Pages

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

VN tăng trưởng chậm 6 tháng đầu năm



Sáng ngày 29/6 tại Hà Nội đã tổ chức cuộc họp báo về vấn đề kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2012 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.

Theo Tổng cục Thống kê, mức tăng trưởng chậm chạp như hiện nay có nghĩa là nền kinh tế sẽ phải đạt mức 8.18% trong hai Quí cuối năm để đạt được chỉ tiêu của Nhà Nước, là một điều không thể thực hiện được.
Tăng trưởng Việt Nam trong sáu tháng đầu năm chỉ ở mức 4.38% ( 4% Quí I và 4.66% Quí II) , thấp hơn so với mức 5.9% cùng kì năm 2011 và chỉ tiêu 6 – 6.5% cho năm nay của Chính phủ Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng này là hậu quả của những vấn đề bất ổn của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm qua chưa được giải quyết triệt để, kèm theo bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế thế giới làm ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu trong nước.

Sự suy giảm mức tăng trưởng đã được Ngân hàng Thế giới báo trước, trong bối cảnh Việt Nam các Ngân hàng trong nước được chỉ đạo hạ lãi suất quyết liệt nhằm kiềm lạm phát tối đa.
Tìm sự cân bằng
Trong bài phỏng vấn với BBC ngày 27/6 ông Raphael Cecchi, trưởng nhóm chuyên gia của hãng phân tích kinh tế hàng đầu tại Bỉ ONDD cho biết sự suy giảm trong tốc độ tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu sẽ khiến cán cân xuất nhập khẩu bị nghiêng về hướng nhập siêu, gia tăng áp lực đối với tiền đồng, nhất là khi lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn còn khá thấp.
"Điều quan trọng đối với Chính phủ Việt Nam lúc này đó là tìm cách cân bằng giữa việc kích cầu tăng trưởng và giữ lạm phát ở mức độ ôn hòa để tránh sự thái quá trong quá khứ. "
Cũng trong cùng bài phỏng vấn, ông Cecchi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng giữa việc kích cầu tăng trưởng và nỗ lực giữ lạm phát ở mức ôn hòa như mô hình kinh tế tại các nước Ấn Độ, Trung Quốc để tránh sai lầm nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm mà Việt Nam đã vấp phải vào năm 2009.
Nhóm kinh tế gia của Capital Economics, trong cùng tháng đã đưa ra đánh giá rằng tăng trưởng chậm ở Việt Nam là dấu hiệu bình thường của chính sách ưu tiên đặt ổn định kinh tế vĩ mô lên trên tăng trưởng ngắn hạn Tuy nhiên cũng nhấn mạnh không nên nới lỏng tiền tệ quá nhanh, quá sớm.
Cải cách chậm chạp
Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh cho hay, hiện nay công cuộc cải tổ nền kinh tế vẫn đang diễn ra ở một tốc độ chậm chạp. Cụ thể ông cho hay đề án “Tái cấu trúc nền kinh tế” vốn dĩ mang tính chiến lược, rất quan trọng với nền kinh tế trong thời điểm hiện tai, dù đã được Quốc Hội đề xuất nhưng mãi vẫn không thấy Chính Phủ thông qua.
Các chuyên gia kinh tế thế giới cũng cho hay điểm yếu về dài hạn của Việt Nam, đó là sự vắng mặt của việc cải tổ bộ máy điều hành trong công cuộc cải cách tổng thể vốn đang diễn ra rất chậm chạp.
Các chuyên gia cũng cho hay sự yếu kém, thiếu minh bạch trong việc quản lí các tập đoàn quốc doanh sẽ còn là yếu tố nảy sinh các vụ tai tiếng tương tự Vinashin, Vinalines. Các yếu tố như mức độ tham nhũng cao, luật pháp thiếu chặt chẽ và thủ tục pháp lí rườm ra đang là những lí do gây quan ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét