhờ… bão, nhưng căng thẳng có thể sẽ lại bùng lên sau khi biển lặng.
Tuy nhiên, điều gây lo ngại không chỉ liên quan đến việc Trung Quốc gia tăng các tuyên bố chủ quyền trên toàn khu vực biển Đông mà còn liên quan đến sự gia tăng sức mạnh quân sự trên biển với trọng tâm là chiến lược phát triển lực lượng hải giám (CMS). CMS là cơ quan thực thi luật hàng hải của Trung Quốc được thành lập vào năm 1998.



Với kế hoạch sở hữu 16 máy bay và 350 tàu vào cuối năm 2015, hơn 15.000 nhân viên vào năm 2020, CMS sẽ có thể tiến hành những nhiệm vụ giám sát chặt chẽ khắp biển Đông. Theo báo Telegraph, hải giảm Trung Quốc đã theo dõi di chuyển của 1.303 tàu thuyền nước ngoài và 214 máy bay năm 2010, tăng so với tổng số 110 tàu được theo dõi năm 2007.

Giống chiến thuyền Mỹ thế kỷ trước

Sơn trắng và in chữ bằng tiếng Anh màu xanh ở mạn thuyền, các tàu hải giám gợi nhớ về những chiến thuyền của Mỹ thế kỷ trước. Những chiến thuyền này vốn được sơn trắng thể hiện quan điểm hòa bình của hải quân Mỹ, nhưng mục đích chính là thực thi học thuyết của Tổng thống Roosevelt, cho phép Mỹ có "quyền lực quốc tế", đặt các nước nhỏ dưới gót giầy của mình.

Những chiến thuyền này, sau được gọi là Đại hạm đội Trắng, cũng làm nhiệm vụ thực thi tuyên bố của Mỹ đối với lãnh thổ nước ngoài mà nước này đoạt được trong cuộc chiến Mỹ - Tây Ban Nha hồi năm 1898, trong đó có cả Philippines.
Một tàu hải giám của CMS. Ảnh: D.L
Trong số tàu hải giám của Trung Quốc, chiếc lớn nhất có chiều dài chỉ kém 20 m so với chiến thuyền USS North Carolina (222,1 m). Các tàu hải giám được vũ trang nhẹ, bên ngoài không được trang bị vũ khí lộ liễu nên chúng trông ít đe dọa hơn tàu bảo vệ bờ biển của Mỹ. Các tàu hải giám khác tương đối nhỏ, dài từ 78 đến 98 m nhưng đủ để đe dọa những tàu cá và có thể chứng minh tính hiệu quả đối với những tàu lớn hơn. 

Giám sát "kiêm" quấy rối

Hải giám cũng chứng minh sự táo bạo và tốc độ khi tiến hành quấy rối các tàu khác, dù cho đó là tàu cá nhỏ hay tàu to như USNS Impeccable dài 85,78 m của Mỹ. Tàu hải giám cũng đang theo dõi chặt chẽ những khu vực có tiềm năng lớn về dầu khí tại biển Đông. Tháng 3 năm nay, CMS đưa ra tuyên bố cho biết giám sát thành công việc "khai thác trái phép các mỏ dầu khí" tại vùng biển này.
Trong khi hoạt động hải giám được cho là chỉ giới hạn ở việc giám sát các tàu quân sự và thương mại đi lại trong khu vực, thì thông tin tuần trước cho thấy Trung Quốc sẵn sàng quấy rối các tàu thuyền qua biển Đông.
Báo The Hindu (Ấn Độ) cho hay, hồi đầu tháng một đoàn tàu hải quân Ấn Độ rời Philippines đến Hàn Quốc đã nhận một thông điệp bất ngờ từ một tàu chiến của Trung Quốc với nội dung "Hoan nghênh đến biển Đông". Báo này dẫn lời các thủy thủ trên tàu nói "giọng điệu của thông điệp là hoan nghênh, nhưng như thể chúng tôi vừa tiến vào vùng biển Trung Quốc vậy".

Chưa hết, tàu chiến này còn lẵng nhẵng đi theo các tàu Ấn Độ trong 12 giờ khi đi qua biển Đông. Hành động này khiến giới chức hải quân Ấn Độ ngạc nhiên vì chính họ sắp có cuộc gặp với hải quân Trung Quốc đối thoại hàng hải và tăng cường phối hợp diễn tập chống cướp biển tại Vịnh Aden ở Ấn Độ Dương. Tóm lại, với số lượng dự kiến 350 chiếc đến năm 2015 như đã nói trên đây, thậm chí là hơn cả số lượng tàu chiến của hải quân Mỹ thì hải giám Trung Quốc có thể theo dõi cũng như bám đuôi hầu hết tàu thuyền đi qua biển Đông. /VB(BDV)

Không có nhận xét nào: