Pages

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Việt Nam phải làm vững lòng các đối tác dầu khí


Giáo sư Carlyle Thayer
Việt Anh


Mặc dù rất bận rộn với hội thảo An ninh hàng hải tại biển Đông do trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức tại Washington (Mỹ) ngày 28.6, nhưng giáo sư Carlyle Thayer (học viện Quốc phòng Australia) vẫn dành thời gian trả lời Sài Gòn Tiếp Thị. Ông nhắn nhủ, Việt Nam cần điều ngay tàu tuần tra của cảnh sát biển tới các điểm mà Trung Quốc lên kế hoạch khai thác, ở vùng đặc quyền kinh tế, để làm yên lòng các đối tác dầu khí của Việt Nam.


Ông nhận định hành động mới này của Trung Quốc như thế nào? Vì sao họ lại thực hiện vào thời điểm này?

Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã cố gắng vận động hành lang để Chính phủ Việt Nam không thông qua luật Biển. Khi họ nhận thấy Quốc hội Việt Nam có thể thông qua luật này thì họ đã chuẩn bị một hồi đáp “ăn miếng trả miếng”. Hy vọng của Trung Quốc là làm rối các vùng nước mang tính pháp lý (hợp pháp) bằng cách gây ra tranh chấp và làm suy yếu các tuyên bố của Việt Nam về chủ quyền và quyền chủ quyền ở vùng đặc quyền kinh tế.

Trung Quốc đang tiến gần hơn tới mục tiêu: khiến cho cộng đồng quốc tế nhầm lẫn về vùng có tranh chấp và không có tranh chấp ở biển Đông, ông có đồng tình vậy không?

Việt Nam đã tuyên bố và chỉ rõ những lô mà Trung Quốc mời thầu dầu khí là hoàn toàn phi pháp. Đó là khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Các hành động của Trung Quốc đang vừa có vẻ tiến, vừa có vẻ lùi. Gần đây Trung Quốc cho thấy các dấu hiệu về việc cân nhắc lại tuyên bố về đường lưỡi bò. Trung Quốc đã tranh luận rằng mình có chủ quyền với các đảo, đá và các vùng liền kề. Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng quả quyết rằng không có nước nào có yêu sách với toàn bộ biển Đông. Các hành động mới đây của công ty CNOOC thể hiện cho một sự quay lại với lập luận rằng, Trung Quốc có quyền mang tính lịch sử với toàn bộ biển Đông, kể cả nếu có xâm phạm đến vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển.

Ông có thấy mối liên kết giữa hành động của CNOOC và sự vắng mặt của lãnh đạo Trung Quốc ở hội nghị Shangri La ở Singapore hồi đầu tháng và sự kiện bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm Cam Ranh giữa tháng 6 này?

Tôi không nghĩ rằng chúng ta phải kết nối tất cả các điểm với nhau. Trung Quốc không có bộ trưởng Quốc phòng đến đối thoại Shangri La bởi vì ông ta cần phải có mặt ở Trung Quốc vì các vấn đề chính trị nội bộ cấp thiết. Đó là điều mà Trung Quốc tuyên bố.

Tuy nhiên, không nghi ngờ gì nữa, rõ ràng là bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không muốn đối mặt với chỉ trích về bãi cạn Scarborough. Không một đại diện nào của lực lượng quân đội Trung Quốc can dự, tất cả các tàu của Trung Quốc đều là dân sự. Cuối cùng, Shangri La đã có phiên đặc biệt về biển Đông mà ở đó Thượng nghị sỹ Mỹ và bộ trưởng Quốc phòng Philippines đều phát biểu. Trung Quốc thì vẫn phản đối thảo luận đa phương về biển Đông.

Còn về bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc có thể chỉ trích mạnh mẽ Việt Nam về việc đã chào đón bộ trưởng Panetta nếu ông ta định đến Trung Quốc (mà không đến).

Tình hình căng thẳng sẽ tiến đến mức nào, thưa ông? Và Việt Nam cần phải làm gì, đặc biệt khi Trung Quốc có vẻ càng ngày càng trơ tráo, tiến thẳng đến mục tiêu độc chiếm biển Đông?

Tôi nghĩ việc CNOOC mời thầu 9 lô phải được xem xét như là một chủ ý chính trị. Không công ty dầu khí thương mại lớn nào can dự đến khu vực có tranh chấp. Việt Nam cần phải tiếp tục khẩn trương phái tàu tuần tra từ lực lượng Cảnh sát biển ra biển Đông để duy trì sự hiện diện ở vùng đặc quyền kinh tế của mình, đặc biệt ở các khu vực mà Trung Quốc đã lên danh sách để khai thác.

Các lô dầu của Trung Quốc chồng lấn lên các lô dầu mà Việt Nam đã từng cho phép ExxonMobile và GAZPROM vào. Cả hai công ty này cần được cam đoan lại là các khoản đầu tư của họ được bảo đảm. Các hành động của CNOOC đã tạo nên cuộc chiến mới về ngôn từ. Nhưng chúng không nghiêm trọng như vụ cắt cáp hồi giữa năm ngoái.

Các hành động của Trung Quốc sẽ bị chỉ trích ở diễn đàn Khu vực (AFR) tại Campuchia tháng 7 này. Các hành động của Trung Quốc cũng sẽ giúp củng cố thêm nghị lực của các thành viên ASEAN, các nước còn đang không chắc chắn về việc thảo ra một bộ quy tắc COC. Sự phản ứng của cộng đồng quốc tế cũng sẽ giúp ghìm giữ lại hành động tiếp theo của Trung Quốc.

Theo: SGTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét