Pages

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Tư lệnh Hạm đội 7: Đòi hỏi của TQ ở biển Đông là quá đáng

(GDVN) - “Có một số nước trên thế giới, tôi nghĩ rằng Trung Quốc là một trong số họ, theo quan điểm cuả chúng tôi thì những đòi hỏi quá mức của họ về lãnh hải cũng những hạn chế quá đáng (do họ đặt ra) không phù hợp với luật pháp quốc tế và không phù hợp với luật biển”
Luật Công ước biển Liên Hợp Quốc là một trong những con đường hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền hàng hải, nếu không có thể dẫn đến xung đột. Đó là phát biểu của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ngày hôm qua 15/6.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel J.Locklear III trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ngày 15/6
Sau buổi điều trần này, Đô đốc Samuel J.Locklear III đã chia sẻ với các phóng viên trong buổi họp báo tại Lầu Năm Góc quan điểm này như một phần nội dung điều trần của Hải quân Mỹ trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Liên Hiệp Quốc triển khai kí kết Công ước biển từ tháng 12/1982 và chính thức có hiệu lực từ 11/1994 sau khi đã có 60 quốc gia trên thế giới ký kết. 
Mỹ đã không phê chuẩn Công ước biển, nhưng thời gian gần đây ngày càng nhiều yêu cầu từ giới quân sự nước này kêu gọi Mỹ nên tham gia.
“Cần thiết phải có một khuôn khổ pháp lý ổn định cho các lĩnh vực hàng hải thuận lợi cho lợi ích quốc gia của Mỹ và bảo đảm quyền tiếp cận của chúng tôi đến các khu vực quan trọng này”, Đô đốc Locklear nói.
Trước đó, ngày 23/5 Ngoại trưởng Hillary Clnton, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Martin Dempsey đã có mặt trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ để hối thúc cơ quan lập pháp Mỹ thông qua Công ước biển Liên Hợp Quốc. 
“Các quy ước cụ thể về quyền lợi, quyền tự do và quyền sử dụng biển rất quan trọng đối với lực lượng của chúng tôi khi vận chuyển quá cảnh và hoạt động trong vùng biển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, Tư lệnh Hạm đội 7 chia sẻ.
“Quy ước là một thành phần quan trọng của một cách tiếp cận dựa trên luật pháp khuyến khích giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình”.
“Hơn nữa, quy ước một sự cân bằng hiệu quả của các quốc gia ven biển và các nước tuyên bố chủ quyền biển, khuôn khổ pháp lý ổn định mà chúng ta giúp cho hoạt động đàm phán thuận lợi đối với lợi ích của chúng ta, chúng ta nên tận dụng như là sự kiểm tra các bên liên quan có sự khẳng định, khiếu nại về biển, hàng hải quá mức”.
Chính vì Mỹ không phải là một nước tham gia ký kết Công ước biển Liên Hợp Quốc cho nên theo Tư lệnh hạm đội 7, “những thách thức của Hoa Kỳ chính là (tiếng nói của Mỹ) ít đáng tin cậy hơn so với những gì có thể”.
Tại diễn đàn an ninh Shangri-La quy tụ giới chức quân sự, học giả 28 nước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã một lần nữa đề cập khá rõ quan điểm của Mỹ với vấn đề biển Đông
Và do đó, tham gia Công ước biển Liên Hợp Quốc sẽ đặt Mỹ “ở một vị trí mạnh mẽ hơn trong việc tuân thủ các quy tắc chứa đựng trong nó, các quy tắc mà chúng tôi đã được bảo vệ từ bên ngoài ngay từ thập niên 80 trể về trước”, Đô đốc Locklear nói.
Vị Tư lệnh này còn đề cập đến các quy ước và “luật tục” thiết lập tiêu chuẩn cho tàu quân sự đi qua các vùng lãnh hải, các quần đảo và các eo biển lớn.
“Có một số nước trên thế giới, tôi nghĩ rằng Trung Quốc là một trong số họ, theo quan điểm cuả chúng tôi thì những đòi hỏi quá mức của họ về lãnh hải cũng những hạn chế quá đáng (do họ đặt ra) không phù hợp với luật pháp quốc tế và không phù hợp với luật biển”.
Những hạn chế này nếu được cộng lại với nhau và ban hành sẽ hạn chế việc sử dụng của cộng đồng quốc tế đối với 1/3 diện tích đại dương của thế giới, Đô đốc Locklear cho hay, và sẽ ảnh hưởng đến tất cả các eo biển lớn cũng như các đường biển truyền thống hàng hải, hải quân giữa các cảng.
Bản đồ vẽ 9 nét đứt, còn gọi là đường "lưỡi bò" do chính quyền tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc chế ra năm 1947, sau này chính phủ Trung Quốc vin vào làm cớ và ra sức hợp pháp hóa nó (phi pháp, phi lý)
Tất cả các quốc gia liên quan đều có quyền tự do hàng hải và họ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ nếu như các khiếu nại, tranh chấp không được giải quyết. Công ước biển Liên Hợp Quốc có thể hình thành cơ sở cho một diễn đàn quốc tế để các quốc gia thể hiện tuyên bố chủ quyền một cách cạnh tranh.
Theo quan điểm của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, có đủ nguồn lực hàng hải cho tất cả mọi người (các nước) trên thế giới và các vụ tranh chấp chủ quyền nên được giải quyết một cách hòa bình.
Trả lời một câu hỏi về quan hệ hợp tác quân sự Mỹ - Trung Quốc, Đô đốc Locklear cho hay, “Tôi mong muốn tiếp tục đối thoại và thực hiện một số chuyến thăm. Tôi có kế hoạch thăm Trung Quốc trong vòng vài tuần tới theo lời mời của họ.”
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương thăm Trung Quốc năm 2008, lúc đó là ông Timothy Keating. Mặc dù các chuyến thăm viếng quân sự cấp cao giữa hai nước vẫn diễn ra, song không có đột phá nào được thực hiện vì những khác biệt quá lớn và các mâu thuẫn lợi ích nảy sinh giữa Mỹ và Trung Quốc
Chuyến thăm sẽ đề cập, thảo luận về "tuyên bố của quân đội hai bên và tất cả các vấn đề khác xung quanh đó", ông nói, “Một mối quan hệ đối tác phong phú giữa hai quốc gia là "rất quan trọng" cho an ninh châu Á-Thái Bình Dương”, Đô đốc Locklear cho biết.
"Tôi nghĩ rằng những tin tức tốt lành là, chúng ta đang ở một vị trí mà trong những tháng tới, những năm tiếp tiếp theo sẽ vẫn có một cuộc đối thoại phong phú," ông nói thêm.
Tranh chấp lãnh hải trên biển Đông trong điều kiện hiện nay là một thế cờ hết sức phức tạp và bị chi phối của nhiều yếu tố, bên trong cũng như bên ngoài khu vực.


Tập trận chung Mỹ - Philippines 25/4. Philippines đang nỗ lực nâng cao năng lực quốc phòng, dựa vào nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ từ bên ngoài, đặc biệt là Mỹ - Nhật Bản. Nhưng nếu cho rằng dựa vào Mỹ đế chống Trung Quốc sẽ là một sai lầm, chỉ có thể lợi dụng xu thế Mỹ quay lại biển Đông để củng cố khả năng phòng thủ cho mình và nâng cao vị thế trên bàn đàm phán
 Những phát biểu vừa rồi của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Locklear và những động thái của giới chức cấp cao Washington thời gian qua cho thấy Mỹ đặc biệt quan tâm đến biển Đông nói riêng, châu Á - Thái Bình Dương nói chung.
Tuy nhiên, Mỹ quan tâm theo cách của Mỹ, tức là vì Mỹ có lợi ích trong đó. Ngoài tự do hàng hải, thì việc kiểm soát các đại dương lớn chính là biểu tượng, cũng là thực quyền của siêu cường số 1 thế giới kiểm soát các hoạt động toàn cầu.
Nếu thực tế Mỹ là siêu cường số 1 hiện nay là điều không thể phủ nhận và Trung Quốc đang là một cường quốc mới nổi rất muốn cạnh tranh với Mỹ, đang có tham vọng vươn ra đại dương là việc người Mỹ đã thấy rất rõ và không muốn nó xảy ra.
Biển Đông với vị thế chiến lược trọng yếu, cửa ngõ nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương trở thành tâm điểm sự chú ý của Mỹ khi Washington thấy Trung Quốc đang có hơi hướng mở đột phá khẩu xuống phía Nam vì mé Đông Bắc vẫn còn Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đứng sau là Mỹ án ngữ trước mặt, khó vượt qua hơn.
Tàu sân bay USS George Washington - biểu tượng sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương và sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ trong khu vực
Mỹ quan tâm tới biển Đông, có những hình thức can thiệp thích hợp về bản chất là một xu thế các bên liên quan có thể và nên tận dụng để nâng cao tiếng nói, vị thế của mình trong đàm phán với Trung Quốc về biển đảo, tránh để Trung Quốc bẻ từng chiếc đũa.
Nếu cho rằng Mỹ vì một nước nào đó, một bên nào đó mà động binh với Trung Quốc thì thực sự ngây thơ, vì 2 cường quốc xung đột với nhau, để rồi Mỹ được cái gì? 
Vì vậy những luận điệu của truyền thông Trung Quốc về cái gọi là các bên liên quan "lôi kéo, dụ dỗ" Mỹ can thiệp vào vấn đề biển Đông chỉ là sự tưởng tượng, kết quả của một sự sợ hãi do âm mưu bất chính thôn tính biển Đông khó thành nên họ mới phải ra sức loa lên như vậy. /Hồng Thủy

Không có nhận xét nào: