Pages

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam


(GDVN) – Ngoài việc được biên chế hai hộ vệ hạm tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ, Quân chủng Hải quân còn được biên chế các tàu tên lửa cực kỳ cơ động đó là các tàu tên lửa cao tốc Molnya. Dưới đây là những hình ảnh mới nhất của loại chiến hạm mà Trung Quốc gọi là “ong độc” này.
Tàu tên lửa Molnya (NATO gọi là Tarantul V) của Hải quân nhân dân Việt Nam.. Đây là một trong hai tàu tên lửa cao tốc đầu tiên thuộc Project 1241.8 mà Việt Nam mua của Nga.

Hai chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul V mà Việt Nam đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do Việt Nam tự đóng theo công nghệ được chuyển giao.
Tàu tên lửa Molnya trong biên chế của Quân chủng Hải quân. So với những tàu tên lửa Molnya cơ sở thuộc Project 1241.1 mà Việt Nam nhận của Nga trước đó,  tàu Molnya thuộc Project 1241.8 có một số thay đổi đặc biệt là ở hệ thống vũ khí
Những tàu tên lửa cao tốc Molnya Project 12418 được lắp đặt hệ thống tên lửa Uran-E , vận tốc cận âm 3M-23E (SS-N-25 Switchblade). Tên lửa có khối lượng 600kg mang đầu đạn 145kg, được phóng từ container phóng/vận chuyển và có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 130km.
Ngoài ra các tàu tên lửa Molnya Project 12418 còn được trang bị 12 tên lửa phòng không…
Tàu tên lửa Molnya
Tàu tên lửa Molnya trong biên chế của Quân chủng Hải quân. Đây là một trong những tàu tên lửa Molnya thuộc Project 1241.1 (NATO gọi là tàu hộ tống lớp Tarantul I) mà Nga cung cấp cho Hải quân Việt Nam trong những năm 1999
Các tàu tên lửa Molnya được Nga chế tạo, sử dụng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Với lượng giãn nước chỉ hơn 500 tấn, tính cơ động cao, tấn công và sơ tán nhanh, Molnya có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội, tạo nên thế trận cực kỳ linh hoạt.
Tàu tên lửa cao tốc BPS-500 lắp ráp tại Việt Nam từ năm 1999 với kỹ thuật của Nga, tàu tên lửa cao tốc BPS-500 có chiều dài 62 m, tải trọng 517 tấn…
Tàu tên lửa cao tốc BPS-500
Pháo hạm Svetlyak thuộc lớp Project 10412 mang số hiệu HQ-261.
Pháo hạm Svetlyak thuộc lớp Project 10412
Tàu tên lửa Molnya, hộ vệ hạm tên lửa Đinh Tiên Hoàng
-
Ảnh độc chiến hạm Made in Việt Nam trang bị Kh-35 Uran
(Phunutoday) – HQ-381 là chiến hạm duy nhất thuộc lớp tàu BPS-500 được đóng ở Việt Nam mà không có chiếc thứ 2. Nó được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran, 1 khẩu 76,2 mm/59cal DP, 1 khẩu pháo 30 mm…..

Giữa Tháng Mười, 2003, Việt Nam đã đặt mua 10 tàu tấn công cao tốc của Nga do công ty Vympel vẽ kiểu. Theo thỏa thuận, các tàu chiến này sẽ được sản xuất ngay tại Sài Gòn (Saigon Shipbuilding Company) với bản vẽ có bí danh là chiến hạm loại BPS-500

Nhưng chỉ có 1 chiếc được hoàn thành

Được lắp ráp tại Việt Nam với kỹ thuật của Nga, tàu tên lửa cao tốc BPS-500 có chiều dài 62 m, tải trọng 517 tấn, được trang bị động cơ diesel MTU cho phép tàu có thể đạt tốc độ 35 hải lý/h và tầm hoạt động lên đến 1650 dặm ở tốc độ 14 hải lý.

>Tàu tên lửa cao tốc BPS-500 là loại tàu được Nga thiết kế nhưng các công việc sản xuất do Việt Nam thực hiện. Tàu có kích thước 62 x 11 x 2.5 m, độ giãn nước 517 tấn. Sức đẩy của tàu gồm hai động cơ diesel, 2 động cơ phản lực waterjets với 19.600bhp. Tốc độ đi của tàu khá nhanh 32 hải lý/giờ

Chiến hạm lớp BPS-500 HQ-381

Tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran trên HQ-381

HQ-381 được trang bị 8 tổ hợp tên lửa Uran

hệ thống radar của tàu tên lửa cao tốc BPS-500

HQ-381 bắn đạn thật

Chiến hạm duy nhất thuộc lớp tàu tuần tra cao tốc BPS-500 ( ảnh: Giaoduc.net.vn, Trọng Thiết, TTVNOL)


-Chính sách biển và Hải quân Việt NamVietnamDefence - Chuyên gia Nga đánh giá sức mạnh hải quân Việt Nam hiện nay.
Chiến hạm HQ-012 Lý Thái Tổ huấn luyện trên biển
Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trong những năm gần đây. Có thể tự tin nói đến sự xuất hiện một trung tâm địa-chính trị mới của thế giới. Điều đó được quy định bởi sự tập trung tại khu vực này các tuyến giao thương hàng hải chủ chốt, các nguồn tài nguyên, dân số 600 triệu người và tiềm năng xung đột cao.
Tiềm năng xung đột được quy định một mặt bởi sự hiện diện của một số lượng đáng kể các mối đe dọa phi nhà nước (khủng bố quốc tế, cướp biển, buôn bán ma túy) và nội bộ quốc gia (bất ổn chính trị, các xung đột sắc tộc, tôn giáo chưa được giải quyết), mặt khác bởi sự đối kháng giữa các quốc gia, kể cả giữa một số quốc gia trong khu vực, lẫn các cường quốc ngoài khu vực.
Yếu tố chủ chốt của nền chính trị khu vực ở Đông Nam Á là sự gia tăng mạnh vai trò của đại dương thế giới. Eo biển Malacca và Biển Đông ở mức độ đáng kể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực, nhưng chúng cũng tạo ra phần lớn các nguy cơ đối với an ninh quốc gia và quốc tế. Chính các tuyến đường biển quy định vai trò lớn mà các cường quốc ngoài khu vực là Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ đang có ở đây. Không có gì ngạc nhiên khi các quốc gia trong khu vực đều “đã quay ra hướng biển” và dành sự chú ý ngày càng lớn cho chính sách biển.
Một trong các quốc gia then chốt ở khu vực lấy chính sách biển làm chỗ dựa là Việt Nam. Để phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia của một nước 90 triệu dân, việc phát triển tiềm năng biển nói chung và hải quân nói riêng sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong tương lai gần. Hơn nữa, sự phát triển sức mạnh hải quân của Việt Nam đã trở thành yếu tố quan trọng trong “ván cờ lớn” của ba gã khổng lồ Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.
Hai tàu chiến uy lực nhất của Hải quân Việt Nam hiện nay
HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ huấn luyện trên biển

Chính sách biển 
Về truyền thống, Việt Nam xưa nay vốn dĩ vẫn là quốc gia hải quân yếu và sự yếu kém này đã không chỉ một lần ảnh hưởng tai hại đối với an ninh quốc gia của Việt Nam. Thời chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, ưu thế trên biển hiển nhiên đã cho phép Mỹ tự do tiến hành chuyển quân và tấn công bờ biển miền Bắc Việt Nam. Năm 1974, sau một cuộc va chạm nhỏ giữa các tàu chiến của Việt Nam cộng hòa và Trung Quốc, Trung Quốc đã thiết lập quyền kiểm soát đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979, Việt Nam đã thể hiện được sức mạnh của lực lượng vũ trang của mình ở trên bộ và sự yếu kém trên biển, điều đó đã được bù đắp bởi sự hiện diện của một binh đoàn tàu chiến lớn của Liên Xô. Các chiến hạm Liên Xô đã bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển Việt Nam, giao thông vận tải của Việt Nam, cũng như kiềm chế hạm đội Trung Quốc. Các tàu Liên Xô cũng đã đóng vai trò lớn trong việc ngăn chặn Mỹ can thiệp vào cuộc chiến khi Mỹ duy trì sự hiện diện của cụm tàu sân bay do tàu sân bay Constellation dẫn đầu ở gần bờ biển Việt Nam trong 3 tháng.
Một trong những kết quả của cuộc chiến Trung-Việt là việc Hà Nội và Moskva ký kết hiệp định thành lập trạm bảo đảm vật chất-kỹ thuật của Hải quân Liên Xô ở Cam Ranh, căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài. Tuy nhiên, năm 1988, hạm đội Liên Xô đã không thể trợ giúp Việt Nam trong cuộc va chạm mới giữa các tàu chiến Việt Nam và Trung Quốc ở bãi đá Gạc Ma, trong đó Việt Nam lại thất bại và Trung Quốc kiểm soát được một bộ phận các đảo của quần đảo Trường Sa.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam đã có cách nhìn khác về sự cần thiết phát triển chính sách biển. Tấm gương điển hình đối với Việt Nam là trường hợp Singapore, quốc gia đã từ một mảnh đất nhỏ ở cực nam eo biển Malacca trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về GDP trên đầu người nhờ phát triển hạ tầng cảng biển và thương mại đường biển.
Khác với Singapore, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam có hạ tầng cảng biển cực kỳ yếu. Ba hải cảng lớn nhất của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng thua xa Hongkong, Tanjung Pelepas và Port Klang của Malaysia, Laem Chabang của Thái Lan về doanh thu và chất lượng dịch vụ. Sự tụt hậu này có tác động tiêu cực tới khả năng cạnh tranh của kinh tế Việt Nam và cản trở việc phát triển khai thác dầu mỏ và các tài nguyên khác.
Năm 1999, Chính phủ Việt Nam đã công bố chương trình 10 năm phát triển hạ tầng cảng biển và nó đã chỉ được thực hiện một phần. Mặc dù vậy, Việt Nam đã tìm được một đồng minh chiến lược là đối tác lâu đời Ấn Độ, quốc gia từ thập niên 1990 đã phát triển học thuyết “Hướng đông” và đang muốn bám trụ ở Đông Nam Á. Mùa thu năm 2011, tập đoàn dầu khí Videsh của Ấn Độ và PetroVietnam của Việt Nam đã ký hợp đồng đối tác 3 năm trong lĩnh vực thăm dò, khai thác các mỏ dầu khí ở Biển Đông.
Việc củng cố quan hệ giữa Hà Nội và New Delhi đã làm cho quan hệ Việt-Trung căng thẳng hơn nữa. Tờ báo China Energy News của Trung Quốc đã đăng bài kêu gọi Ấn Độ và Việt Nam hủy hợp đồng dầu khí này và đe dọa không cho thực hiện hợp đồng,
Mặc dù cả hai nước đều có chung ý thức hệ cộng sản, Trung Quốc vẫn là mối đe dọa chủ yếu đối với an ninh quốc gia của Việt Nam. Sau hơn 30 năm đối đầu, sự căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội ở Biển Đông đang gia tăng. Các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông, các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khiến cho Việt Nam ngày càng bất bình.
Ấn Độ cảm thấy ngày càng tự tin ở Đông Nam Á và vì Việt Nam họ sẵn sàng chấp nhận sự gia tăng căng thẳng nhất định trong quan hệ với Trung Quốc.
Một đối tác khác của Việt Nam trong cuộc đối đầu với các tham vọng của Trung Quốc trong khu vực là Mỹ. Sau khi Liên Xô tan vỡ, Hà Nội và Washington đã chủ trương vượt qua sự thù địch do chiến tranh để lại. Năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã thăm Việt Nam lần đầu tiên sau chiến tranh. Năm 2010 và 2011, Mỹ và Việt Nam đã tiến hành đợt huấn luyện hải quân chung mà lập tức bị giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc gọi là “không phù hợp”.
Xây dựng hải quân
Ban lãnh đạo Việt Nam nhận thức được rằng, Việt Nam không thể tham gia cuộc chạy đua vũ khí hải quân thực sự với Trung Quốc. Tuy nhiên, kinh nghiệm các cuộc xung đột trước đó cho thấy rằng, để bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình, Việt Nam phải có tiềm lực hải quân đủ mạnh. Trong những năm đầu 2000, Hà Nội chủ trương xây dựng một hạm đội ven bờ hiện đại và có khả năng chiến đấu cao. Đối tác chính của Việt Nam trong lĩnh vực này là Nga và ở mức độ thấp hơn là Ấn Độ.
Theo cách tiếp cận của Việt Nam, hạm đội là dùng để bảo vệ lãnh thổ ven bờ và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Việt Nam không cố gắng thiết lập ưu thế trên biển một khi xảy ra xung đột với Trung Quốc, nhưng dự định có được khả năng gây tổn thất đủ lớn cho đối phương và ngăn chặn Trung Quốc thi hành chính sách fait accompli (việc đã rồi). Đây sẽ là yếu tố kiềm chế quan trọng trong quan hệ Trung-Việt.
Ngoài đối phó với Trung Quốc, hạm đội Việt Nam phải có khả năng đối phó với các mối đe dọa trên biển phi truyền thống (buôn lậu, hải tặc, buôn bán ma túy…), cũng như sẵn sàng cho một cuộc xung đột ít có khả năng xảy ra song không thể loại trừ với một nước Đông Nam Á khác.
Theo các nhiệm vụ chính trị và quân sự được giao, Hải quân Việt Nam trong một thời gian dài thực tế chỉ là “hạm đội muỗi” với toàn tàu nhỏ, nay hướng đến thành lập một hạm đội tàu ngầm hùng mạnh, đóng các frigate hạng nhẹ và corvette hiện đại, cũng như các tàu xuồng trang bị pháo-tên lửa.
Tàu ngầm thông thường
Tàu ngầm Projekt 636 Varshavyanka
Dự án lớn nhất mà Việt Nam đang thực hiện trong lĩnh vực xây dựng hải quân là việc mua sắm từ Nga 6 tàu ngầm thông thường Projekt 636 Kilo.
Hợp đồng này được ký năm 2009, trị giá 1, 8 tỷ USD, tàu ngầm đầu tiên đã được khởi đóng tại Admiralteiskye Verfi ở St. Petersburg vào tháng 8/2010.
Nga cũng sẽ hỗ trợ xây dựng căn cứ tàu ngầm và hạ tầng đi kèm tại Việt Nam. Chi phí xây dựng căn cứ ước 1,5-2,1 tỷ USD.
Các tàu ngầm thông thường hiện đại được trang bị tên lửa chống hạm (các tàu ngầm Việt Nam nhiều khả năng sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Club-S), là một trong những chủng loại vũ khí trang bị hải quân tối ưu nhất xét từ giác độ hệ số chi phí/hiệu quả.
Khi cần, Việt Nam sẽ có thể bảo đảm sự hiện diện thường xuyên của một số tàu ngầm ở ngoài khơi, điều này sẽ cho phép trong trường hợp xung đột tranh giành ưu thế cục bộ trên biển của Trung Quốc trong một thời gian nhất định.
Ấn Độ với hải quân sở hữu 10 tàu ngầm thông thường do Nga đóng cũng sẽ giúp đỡ Việt Nam khai thác tàu ngầm Nga và đào tạo các thủy thủ đoàn. Cũng cần lưu ý rằng, Hải quân Việt Nam còn có trong biên chế 2 tàu ngầm siêu nhỏ lớp Yugo mua từ CHDCND Triều Tiên vào năm 1997.
Tàu chiến biển xa 
Thành phần quan trọng thứ hai của hạm đội đổi mới Việt Nam là các tàu chiến lớp corvette hạng nặng/frigate hạng nhẹ. Năm 2011, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 2 tàu hộ vệ lớp Projekt 11661E Gepard 3.9 đóng tại Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky theo thiết kế của Viện thiết kế Zelenodolsk (ZPKB). Hợp đồng này trị giá 350 triệu USD được ký vào năm 2006.
Các chiến hạm này trong biên chế Hải quân Việt Nam được đặt tên lửa HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ, có lượng giãn nước 2.100 tấn và tốc độ tối đa đến 27 hải lý/h. Vũ khí chính của tàu là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với cơ số đạn gồm 8 quả tên lửa chống hạm Kh-35E.
Chiến hạm HQ-011 Đinh Tiên Hoàng
Sau khi nhận được 2 tàu Gepard đầu tiên, Việt Nam đã chuyển điều khoản phụ của hợp đồng thành hợp đồng cứng, đóng thêm 2 tàu loại này. Khác với 2 tàu đầu tiên, các tàu này sẽ có vũ khí chống ngầm mạnh hơn.
Mùa thu năm 2011, có tin Việt Nam đang đàm phán với công ty Damen Schelde Naval Shipbuilding của Hà Lan về khả năng mua sắm 4 chiến hạm lớp SIGMA, loại tàu đang được đóng cho Indonesia và Morocco. Lớp tàu này có một số biến thể với lượng giãn nước từ 1.700-2.400 tấn.
Tàu hộ tống lớp SIGMA
Xét về tính năng và vũ khí, các tàu lớp SIGMA tương đương với Gepard của Nga, nhưng có giá cao hơn: tùy thuộc biến thể cụ thể, Việt Nam sẽ phải trả cho các tàu này 230-400 triệu USD/chiếc. Nếu hợp đồng sẽ được ký kết thì 2 tàu SIGMA đầu tiên dự định đóng ở Hà Lan, 2 tàu còn lại đóng tại Việt Nam.
Nhiều chuyên giá đánh giá khá thấp tiềm lực chiến đấu của các tàu Geparad và SIGMA khi chê trách các hệ thống chống ngầm và phòng không là yếu. Được đánh giá ngược lại lớp tàu corvette hạng nặng/frigate hạng nhẹ là các tàu ngầm thông thường và tàu xuồng tên lửa cỡ nhỏ. Tuy nhiên, các tàu chiến nổi biển xa cũng có hàng loạt ưu thế mà người ta thường không chú ý.
HQ-012 Lý Thái Tổ
Khác với các tàu xuồng tên lửa nhỏ, các tàu như Gepard của Nga có khả năng tiến hành tuần tra khá lâu ở khoảng cách khá xa bờ biển Việt Nam. Có trong tay 4-8 tàu chiến loại này, Việt Nam có khả năng bảo đảm sự hiện diện của 1-3 tàu ở Biển Đông. Kinh nghiệm đụng độ với hạm đội Trung Quốc năm 1974 và 1988 đã cho thấy rằng, các cuộc va chạm hải quân quy mô nhỏ có thể có những hậu quả chính trị lâu dài. Sự hạn chế về thời gian, lực lượng tham gia và tổn thất của cả hai phía của các cuộc đụng độ đó đã cho phép Trung Quốc thực thi thành công chính sách “việc đã rồi” mà không thèm chú ý đến cộng đồng quốc tế.
Việc Việt Nam sở hữu các tàu chiến biển xa hiện đại, được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm uy lực mạnh làm tăng mạnh rủi ro đối với hạm đội Trung Quốc và làm giảm xác suất tiến hành một chiến dịch chóng vánh hiệu quả theo kịch bản năm 1974 và 1988. Hơn nữa, khác với tàu ngầm, các tàu chiến mặt nước là biểu hiện dễ thấy nhất của sức mạnh hải quân của quốc gia.
Các tàu ngầm có khả năng đóng vai trò then chốt trong trường hợp nổ ra xung đột, nhưng không phải là công cụ hiệu quả để ngăn chặn nó. Ta nên nhớ lại cuộc khủng hoảng năm 1977 xung quanh quần đảo Falklands/Malvinas, khi mà sự hiện diện của một tàu ngầm nguyên tử Anh đã không giúp gì nhiều trong việc kiềm chế xung đột và đã không thể ngăn chặn cuộc chiến tranh năm 1982.
Ngoài ra, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, các chiến hạm mặt nước cỡ lớn là công cụ ngoại giao hải quân và phô trương sức mạnh quốc gia, cũng như là biểu tượng dễ thấy của uy thế quốc gia phục vụ tuyên truyền đối nội.
Hiện tại, Hải quân Việt Nam còn sở hữu 5 tàu hộ vệ lạc hậu Projekt 159 (3 tàu 159А và 2 tàu 159АE, HQ-09/11/13/15/17) mà Liên Xô chuyển giao trong thập niên 1960-1970. Các tàu này sắp tới chắc chắn sẽ bị loại khỏi biên chế hạm đội Việt Nam.
Hệ thống tên lửa bờ biển K-300P Bastion-P

Các tàu ven bờ và các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển
Nền tảng của hạm đội Việt Nam là các tàu xuồng tên lửa cỡ nhỏ do Liên Xô và Nga đóng.
Trong những năm 1990-đầu những năm 2000, Hải quân Việt Nam đã mua của Nga 6 tàu tên lửa Projekt 1241RE (HQ-371-374/377/378), mỗi tàu mang 4 tên lửa chống hạm P-20M. Giá rẻ, khai thác đơn giản và sức mạnh hỏa lực cao của các tàu tên lửa Nga này đã tạo điều kiện cho việc ký kết vào năm 2005 hợp đồng lớn cung cấp 12 tàu tên lửa Projekt 1241.8. Hợp đồng này ước trị giá khoảng 1 tỷ USD.
Hai tàu đầu tiên (HQ-375/336) được đóng tại Nhà máy đóng tàu Vympel ở Rybinsk, Nga và được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2007-2008. Từ năm 2010, Việt Nam đã bắt đầu đóng theo giấy phép một loạt 10 tàu loại này. Projekt 1241.8 có sức mạnh hỏa lực tăng mạnh so với các tàu Projekt 1241RE. Thay cho 4 tên lửa chống hạm P-20, Projekt 1241.8 được lắp 16 tên lửa chống hạm Kh-35.
Tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 của Hải quân Việt Nam
Các tên lửa chống hạm Kh-35 của Nga là nền tảng tiềm lực chiến đấu của Hải quân Việt Nam. Loại tên lửa dưới âm nhỏ này có tầm bắn 130 km, còn biến thể hiện đại hơn là Kh-35UE có tầm bắn 260 km. Tên lửa chống hạm Kh-35 cho phép tác chiến hiệu quả chống các tàu chiến mặt nước có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và các tàu hỗ trợ có lượng giãn nước đến 10.000 tấn của đối phương.
Năm 2004-2008, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga đã cung cấp cho Việt Nam 120 quả tên lửa chống hạm Kh-35E. Tháng 10/2010, Nga và Việt Nam đã ký hiệp định liên chính phủ về việc hợp tác phát triển và sản xuất hệ thống tên lửa Uran-EV trang bị tên lửa chống hạm Kh-35EV phục vụ riêng cho nhu cầu của hạm đội Việt Nam.
Bệ phóng tên lửa chống hạm Kh-35E / Uran-E trên tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ
Cần lưu ý đến một thành phần quan trọng nữa của Hải quân Việt Nam – đó là  các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P Bastion-P trang bị tên lửa chống hạm siêu âm hạng nặng Yakhont có tầm bắn đến 300 km do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng NPO Mashinostroernia phát triển.
Hợp đồng cung cấp 2 hệ thống Bastion-P trị giá gần 300 triệu USD đã được ký vào năm 2005 và hoàn thành vào năm 2010-2011.
Có khả năng đến năm 2015, Nga sẽ bán thêm cho Việt Nam các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động.
K-300P Bastion-P
Trong thành phần của hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P gồm có 4 xe bệ phóng lắp trên khung gầm xe MZKT-7930 (mỗi bệ phóng mang 2 tên lửa), 1 xe chỉ huy chiến đấu, các xe tiếp đạn. Bản thân các tên lửa được cất giữ trong các ống phóng kín, tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác và tăng hạn sử dụng cho tên lửa chống hạm. K-300P có thể được tăng cường hệ thống phát hiện tầm xa ngoài đường chân trời và bám mục tiêu mặt nước Monolit-B triển khai trên bờ biển hoặc hệ thống chỉ thị mục tiêu lắp trên trực thăng.
Các tàu tuần tra và tàu pháo 
Năm 1999-2001, Việt Nam đã tiến hành đóng 2 tàu tuần tra PS-500 (HQ-381/383) theo thiết kế của Viện thiết kế phương Bắc (SPKB) có lượng giãn nước gần 500 tấn. Các tàu lớp này có vũ khí tên lửa và pháo mạnh (tên lửa chống hạm Kh-35, các ụ pháo 76 mm và 30 mm) và có tính năng đi biển cao nhờ 2 ống dẫn tiến phụt nước mạnh và hình dáng thân kiểu chữ V sâu.
Việt Nam đang hoàn tất dự án đóng 6 tàu tuần tra Projekt 10412 Svetlyak do Viện thiết kế hải quân trung ương Almaz của Nga thiết kế. Các tàu nhỏ này có lượng giãn nước gần 400 tấn, dùng để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ bờ biển và  không được trang bị vũ khí tên lửa mạnh. Hai tàu đầu tiên (HQ-261/263)đã đóng xong năm 2002, 2 chiếc tiếp theo (HQ-264/265) hoàn thành vào năm 2011. Cặp tàu thứ ba đang đóng hoàn thiện tại Vladivostok, Nga và sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2012. Chi phí đóng 6 tàu này là gần 110 triệu USD
Hai tàu tuần tra lớp Projekt 10412 mang số hiệu nhà máy 044, 045 tại Nga
trước khi bàn giao cho Việt Nam ngày 20.10.2011
Tháng 1/2012, Hải quân Việt Nam được chuyển giao tàu pháo đầu tiên lớpTT400TP là HQ-272. Tàu này có lượng giãn nước gần 400 tấn, được trang bị 1 ụ pháo 76mm và 1 ụ pháo 30 mm. Tàu này do Nhà máy đóng tàu Z-173 thuộc Công ty đóng tàu Hồng Hà ở Hải phóng tự thiết kế. Dự kiến, Việt Nam sẽ đóng thêm ít nhất 2 tàu loại này. Tàu này được thiết kế dựa trên các thiết kế PS-500 và Projekt 10412 của Nga.
Tàu HQ-272 thử nghiệm trên biển
Năm 1979-1983, Hải quân Việt Nam đã nhận được 8 tàu tên lửa Projekt 205 (lượng giãn nước gần 200 tấn, vũ khí gồm 4 tên lửa chống hạm P-15 và 2 ụ pháo 30 mm) và 16 tàu phóng lôi Projekt 206 (lượng giãn nước gần 150 tấn, vũ khí gồm 4 ống phóng lôi 533 mm và 2 ụ pháo 30 mm). Các tàu này sẽ được loại khỏi biên chế.

Không quân hải quân
Nền tảng không quân hải quân của Hải quân Việt Nam là các trực thăng đa năng Ка-28 của Nga, dùng để triển khai trên các tàu hộ vệ Projekt 11661E Gepard 3.9. Chức năng chính của các trực thăng này là chống ngầm, ngoài ra còn có biến thể trực thăng radar phát hiện tầm xa Ка-31.
Năm 2010, Việt Nam đã ký với Công ty Viking Air của Canada hợp đồng mua 6 máy bay tuần tra hạng nhẹ DHC-6 Twin Otter. Các máy bay này sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2012-2014. Hợp đồng có trị giá ước 30-40 triệu USD. Các máy bay này sẽ là thành phần quan trọng của hệ thống nắm bắt thông tin tình hình tại các vùng biển ven bờ của Việt Nam.
Máy bay tuần tra hạng nhẹ DHC-6 Twin Otter Series 400
Ngoài các chiến hạm thuộc các lớp cơ bản, Việt Nam còn sở hữu một đội tàu hỗ trợ, xuồng tuần tra  và tàu quét lôi mà việc đánh giá chúng chưa được thực hiện ở đây.
Như vậy, Hải quân Việt Nam đang trong tình trạng phát triển mạnh mẽ và quá độ từ một hạm đội ven bờ lạc hậu, không có khả năng bảo vệ thích đáng ngay cả vùng biển chủ quyền sang một hạm đội khu vực không lớn, nhưng hiện đại và đủ mạnh. Vào cuối thập kỷ này, Hà Nội dự định xây dựng được một hạm đội mà bản thân sự hiện diện của nó sẽ buộc Bắc Kinh kiềm chế, từ bỏ những mưu toan thiết lập thiết lập quyền kiểm soát đối với Biển Đông bằng vũ lực.
  • Nguồn: Sát nách con rồng / Prokhor Yurevich Tebin, nghiên cứu sinh Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga // NVO, 20.4.2012.
LAST UPDATED ( 12:44 PM, 20/04/2012)
-Mạng TQ đánh giá lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam -Những khả năng của K-300P Bastion là một mối đe dọa lớn đối với tàu chiến chúng ta, chúng ta không được chủ quan và xem nhẹ đối phương
(ĐVO) Sau khi báo giới Nga loan tin, Việt Nam tiếp tục mua lô thứ 2 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động K-300P Bastion. Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã cảnh báo rằng, Trung Quốc cần phải tìm biện pháp để đối phó với hệ thống tên lửa chống hạm tối tân này.
Một bài viết trên trang mạng Xinjunshi đã phân tích các tính năng của hệ thống K-300P Bastion. Theo đó, đây là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển được thiết kế bởi Cục thiết kế NPO cùng với đối tác Belarus.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ngoài Nga sở hữu hệ thống phòng thủ bờ biển tối tân này. Hệ thống sử dụng tên lửa chống hạm đa năng P-800 Yakhont. Tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu tàu chiến mặt nước cũng như các mục tiêu trên đất liền.
Mạng quốc phòng TQ cảnh báo K-300P Bastion là mối đe dọa lớn đối với tàu chiến của nước này.
Tên lửa có hai chế độ hành trình khác nhau, ở chế độ bay thấp, tầm bắn tối đa 120km, trong chế độ bay hỗn hợp tên lửa có tầm bắn lên đến 300km. Hệ thống có thời gian triển khai sẳn sàng chiến đấu chỉ trong 5 phút. Một khẩu đội K-300P Bastion có thể phóng đi 8 tên lửa chống hạm chỉ trong thời gian 2,5 giây.
Tên lửa P-800 Yakhont có tốc độ lên đến 2,5 lần tốc độ âm thanh, ở chế độ bay cao, tốc độ của tên lửa tới 780m/giây, khoảng 2808 km/giờ, ở chế độ bay thấp, tốc độ tên lửa ở mức 680 m/giây, khoảng 2448km/giờ.
Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar bị động, radar này có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 50km, ăng ten của radar có khả năng quét góc phương vị ±45 độ. Một khi đã khóa mục tiêu, tên lửa sử dụng radar bị động để lao thẳng đến mục tiêu. Việc sử dụng đầu dò radar bị động khiến tên lửa có khả năng kháng nhiễu rất cao.
Mỗi tổ hợp K-300P Bastion có khả năng quản lý đường bờ biển dài 600km.
Sau khi phóng đi, toàn bộ thệ thống có thể rút khỏi vị trí và giao việc dẫn hướng tên lửa cho máy bay trực thăng.  Khả năng cơ động cao trên khung gầm xe MZKT của Belarus khiến việc phát hiện vị trí phóng của đối phương cực kỳ khó khăn.
Trang mạng Xinjunshi bình luận, những mối đe dọa với tàu chiến Trung Quốc bao gồm, khả năng tấn công tầm xa 300km, hệ thống dẫn hướng chính xác với khả năng kháng nhiễu tốt.
“Những khả năng của hệ thống K-300P Bastion thực sự là một mối đe dọa rất lớn đối với tàu chiến chúng ta, chúng ta không được xem nhẹ và chủ quan đối với vấn đề này”. Trang mạng này đã bình luận như vậy.
Những hệ thống phòng thủ ven bờ như 4K44B REDUT vẫn là mối đe dọa lớn cho bất cứ chiến hạm  nào.
Ngoài ra, trang mạng quốc phòng Trung Quốc cảnh báo thêm, trong biên chế lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam còn có một số hệ thống tên lửa chống hạm được chuyển giao từ thời Liên Xô như  4K51 Rubezh và đặc biệt là biến thể 4K44B REDUT có tầm bắn lên đến 500km. Tuy rằng các biến thể này đã lạc hậu phần nào so với hiện tại, nhưng đây vẫn là những mối đe dọa cho bất kỳ chiến hạm nào nằm trong tầm bắn của nó.
Quốc Việt (theo Xinjunshi
-SIPRI liệt kê số lượng vũ khí Việt Nam nhập khẩu Ngày 19/3/2012, SIPRI (Thụy Điển) đã công bố dữ liệu về thị trường vũ khí và trang thiết bị quân sự Việt Nam, giai đoạn 2007-2011 
(ĐVO) SIPRI – Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm 
Trong dữ liệu công bố của SIPRI cũng đã đề cập chi tiết về các dự án mua sắm và bàn giao các trang thiết bị quân sự giữa Việt Nam và những nước đối tác, trong đó, tập chung chủ yếu là việc cung cấp các loại vũ khí tiên tiến từ Nga.
Ngoài nhập khẩu vũ khí từ Nga, Romania, Ukraina và Canada cũng là những bạn hàng được SIPRI đề cập cụ thể đến các thời điểm mua bán và cung cấp vũ khí cho Việt Nam.
Dưới đây là bản báo cáo chi tiết được SIPRI cung cấp:
Không quân
Trong năm 2010, Việt Nam đã ký kết với Canada một hợp đồng mua 6 thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter (biến thể Việt Nam đặt mua là DHC-6-400). Dự kiến những máy bay đầu tiên loại này sẽ được bàn giao cho Việt Nam từ năm 2012 và sẽ hoàn thành giao đủ 6 máy bay đến năm 2014 (>> chi tiết).
Năm 2008, Việt Nam đã đặt mua của Romania 10 máy bay huấn luyện Yak-52. Trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011, nước bạn đã bàn giao đủ cho Không quân Việt Nam 10 chiếc Yak-52 theo hợp đồng.
Trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng không quân, năm 2009, Việt Nam đã đặt mua của Nga 8 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK/Flanker (biến thể Việt Nam đặt hàng là Su-30MK2V được tăng cường khả năng đánh biển) với giá trị từ 400-500 triệu USD, Nga đã hoàn thành bàn giao cho Việt Nam 8 máy bay này trong giai đoạn năm 2010-2011.
Tiếp tục tăng cường sức mạnh cho không quân, năm 2010 Việt Nam đặt mua thêm 12 chiến đấu cơ Su-30MK2V với giá trị 1 tỷ USD, trong số 12 máy bay của hợp đồng này, Nga đã bàn giao 8 máy bay cho Việt Nam trong năm 2011, 4 máy bay Su-30MK2V còn lại dự kiến sẽ được bàn giao nốt trong năm 2012.
Chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V.
Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý rằng, hồi đầu 3/2012 vừa qua, một chiếc Su-30MK2V Nga sản xuất cho Việt Nam, trong quá trình bay thử nghiệm để chuẩn bị bàn giao đã bị rơi (>> chi tiết).
Một số nguồn tin Nga cho rằng, có khả năng công ty Sukhoi sẽ tiếp tục lắp ráp thêm 1 chiếc Su-30MK2V để giao đủ 4 máy bay còn lại cho Việt Nam mà không vi phạm thời hạn bàn giao trong hợp đồng.
Năm 2011, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 40 quả tên lửa không đối hạm Kh-31A1 trong tổng số 80 qủa đã đặt hàng từ năm 2009. SIPRI lưu ý rằng, số tên lửa này bao gồm cả biến thể tên lửa chống radar Kh-31P, và sẽ được trang bị trên các chiến đấu cơ Su-30MK2V.
Năm 2010-2011, Việt Nam đã nhận được 150 quả tên lửa không đối không tiên tiến R-73 (AA-11 Archer) trong tổng số 250 quả tên lửa loại này được đặt hàng từ năm 2009. Số tên lửa R-73 cũng dùng để trang bị trên các máy bay Su-30MK2V.
Giai đoạn 2009-2011, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 100 quả bom có điều khiển KAB-500/1500, trong tổng số 200 quả đã đặt hàng từ năm 2009.
Phòng không
Năm 1996, Việt Nam đã đặt mua của Nga 400 tên lửa phòng không vác vai di động Igla-l (SA-16 Gimlet), trong số 400 tên lửa này đã có 340 tên lửa được Nga bàn giao cho Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1999-2011.
Cũng theo SPIRI, biến thể tên lửa hải đối không Igla (định danh NATO là SA-N-10) mà Việt Nam đặt mua sẽ được lắp đặt trên các chiến hạm BPS-500 (Ho-A), tàu tuần tra Svetlyak (Project 10412) và có thể cả tàu tên lửa Project 1241.1.
Năm 2009, Việt Nam đã đặt mua của Ukraine 4 hệ thống radar thụ động Kolchuga với tổng trị giá 54 triệu USD, thời điểm và thời hạn bàn giao chưa được SIPRI xác định. Tuy nhiên, một số nguồn tin nước ngoài cho biết Việt Nam đã nhận đủ 4 hệ thống radar này.
Hải quân
Giai đoạn năm 2008-2011, Việt Nam đã nhận được 83 tên lửa chống tàu Kh-35 Uran (SS-N-25) trong hợp đồng đặt hàng 400 tên lửa loại này từ năm 2004, tên lửa Kh-35 sẽ được trang bị và dự trữ cho hai tàu hộ vệ Gepard 3.9 và các tàu tên lửa project 1241.8 của Hải quân Việt Nam (>> chi tiết).
Giai đoạn 2009-2011, Việt Nam đã nhận được hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P (mỗi hệ thống trang bị 36 tên lửa chống tàu siêu âm Yakhont) trong đơn đặt hàng được ký trước đó trong năm 2007 (>> chi tiết).
Giai đoạn 2009-2011, Việt Nam đã nhận được đủ 40 tên lửa chống tàu siêu âm Yakhont trong hợp đồng đặt mua 40 tên lửa loại này (trị giá 300 triệu USD) được ký kết trong năm 2007, số đạn tên lửa này sẽ dự trữ cho hai hệ thống Bastion-P mà Hải quân Việt Nam đang sử dụng.
Năm 2009, Việt Nam đã đặt mua 40 tên lửa chống tàu 3M-54 Klub (SS-N-27) để dự định trang bị trên 6 tàu ngầm lớp Kilo 636. Các tàu ngầm Kilo do Việt Nam đặt mua từ năm 2009 với trị giá từ 1,8-2,1 tỷ USD đang được đóng tại Nga và dự kiến sẽ được bàn giao từ năm 2014 – 2016/2017 (>> chi tiết).
Hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại Gepard 3.9 Việt Nam nhận năm 2011.

Nga đã bàn giao cho Việt Nam 2 tàu tên lửa Project 1241.8 trong hợp đồng ký kết đóng 10 tàu loại này vào năm 2008, trong đó có 8 tàu được đóng tại Việt Nam theo giấy phép và dưới sự giám sát kỹ thuật của các kỹ sư Nga. Dự kiến 8 tàu Việt Nam tự đóng sẽ được hoàn thành đến năm 2016 (>> chi tiết).
Năm 2008, Việt Nam đã nhận được 4 động cơ tuốc bin khí DR-76 và 4 động cơ DR-77 trong hợp đồng mua 40 động cơ (mỗi loại 20 động cơ) được ký kết với Ukraina năm 2004, số động cơ này sẽ được lắp trên các tàu tên lửa Project 1241. Ngoài ra, năm 2011, Việt Nam đã nhận đủ 4 động cơ turbine gas DT-59 từ Ukraina để lắp trên 2 tàu Gepard 3.9 đầu tiên tại Nga.
Năm 2011, Việt Nam tiếp tục ký kết hợp đồng mua thêm 4 động cơ DT-59 để tiếp tục đóng thêm 2 chiến hạm lớp Gepard tại Nga (thuộc hợp đồng đóng thêm 2 tàu Gepard mới). Dự kiến, sau khi Nga tiếp tục hoàn thành đóng xong hai chiến hạm lớp Gepard 3.9 thứ ba và thứ tư cho Việt Nam, có khả năng dây chuyền sản xuất tàu lớp này sẽ được chuyển giao để Việt Nam có thể tự chủ chế tạo tàu chiến hiện đại trong tương lai(>> chi tiết).
Giai đoạn năm 2011 – 2012, Việt Nam đã nhận được hai tàu tuần tra Svetlyak (Project 10412) trong hợp đồng đặt mua 4 tàu loại này được ký kết năm 2007 (>> chi tiết).
Với số lượng chủng loại vũ khí Việt Nam nhận được trong giai đoạn 2007 – 2011 do SIPRI thống kê, có thể nói tiềm lực quân sự Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Trong thời gian sắp tới, với việc tiếp tục nhận thêm các loại vũ khí chưa hoàn thành bàn giao và mới ký kết hợp đồng, năng lực tác chiến của Hải, Lục, Không quân Việt Nam sẽ được nâng lên gấp bội.
Vùng 5, Vùng 2 Hải quân tiếp nhận các tàu Hải quân HQ-264; HQ-265; HQ 272 (QĐND).  -  Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân tiếp nhận tàu chiến hiện đại (TN).  - Cận cảnh tàu chiến hiện đại nhất ‘made in Vietnam’ (VNN).–Su-30MK2 rơi ở Nga nhiều phần là chiếc sắp giao cho Việt Nam- Nguoi Viet Online- Chiếc máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 rơi ở Viễn Ðông Nga khi bay thử có vẻ là chiếc nằm trong lô hàng sắp giao cho Việt Nam. - Chiếc Su-30 bị rơi thuộc lô máy bay xuất sang VN? (ĐV/Vz, Interfax).-
Hai tàu tuần tra neo đậu tại Vladivostok ( ảnh chụp tháng 11/2011)Các tàu Svetlyak được trang bị pháo sẽ tăng cường khả năng tuần tra và phòng thủ biển
Một số nguồn khả tín cho BBC hay hai tàu tuần tra cao tốc lớp Projekt 10412 Svetlyak sẽ được chuyển tới Việt Nam cuối mùa xuân năm nay.
Hiện hai tàu này đã qua chạy thử tại nhà máy đóng tàu Vostochnaya Verf ở thành phố Vladivostok và sẽ được bàn giao trong nay mai.
BBC cũng có trong tay các bức hình độc quyền chụp hai chiếc tàu đóng cho Việt Nam vào hồi tháng 11/2011 khi chúng gần hoàn tất. Được biết các tàu này mang số hiệu của nhà máy là 420 và 421.
Thời điểm chuyển tới Việt Nam được nói là cuối mùa xuân, có thể vào tháng Năm.
Hai tàu này giống hệt hai chiếc trước đã được nhà máy đóng tàu Almaz ở thành phố Saint Petersburg ký kết bàn giao cho Việt Nam vào tháng 10/2011.
Năm 2002, Nga đã chuyển cho Việt Nam hai chiếc tàu tuần tra lớp Svetlyak khác, phiên bản Projekt 10410, mà Việt Nam đặt số hiệu là HQ-261 và HQ-263.
Như vậy sau khi nhận hai chiếc Projekt 10412 trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có trong tay tổng cộng sáu chiếc tàu tuần tra biên phòng cao tốc lớp Svetlyak.
Các tàu tuần tra, bên cạnh các hệ thống hỏa tiễn phòng thủ giao hàng từ năm ngoái, được cho sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra và phòng thủ biển của Việt Nam.
Các tàu sản xuất tại hai nhà máy Almaz và Vostochnaya Verf được thực hiện theo hợp đồng ký từ nhiều năm trước thông qua tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport.

Tăng cường pháo lực

Chiến hạm Svetlyak Projekt 10412 được đóng dựa trên cơ sở tàu tuần tra biên phòng Projekt 10410 do Viện TsMKB Almaz thiết kế cho các đơn vị hải quân biên phòng của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô (KGB) vào cuối thập niên 1980.
Các tàu này không có thiết bị chống tàu ngầm, nhưng được trang bị các ụ pháo АК-176M, 8 tên lửa chống hạm và 16 tên lửa phòng không.
Tàu có trọng tải 364 tấn, hoạt động với hệ thống thủy lực gồm ba động cơ diesel tự động, tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ.
Hai tàu tuần tra neo đậu tại Vladivostok ( ảnh chụp tháng 11/2011)Hiện Việt Nam đã có bốn tàu tuần tra Svetlyak
Giới chuyên gia cho rằng mỗi chiếc thuộc lớp Projekt 10412 có trị giá khoảng 50 triệu đôla.
Hải quân Việt Nam tới nay sở hữu 2 tàu hộ tống Gepard 3.9, 2 tàu tuần tiễu loại nhẹ BPS – 500, 5 chiếc lớp Petya-III, 4 tàu hỏa tiễn lớp Tarantul I và tàu chiến siêu tốc Molnya có trang bị tên lửa siêu âm chống hạm và tên lửa phòng không tầm ngắn.
Quân đội Việt Nam cũng đã đặt sáu tàu ngầm hạng Kilo từ Nga, đồng thời có kế hoạch mua thêm hai hộ tống hạm Gepard khác.
Ngân sách Quốc phòng Việt Nam năm 2011 được nói vào khoảng 2,6 tỷ đôla.
Có thể nói Nga đóng vai trò chủ lực trong quá trình hiện đại hóa hải quân Việt Nam, tuy gần đây Việt Nam cũng muốn mở rộng hợp tác mua bán vũ khí ra các quốc gia vốn “không truyền thống” khác.
Việt Nam cũng đang hy vọng sẽ tự sản xuất tàu chiến ở trong nước theo bản quyền của nước ngoài. Năm ngoái, một nhà máy ở trong nước loan báo đã lần đầu tiên đóng mới thành công tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động.
- Trong suốt những năm qua, bên cạnh việc xây dựng đội tàu chiến hiện đại, Việt Nam cũng từng bước xây dựng lực lượng Không quân Hải quân. Dưới đây là thông tin một số thành viên của Không quân Hải quân Việt Nam:
Trực thăng săn ngầm Ka-25
Kamov Ka-25 là dòng trực thăng săn ngầm độc đáo do Liên Xô thiết kế chế tạo từ đầu những năm 1960. Việt Nam bắt đầu nhận viện trợ Ka-25 từ những năm 1980.
Điểm làm cho Ka-25 độc đáo hơn các dòng trực thăng khác trên thế giới chính là cơ cấu cánh quạt nâng thiết kế “sơ đồ cánh quạt đồng trục” (hai cánh quạt chồng lên nhau).
Đặc điểm của sơ đồ này là không có cánh quạt đuôi mà có 2 bộ cánh quạt nâng đồng trục quay ngược chiều nhau để triệt tiêu mô men quay thân máy bay. Khi máy bay muốn quay đầu để rẽ hướng phi công ấn pê đan “anti-torque” sẽ tạo ra chênh lệch vận tốc quay của hai tầng cánh quạt đồng trục và máy bay sẽ quay thân tương ứng theo chiều cánh quạt quay chậm hơn.
01
Trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25 của Hải quân Nhân dân Việt Nam “nghỉ hưu” tại Bảo tàng PK-KQ. Ảnh: Hồng Phương
Sơ đồ cánh quạt này có rất nhiều ưu điểm: vì có 2 cánh quạt nâng nên đường kính, vận tốc quay của cánh quạt không cần lớn lắm cho phép cánh quạt hoạt động trong khoảng hiệu suất cao nhất, và độ an toàn chống cộng hưởng, chống rung giật cánh quạt tốt, không mất phần công suất hoang phí như loại Sikorsky.
Đặc biệt tính cơ động của nó là hoàn hảo, tốt nhất trong các phương án trực thăng: nó có thể trong một khoảnh khắc đột ngột di chuyển theo nhiều hướng phải – trái, tiến – lùi và lên – xuống một cách rất linh hoạt.
Vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngán ngại gió thổi ngang, có thể cất cánh hạ cánh, bay treo và hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, và một ưu điểm nữa là vì kích thước cánh quạt nhỏ, không đuôi nên loại này có kích thước rất nhỏ gọn, phù hợp cho việc hạ cánh trên sân đáp hạm tàu.
Tất nhiên, sơ đồ cánh quạt của Kamov Ka-25 vẫn tồn tại nhược điểm là cơ cấu cánh đồng trục rất phức tạp. Tuy nhiên, nó vẫn được Hải quân Xô Viết (Nga) và nhiều nước trên thế giới sử dụng vì sự an toàn, tính tin cậy cao.
Để thực hiện vai trò chống ngầm, trong Ka-25 trang bị radar, hệ thống định vị thủy âm OKA-2, cảm biển quang điện “nhìn xuống dưới” Tie Rod (đặt ở đuôi) và cảm biến phát hiện từ tính bất thường. Về vũ khí, trực thăng có thể mang ngư lôi điều khiển qua dây dẫn hoặc bom phá ngầm.
Trực thăng trang bị 2 động cơ tuốc bin trục OMKB Mars GTD-3F cho phép đạt tốc độ tối đa 209km/h, trần bay 3.300m, tầm bay 400km.
Trực thăng săn ngầm Ka-28
Ka-28 là tên gọi biến thể xuất khẩu trực thăng săn ngầm Ka-27. Ka-27 được coi là thế hệ kế thừa từ thiết kế thành công Ka-25 với sơ đồ cánh quạt đồng trục.
Cơ bản, kiểu dáng, cơ cấu cánh quạt Ka-27 không khác Ka-25, chủ yếu cải tiến động cơ và sức tải. Ka-27 trang bị 2 động cơ tuốc bin trục TV3-117KM cho phép nó đạt tốc độ tối đa 250km/h, trần bay 5.000m và tầm bay tác chiến 800km.
Cánh quạt làm bằng vật liệu composite, lắp đặt thêm thiết bị chống đóng băng trên cánh. Cánh của trực thăng có thể gấp gọn để đưa vào khoang chứa trên tàu chiến. Trực thăng chế tạo với vật liệu chống ăn mòn phù hợp với môi trường biển khắc nghiệt.
02
Trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: diễn đàn TTVNOL
Về khí tài điện tử phục vụ cho vai trò săn ngầm, Ka-27 lắp hệ thống radar định vị và phát hiện tàu ngầm trên mặt nước; hệ thống định vị thủy âm dưới mặt nước VGS-3 để phát hiện tàu ngầm, xác định tọa độ đối phương và truyền tải dữ liệu ở chế độ bán tự độn tới thiết bị phát tín hiệu cho đơn vị bạn; thiết bị phát hiện từ tính bất thường; hệ thống nhận biết địch – ta (có trên biến thể xuất khẩu Ka-28).
Vũ khí chống ngầm, Ka-27 chỉ được mang được một ngư lôi có điều khiển hoặc 10 bom PLAB 250-120 hoặc 2 bom OMAB. Đáng lưu ý, hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 có khả năng đáp ứng việc cất hạ cánh cho trực thăng Ka-28.
Trực thăng vận tải EC-225
EC225 Super Puma Mk II là trực thăng vận tải tầm xa do hãng Eurocopter cải tiến từ trực thăng AS332L2 Super Puma với một vài điểm khác biệt (thân, cánh quạt, hệ thống điện tử).
EC225 thiết kế cho vai trò vận tải hành khách, tuần tra, tìm kiếm cứu nạn trên biển. EC225 thiết kế với cánh quạt 5 lá với đường kính cánh 16,2m, làm bằng vật liệu composite độ bền cao, hỗ trợ thiết bị chống đóng băng.
Cấu trúc thân máy bay làm bằng vật liệu titan và hơp kim nhẹ độ bền cao. Thân trực thăng có thêm hai cánh sườn lớn dùng để treo thùng nhiên liệu phụ.
03
Trực thăng vận tải tầm xa EC225 của Không quân Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: báo Tuổi trẻ Online
Trực thăng trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến gồm hệ thống điều khiển bay tự đông, hệ thống truyền dữ liệu trên không, hệ thống quản lý, hệ thống cảnh báo khi hạ cánh. Buồng lái 2 người cực kỳ tiện nghi với 4 màn hình cảm ứng lớn 6inx8in và 2 màn hình 4inx5in đem lại sự thân thiện với phi công.
Cabin được bố trí hợp lý đủ chỗ cho 25 người hoặc 12 cáng cứu thương cùng 6 ghế cho người bị thương và bác sĩ đi kèm. Cabin lắp đặt điều hòa nhiệt độ.
EC225 trang bị hai động cơ tuốc bin trục Turbomeca Makila 2A cho phép đạt tốc độ tối đa 275km/h, tầm bay 857km, trần bay 5.900m.
Nhìn chung, EC225 là trực thăng rất hiện đại, độ an toàn cao được nhiều quốc gia trên thế giới tin tưởng. Trước khi đưa vào phục vụ trong Hải quân Nhân dân Việt Nam, những chiếc EC225 từng được Công ty bay dịch vụ miền Nam (thuộc Tổng công ty trực thăng Việt Nam) sử dụng trong nhiều năm cho hoạt động dân sự.
Ngoài việc tăng cường đơn vị trực thăng, Hải quân Nhân dân Việt Nam chú trọng phát triển máy bay cánh cố định. Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 chiếc thủy phi cơ DHC-6 do Canada sản xuất, dự kiến chuyển giao giai đoạn 2012-2014.
Hồng Phương (tổng hợp)
..
(Phunutoday) – Việt Nam có thể sớm sản xuất được tên lửa diệt hạm của riêng mình trong tương lai gần với sự giúp đỡ của Nga.
Hình ảnh tên lửa đạn đạo VN sắp phối hợp sản xuất
Mikhail Dmitriyev, người đứng đầu Cơ quan hợp tác kỹ thuật – quân sự Liên bang Nga, đã xác nhận rằng việc sản xuất một phiên bản sửa đổi của loại tên lửa đối hạm Uran Switchblade có thể bắt đầu ở Việt Nam trong năm nay, hãng tin RIA Novosti cho biết.
Việc Việt Nam xây dựng, trang bị mua sắm các trang thiết bị bao gồm cả tàu ngầm, tàu tuần tra, tàu tên lửa, tên lửa, máy bay chiến đấu, chủ yếu là từ Nga và chủ yếu là để chuẩn bị cho việc bảo vệ tốt nhất chủ quyền biển đảo và lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.
Việt Nam sắp có loại tên lửa đạn đạo diệt hạm khủng trong tương lai
Trong khi Việt Nam đã và đang hiện được trang bị các tên lửa của Nga trên các tàu, thì các bước đi mới nhất được đánh dấu là nỗ lực bước đầu của đất nước này để tạo ra nhà máy tên lửa tinh vi của mình, với những gì được nhìn thấy bởi các nhà phân tích và học giả thì đây như là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội nhằm chuẩn bị tốt nhất cho mọi nguy cơ.
Giáo sư Carl Thayer, một học giả cựu kỳ cựu về Việt Nam và vùng  Biển Đông, cho rằng động thái này đại diện cho một sự tiến triển quan trọng trong việc liên tục xây dựng hải quân Việt Nam.
Bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong tương lai
“Họ đã có được tất cả những nền tảng như tàu khu trục nhỏ, tàu tuần tra, tàu tên lửa … và máy bay chiến đấu một cách nhanh chóng, và bây giờ họ cần một cái gì đó để đi kèm với chúng”, Thayer nói.
“Đó là một bước tiến quá lớn, tự chủ về lâu dài, họ sẽ ít phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt là trong bất kỳ cuộc xung đột nào. Đó luôn luôn là một yếu tố trong tư duy chiến lược của Việt Nam.”
Tên lửa Uran mà Việt Nam hợp tác phát triển sản xuất có phạm vi tấn công lên đến 300km – tầm quan trọng đáng kể trong việc bảo vệ chủ quyền biển Việt Nam và là loại tiêu biểu được nâng cấp chỉnh sửa và cập nhật công nghệ 30 năm , bây giờ nó có thể được trang bị trên máy bay, máy bay trực thăng, tàu. Nó được coi là tương tự như tên lửa Harpoon của Mỹ, và loại Trung Quốc sản xuất là tên lửa hành trình diệt hạm YJ-62.
Tên lửa đạn đạo diệt hạm của Việt Nam tương lai có sức mạnh được coi là tương tự như tên lửa Harpoon của Mỹ, và loại Trung Quốc sản xuất là tên lửa hành trình diệt hạm YJ-62.
Gary Li, người đứng đầu Trung tâm phân tích và dự báo chiến lược Không quân và Hải quân có trụ sở tại London, Anh, cho biết ông đã thấy ấn tượng là: Điều gì là quan trọng ở đây khi người Việt Nam nhằm vào việc tự sản xuất vũ khí – điều đó có nghĩa là không ai có thể ngăn cản họ trong một thời gian khủng hoảng và không ai có thể chắc chắn có bao nhiêu tên lửa trong tay… “
“Nếu họ bố trí ven biển thì sẽ rất khó cho kẻ thù để phát hiện ra chúng vì Việt Nam có rất đường bờ biển rất dài”, ông nói. “nói chung, sẽ là khá đáng sợ cho bất kỳ nỗ lực của bất kỳ kẻ thù nào muốn tấn công Việt Nam bằng đường biển”.
Các quan chức Nga đã so sánh việc hợp tác phát triển sản xuất này tương tự như hợp tác với Ấn Độ để sản xuất tên lửa hành trình siêu âm diệt hạm BrahMos. Việt Nam đang đàm phán với Ấn Độ về việc mua tên lửa BrahMos, có thể được lắp đặt trên xe tải.
Việt Nam cũng đang chi tiêu nhiều hơn 2,4 tỷ USD để mua 6 tàu ngầm Kilo-class diesel điện. Các tàu đầu tiên được cho là giao vào cuối năm tới.
>> Hình ảnh tên lửa đạn đạo Việt Nam sắp phối hợp sản xuất
  • Phú nguyễn (theo The South Shina Morning Post, ViBay,  Asia defence)
--Nguồn gốc pháo hạm Việt Nam -Theo một số nguồn tin không chính thức, pháo hạm TT400TP do Việt Nam tự đóng có thể là thiết kế tàu tuần tra Lan của Ukraine. (ĐVO) Sáng 16/1/2012, tại thành phố Hải Phòng, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận tàu pháo HQ-272, tàu đầu tiên thuộc lớp TT400TP, do Công ty đóng tàu Hồng Hà (Nhà máy 173, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ở Hải Phòng đóng.
Như tin đã đưa, lớp ТТ400ТР được công ty Hồng Hà phát triển trên cơ sở “thiết kế sơ bộ mua của nước ngoài”.
Một số nguồn tin Nga cho rằng, thiết kế này do Công ty cổ phần “Viện thiết kế hàng hải trung ương TsMKB Almaz” của Nga phát triển trên cơ sở thiết kế tàu tên lửa Projekt 10412 Svetlyak mà Nga đã bán cho Việt Nam.
Theo bmpd ngày 29.1, thì thiết kế TT400TP có thể dựa trên thiết kế tàu tuần tra Lan (có nguồn viết là Lan A) do Trung tâm Nghiên cứu thiết kế đóng tàu ở Nikolayev, Ukraine phát triển dưới sự bảo trợ của liên doanh Anh-Ukraine Fast Craft Naval Supplies (UK) Limited (http://www.fastcraftnavalsupplies.com/) và đang được liên doanh này xúc tiến thương mại. Thực tế liên doanh này do hãng xuất khẩu vũ khí nhà nước Ukraine Ukrspecexport cùng với các đối tác Anh và Thổ Nhĩ Kỳ thành lập để xúc tiến các sản phẩm của ngành đóng tàu quân sự Ukraine ở các nước thứ ba.
Pháo hạm TT400TP chạy thử nghiệm trên biển.
Qua các hình ảnh đăng tải công khai bởi báo chí Việt Nam và nước ngoài trên đây, có thể thấy HQ-272 rất giống thiết kế Lan của Ukraine và không giống lắm thiết kế Projekt 10412 của Nga.
Nguồn tin này cũng cho biết, trước khi đóng HQ-272 cho Hải quân Việt Nam, công ty Hồng Hà còn đóng 3 tàu theo cùng thiết kế nhưng với hệ thống vũ khí rút gọn (mỗi tàu được trang bị 2 ụ pháo 2 nòng 25 mm 2М-3М) cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Thiết kế này được thực hiện ở Việt Nam với sự trung gian của Ukrinmash. Các tàu Việt Nam cũng được trang bị hệ thống radar Kaskad với radar Delta-М của Viện nghiên cứu Kvant-Radilokatsya ở Kiev.
Trước đó, báo chí Việt Nam đưa tin, HQ 272 được khởi đóng từ ngày 22.4.2009, theo phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới… Cuối tháng 9.2011, tàu chính thức được nghiệm thu thành công.
Sau thời gian đóng 2 năm, HQ-272 đã chạy thử và bắn nghiệm thu đạn thật, mọi thông số đều đảm bảo theo thiết kế. Tàu được Quân chủng Hải quân, các cơ quan thiết kế và Hội đồng nghiệm thu của Bộ Quốc phòng đánh giá cao về chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, đạt được đầy đủ tính năng kỹ-chiến thuật theo phê duyệt của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Hải quân, cho biết, tàu HQ-272 sẽ góp phần làm tăng sức mạnh chiến đấu cho Hải quân Việt Nam và quan trọng nhất là Việt Nam từng bước làm chủ được công nghệ đóng tàu, tạo thế chủ động trong việc đảm bảo kỹ thuật, trang bị, phương tiện, vũ khí phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
Thiết kế tàu tuần tra Lan (Lan A) của Ukraine.

Ông Phạm Ngọc Minh cho biết, nhiệm vụ của HQ-272 là tuần tiễu tại vùng biển Việt Nam. Tàu sẽ thực hiện những chuyến tuần tra nhằm bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Tổ quốc.
Tàu có thiết kế rất hiện đại, có nhiều đặc tính ưu việt khi tác chiến trên biển, được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại như: pháo AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, hệ thống radar, hệ thống nhận biết địch-ta, hệ thống quang-điện tử,… Tàu có thể hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện gió cấp 9-10 và sóng cấp 8, tầm hoạt động 2.500 hải lý.
Còn theo bmpd, thiết kế ТТ400ТР được Việt Nam phát triển từ năm 2006. Tàu đầu tiên HQ-272 được khởi đóng tại Công ty Hồng Hà ngày 22/4/2009, hạ thủy ngày 8/5/2011 và bàn giao để thử nghiệm vào tháng 6.2011, ngày 16.1.2012 được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam.
Tàu ТТ400ТР có chiều dài 54,16 m, chiều rộng 9,16 m, mớn nước 2,7 m, tốc độ đến 32 hải lý/h. Lượng giãn nước đầy đủ 400 tấn, cự ly hành trình 2.500 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 30 ngày đêm.
Tàu được trang bị một số loại vũ khí Nga như 1 ụ pháo tự động vạn năng 76 mm АК-176 và 1 ụ pháo tự động vạn năng 6 nòng 30 mm АК-630 với hệ thống điều khiển hỏa lực (có thể là MR-123-02 Bagira). Tàu còn được trang bị các súng máy và các bệ phóng tên lửa phòng không mang vác Igla.
Trên hai bức ảnh chụp HQ-272 tại lễ bàn giao thấy rõ bên cạnh tàu này là một tàu cùng loại mà bề ngoài dường như đã đóng xong. Có tin Việt Nam có kế hoạch đóng tàu thứ ba.
Tàu chiến mang số hiệu 4031 của Cảnh sát Biển Việt Nam
cũng được cho là được Việt Nam đóng theo thiết kế Lan của Ukraine.

Báo chí Việt Nam cũng đưa tin HQ-272 đây là tàu chiến (hiện đại) đầu tiên do Việt Nam sản xuất. Nhưng theo bmpd, thực chất, ngành đóng tàu quân sự Việt Nam có lịch sử khá lâu dài và HQ-272 không phải là sản phẩm đầu tiên của họ.
Trong những năm 1977-1980, Nhà máy đóng tàu Ba Son ở thành phố Hồ Chí Minh đã đóng 2 tàu tuần tra HQ-251 (lớp ТР-01) và HQ-253 (lớp cải tiến ТР-01М) bề ngoài giống với các tàu lớp 062 của Trung Quốc và các tàu chống ngầm cỡ nhỏ Projekt 201М của Liên Xô.
Sau đó, Việt Nam đã đóng các tàu tuần tra và đổ bộ cỡ nhỏ. Năm 1996-2001, theo thiết kế và với sự giúp đỡ của Viện thiết kế Phương Bắc (SPKB) của Nga, Nhà máy Ba Son đã đóng tàu tên lửa HQ-381 lớp BPS-500. Nhưng có lẽ do thiết kế này kém thành công nên Việt Nam đã quyết định bắt đầu đóng tại Nhà máy Ba Son theo giấy phép của Nga các tàu tên lửa lớp Projekt 1241.8.
Năm 2011, Nhà máy đóng tàu 189 ở Hải Phóng đã đóng hoàn thành tàu vận tải HQ-571 Trường Sa mà người ta dự đoán là theo thiết kế của tập đoàn đóng tàu Hà Lan Damen. Tàu này có lượng giãn nước gần 2.000 tấn và có thể chở 180 người, được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam vào đầu năm 2012.
Dưới đây là clip quá trình thiết kế, chế tạo pháo hạm TT400TP:
http://baodatviet.vn/Images/mediaplayer.swf
Pháo hạm TT400TP do Việt Nam chế tạo dựa trên thiết kế sơ bộ nước ngoài.
VietnamDefence - Tập đoàn “Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga đã hoàn thành đầy đủ hợp đồng cung cấp tên lửa chống hạm 3M24E cho Việt Nam, Tổng giám đốc KTRV Boris Obonosov tiết lộ khi trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti.
>>> Tên lửa chống hạm chiến thuật Kh-35ETheo ông Obnosov, hợp đồng với Việt Nam đã được KTRV hoàn thành vào năm 2009-2010.
Theo báo cáo năm 2010 của KTRV, hãng này đã chuyển giao cho Việt Nam 17 tên lửa chống hạm 3M24E trị giá 767 triệu rúp.
Năm 2010, KTRV tiếp tục cung cấp cho Việt Nam 16 tên lửa 3M24E trị giá 656 triệu rúp và 8 tên lửa huấn luyện 3М24EMB trị giá 72 triệu rúp.
Bệ phóng tên lửa chống hạm Kh-35E / Uran-E trên tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ
Được biết, Kh-35E hiện là loại vũ khí chống hạm chủ lực trên các tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam, kể cả các chiến hạm hiện đại nhất là HQ- 011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ lớp Gepard 3.9 mới được Nga chuyển giao.
3M24 hay Kh-35 (biến thể xuất khẩu là 3M24E hay Kh-35E) là tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển do KTRV phát triển và sản xuất với các biến thể trang bị cho máy bay, trực thăng, tàu nổi (hệ thống Uran/Uran-E) và hệ thống tên lửa bờ biển Bal/Bal-E.
Tên lửa chống hạm dưới âm chiến thuật Kh-35E có tầm bắn 130 km dùng để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu phóng lôi, tàu pháo, tàu nổi có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và các tàu vận tải biển. Nga đã phát triển biến thể cải tiến Kh35-UE có tính năng cao gấp 2-2,5 lần so với Kh-35E và tầm bắn 260 km, gấp đôi Kh-35E.
  • Nguồn: Armstrade, RIA Novosti, 31.1.2012.
VietnamDefence - Sáng 16.1.2012, Hải quân Việt Nam tiếp nhận tàu pháo HQ-272 do Công ty đóng tàu Hồng Hà đóng theo thiết kế dựa trên “thiết kế sơ bộ của nước ngoài”. Một số nguồn tin nước ngoài khẳng định đó là thiết kế của Nga, song có nguồn lại cho đó là thiết kế tàu tuần tra Lan (Lan A) của Ukraine.
HQ-272 chạy thử nghiệm trên biển
Theo báo chí Việt Nam, sáng 16.1.2012, tại thành phố Hải Phòng, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận tàu pháo HQ-272, tàu đầu tiên thuộc lớp TT400TP, do Công ty đóng tàu Hồng Hà (Nhà máy 173, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ở Hải Phòng đóng.
Như tin đã đưa, lớp ТТ400ТР được công ty Hồng Hà phát triển trên cơ sở “thiết kế sơ bộ mua của nước ngoài”. Hãng đóng tàu Việt Nam không giấu giếm việc các chuyên gia của họ đã được đào tạo ở nước ngoài, nhưng không nói nước nào.
Một số nguồn tin Nga cho rằng, thiết kế này do Công ty cổ phần “Viện thiết kế hàng hải trung ương TsMKB Almaz” của Nga phát triển trên cơ sở thiết kế tàu tên lửa Projekt 1041.2 Svetlyak mà Nga đã bán cho Việt Nam. Theo Armstrade, TT400TP giống với thiết kế Projekt 10412 và BPS-500.
Armstrade cho biết, Việt Nam đang thực hiện với sự hỗ trợ của các nhà thiết kế Nga các dự án đóng 2 loại tàu cho Hải quân là tàu tuần tra dài 54 m và tàu đổ bộ dài 71 m. Có lẽ tàu tuần tra dài 54 m chính là nói đến TT400TP?
Theo bmpd ngày 29.1, thì thiết kế TT400TP có thể dựa trên thiết kế tàu tuần tra Lan (có nguồn viết là Lan A) do Trung tâm Nghiên cứu thiết kế đóng tàu ở Nikolayev, Ukraine phát triển dưới sự bảo trợ của liên doanh Anh-Ukraine Fast Craft Naval Supplies (UK) Limited (http://www.fastcraftnavalsupplies.com/) và đang được liên doanh này xúc tiến thương mại. Thực tế liên doanh này do hãng xuất khẩu vũ khí nhà nước Ukraine Ukrspecexport cùng với các đối tác Anh và Thổ Nhĩ Kỳ thành lập để xúc tiến các sản phẩm của ngành đóng tàu quân sự Ukraine ở các nước thứ ba.
HQ-272 đang chạy thử nghiệm (trên) và tại lễ bàn giao (giữa) và hình ảnh thiết kế tàu tuần tra Lan (Lan A) của Ukraine
Hai tàu tuần tra lớp Projekt 10412 mang số hiệu nhà máy 044, 045 tại Nga
trước khi bàn giao cho Việt Nam ngày 20.10.2011
Qua các hình ảnh đăng tải công khai bởi báo chí Việt Nam và nước ngoài trên đây, có thể thấy HQ-272 rất giống thiết kês Lan của Ukraine và không giống lắm thiết kế Projekt 10412 của Nga.
Tàu chiến HQ 272 tại lễ bàn giao
Nguồn tin này cũng cho biết, trước khi đóng HQ-272 cho Hải quân Việt Nam, công ty Hồng Hà còn đóng 3 tàu theo cùng thiết kế nhưng với hệ thống vũ khí rút gọn (mỗi tàu được trang bị 2 ụ pháo 2 nòng 25 mm 2М-3М) cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Thiết kế này được thực hiện ở Việt Nam với sự trung gian của Ukrinmash. Các tàu Việt Nam cũng được trang bị hệ thống radar Kaskad với radar Delta-М của Viện nghiên cứu Kvant-Radilokatsya ở Kiev.
Tàu chiến mang số hiệu 4031 của Cảnh sát Biển Việt Nam
cũng được cho là được Việt Nam đóng theo thiết kế Lan của Ukraine
Trước đó, báo chí Việt Nam đưa tin, HQ 272 được khởi đóng từ ngày 22.4.2009, theo phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới… Cuối tháng 9.2011, tàu chính thức được nghiệm thu thành công.
Sau thời gian đóng 2 năm, HQ-272 đã chạy thử và bắn nghiệm thu đạn thật, mọi thông số đều đảm bảo theo thiết kế. Tàu được Quân chủng Hải quân, các cơ quan thiết kế và Hội đồng nghiệm thu của Bộ Quốc phòng đánh giá cao về chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, đạt được đầy đủ tính năng kỹ-chiến thuật theo phê duyệt của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo Giám đốc hãng đóng tàu Nguyễn Văn Cường, giá của một tàu TT400TP ước khoảng 1 triệu USD, trong khi một tàu tương tự trên thị trường thế giới có giá đến 10 triệu USD. Nhưng theo đánh giá của Jane’s, giá một tàu như vậy là 15-20 triệu USD.
Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Hải quân, cho biết, tàu HQ-272 sẽ góp phần làm tăng sức mạnh chiến đấu cho Hải quân Việt Nam và quan trọng nhất là Việt Nam từng bước làm chủ được công nghệ đóng tàu, tạo thế chủ động trong việc đảm bảo kỹ thuật, trang bị, phương tiện, vũ khí phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
Ông Phạm Ngọc Minh cho biết, nhiệm vụ của HQ-272 là tuần tiễu tại vùng biển Việt Nam. Tàu sẽ thực hiện những chuyến tuần tra nhằm bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Tổ quốc.
Theo Armstrade, nhiệm vụ chính của TT400TP là tác chiến chống tàu nổi đối phương, bảo vệ căn cứ chống tàu đổ bộ, hộ tống tàu dân sự và tuần tra vùng biển chủ quyền.
Từ trên xuống: buồng lái, bàn điều khiển radar và pháo hạm Ak-176 trên HQ-271
Tàu có thiết kế rất hiện đại, có nhiều đặc tính ưu việt khi tác chiến trên biển, được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại như: pháo AK-176, pháo AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, hệ thống radar, hệ thống nhận biết địch-ta, hệ thống quang-điện tử,… Tàu có thể hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện gió cấp 9-10 và sóng cấp 8, tầm hoạt động 2.500 hải lý.
Còn theo bmpd, thiết kế ТТ400ТР được Việt Nam phát triển từ năm 2006. Tàu đầu tiên HQ-272 được khởi đóng tại Công ty Hồng Hà ngày 22.4.2009, hạ thủy ngày 8.5.2011 và bàn giao để thử nghiệm vào tháng 6.2011, ngày 16.1.2012 được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam.
Tàu ТТ400ТР có chiều dài 54,16 m, chiều rộng 9,16 m, mớn nước 2,7 m, tốc độ đến 32 hải lý/h. Lượng giãn nước đầy đủ 400 tấn, cự ly hành trình 2.500 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 30 ngày đêm.
TT400TP được trang bị các hệ thống điều khiển động cơ, chỉ huy chiến đấu và dập lửa hiện đại. Theo các bức ảnh, có thể đoán, tàu được trang bị 2 động cơ diesel, vũ khí phần lớn có nguồn gốc Nga.
Tàu được trang bị một số loại vũ khí Nga như 1 ụ pháo tự động vạn năng 76 mm АК-176 và 1 ụ pháo tự động vạn năng 6 nòng 30 mm АК-630 với hệ thống radar điều khiển hỏa lực (có thể là MR-123-02 Bagira) lắp trên cột tàu với máy đo xa laser và radar dẫn đường Furuno. Tàu còn được trang bị các súng máy và các bệ phóng tên lửa phòng không mang vác Igla. Trên mạn phải có giá xếp một xuồng cao su.
Trên hai bức ảnh chụp HQ-272 tại lễ bàn giao thấy rõ bên cạnh tàu này là một tàu cùng loại mà bề ngoài dường như đã đóng xong. Có tin Việt Nam có kế hoạch đóng tàu thứ ba.
Theo Jane’s Navy International, Việt Nam đang đóng tàu thứ hai lớp TT400TP và dự định đóng tàu thứ ba, có lẽ là theo thiết kế cải tiến trên cơ sở sử dụng kinh nghiệm thu được và các công nghệ nội địa.
Báo chí Việt Nam cũng đưa tin HQ-272 đây là tàu chiến (hiện đại) đầu tiên do Việt Nam sản xuất. Nhưng theo bmpd, thực chất, ngành đóng tàu quân sự Việt Nam có lịch sử khá lâu dài và HQ-272 không phải là sản phẩm đầu tiên của họ.
Trong những năm 1977-1980, Nhà máy đóng tàu Ba Son ở thành phố Hồ Chí Minh đã đóng 2 tàu tuần tra HQ-251 (lớp ТР-01) và HQ-253 (lớp cải tiến ТР-01М) bề ngoài giống với các tàu lớp 062 của Trung Quốc và các tàu chống ngầm cỡ nhỏ Projekt 201М của Liên Xô.
HQ-252 và HQ-253 – những chiến hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng
Sau đó, Việt Nam đã đóng các tàu tuần tra và đổ bộ cỡ nhỏ. Năm 1996-2001, theo thiết kế và với sự giúp đỡ của Viện thiết kế Phương Bắc (SPKB) của Nga, Nhà máy Ba Son đã đóng tàu tên lửa HQ-381 lớp BPS-500. Nhưng có lẽ do thiết kế này kém thành công nên Việt Nam đã quyết định bắt đầu đóng tại Nhà máy Ba Son theo giấy phép của Nga các tàu tên lửa lớp Projekt 1241.8.
Xuồng đổ bộ ST1200 do Việt Nam đóng. Công ty 189 ở Hải Phòng đang đóng các xuồng đổ bộ ST1200. Biến thể dân sự của ST1200 có tên ST1200CN. ST1200 có chiều dài 12,80 m; chiều rộng 3,60 m; mớn nước 0,45 m; chở được 31 người; trọng tải 2,5 tấn, tốc độ 30 hải lý/h; động cơ Yamaha 420 - 2x240CV; vỏ tàu bằng nhôm
Năm 2011, Nhà máy đóng tàu 189 ở Hải Phóng đã đóng hoàn thành tàu vận tải HQ-571 Trường Sa mà người ta dự đoán là theo thiết kế của tập đoàn đóng tàu Hà Lan Damen. Theo Jane’s, HQ-571 Trường Sa là tàu đổ bộ nội địa đầu tiên của Việt Nam mà theo Bộ Quốc phòng Việt Nam là tàu lớn nhất được thiết kế và đóng ở Việt Nam, được hạ thủy tại Nhà máy Z189 ở Hải Phòng ngày 5.10.2011. Tàu được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam vào đầu năm 2012.
HQ-571 có lượng giãn nước gần 2.000 tấn. có thể chở 180 người, tốc độ tối đa 16 hải lý/h, cự ly hành trình 2500 hải lý, thời gian đi biển đến 40 ngày đêm.
HQ-571 Trường Sa – tàu đổ bộ cỡ lớn đầu tiên của Việt Nam
  • Nguồn: Thông tin và ảnh trích từ QĐND, VNE, VOV, 16.1.12, Armstrade, 18.1.12, bmpd, 18, 29.1.12, baodatviet.vn, dtinews.vn, MP, fastcraftnavalsupplies.com, giaoduc.vn, 189shipbuilding.com.vn.
(Phunutoday) – Trong những năm qua, Hải quân Việt Nam không ngừng lớn mạnh toàn diện. Để hình dung rõ hơn lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam này, Phunutoday xin gửi đến độc giả bài viết: Hải quân Việt Nam với nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ đánh lớn” của tác giả Lê Ngọc Thống. Bài viết gồm 2 phần. Phần 1: Tạo thế và chuẩn bị vũ khí trang bị kĩ thuật cho lối đánh. Phần 2: Tấn công với tư tưởng quân sự “lấy nhỏ đánh lớn”.
Bất kỳ một đạo quân đi xâm lược nào cũng có lực lượng hùng hậu, họ dùng lực để tạo nên thế trận áp đảo “như chẻ tre” hòng đánh nhanh giải quyết nhanh.
Việt Nam bao đời nay mỗi khi chống xâm lược đều ở trong tình thế như vậy. Phải đánh với nhiều đạo quân xâm lược, có lúc đánh đến 2 – 3 lần và phải đánh trong tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch.
Có lẽ đó là cơ sở thực tiễn để hình thành nên một nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc: “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Nghệ thuật quân sự này dù là của một dân tộc nhưng cũng như một quy luật tất yếu khách quan. Ngày nay, nghệ thuật quân sự đó được bổ sung và phát triển lên một tầng cao mới. “Lấy nhỏ đánh lớn” là một nhát cắt trong tư tưởng nghệ thuật quân sự này.
Hải quân Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc các hải đảo và bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển, tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng lực lượng cũng không hùng hậu như các nước lớn.
Hải quân đối phương muốn tiến hành xâm lược phải là “Hải quân nước xanh”, do vậy vũ khí trang bị không những hiện đại mà tàu thuyền phải lớn để chịu sóng gió và hoạt động dài ngày trên biển. Chính vì thế nếu xảy ra chiến tranh thì về đại thể Hải quân Việt Nam vẫn phải lấy nhỏ đánh lớn và lấy ít địch nhiều.
Cơ sở thực tế của tư tưởng quân sự  lấy nhỏ đánh lớn của Hải quân nhân dân Việt Nam với khái niệm “nhỏ và ít” đã khác xa thời tiến hành chiến tranh giải phóng Tổ quốc. “Nhỏ” ở đây được hiểu là vũ khí gọn nhẹ mà hiện đại, uy lực lớn. “Ít” ở đây được hiểu là lực lượng ít mà tinh nhuệ, cơ động nhanh. Như vậy “nhỏ”, “ít” của Hải quân Việt Nam ngày nay đã thay đổi cơ bản về chất.
Một quy luật khắc nghiệt luôn luôn đúng trong chiến tranh là mạnh thì thắng mà yếu thì thua. Do đó,  điều quyết định sống còn là phải biết tạo thế. Chuyển hóa từ thế nước, thế địa lý thành thế trận vững chắc thì nhỏ không những sẽ có uy lực như lớn mà còn có ưu thế hơn lớn, ít sẽ biến thành nhiều và lúc đó yếu thành mạnh.
Tư tưởng quân sự lấy nhỏ đánh lớn đã được Hải quân Việt Nam tổ chức thực hiện một cách căn cơ, bài bản, thể hiện một ý chí quyết tâm cao độ. Đó là sự chuẩn bị và triển khai các lối đánh theo tư tưởng trên: Tạo thế và chuẩn bị vũ khí trang bị phục vụ lối đánh.
Những thứ mà Hải quân Việt Nam chuẩn bị cho lối đánh (những loại mà báo chí, mạng Internet đều đã đăng), so với thực tế thì không thể đầy đủ và chính xác. Có điều tựu trung lại cũng nổi bật lên một số vấn đề mà chúng ta quan tâm.
Hải quân nhân dân Việt Nam chính qui, tinh nhuệ, hiện đại. Ảnh: QĐND
Hải quân nhân dân Việt Nam chính qui, tinh nhuệ, hiện đại. Ảnh: QĐND
Thứ nhất là: Những loại tàu tấn công trên mặt nước như tàu tên lửa, phóng lôi đều nhỏ gọn, tốc độ cao. Vũ khí trang bị hiện đại, sát thương mạnh có thể tiêu diệt loại tàu lớn hơn nó nhiều lần như tàu khu trục, tuần dương…
Thứ hai là: Tàu ngầm KILO cũng vậy, nhỏ gọn đặc biệt là êm (tiếng ồn nhỏ). Vũ khí trang bị rất hiện đại. Chỉ cần trúng 1 quả ngư lôi mà nó phóng ra mà trúng đích cũng đủ làm cho khu trục hạm hay tuần dương hạm mất sức chiến đấu.
Thứ ba là: Không quân của Hải quân, tính năng kỹ chiến thuật của SU-22M4 mang được loại vũ khí diệt hạm hiện đại nhất như Kh-31A hoặc có thể Brahmos và đặc biệt SU-22M4 có thể bay rất thấp với tốc độ cao.
>> Ảnh sức mạnh vũ khí kĩ thuật của Hải quân Việt Nam
Các chuyên gia quân sự đối phương không thể không nghiên cứu và hiểu rõ vấn đề này. Việc Hải quân Việt Nam chuẩn bị, mua sắm vũ khí trang bị phục vụ cho lối đánh sở trường của mình không làm họ bất ngờ bởi không có gì là bí mật. Nhưng hiểu là một chuyện, khắc chế xóa bỏ nó lại là chuyện khác.
Nếu kẻ thù tấn công chúng ta từ hướng biển, Hải quân của họ buộc phải đối đầu với một loạt tình huống nguy hiểm do Hải quân Việt Nam gây ra như: Trên mặt nước bị nhiều tàu cơ động nhanh bất ngờ tấn công từ nhiều hướng; dưới nước có thể bị tầu ngầm phục kích hoặc tiếp cận mà phát hiện quá muộn; trên không thì không xác định được SU-22M4 từ đâu tới.
Tại sao? Trước hết “Lấy nhỏ đánh lớn” là tư tưởng quân sự, do đó có rất nhiều lối đánh (hình thức tác chiến) và có trăm mưu nghìn kế để tiến hành thực hiện theo tư tưởng đó. Muốn vậy phải tạo thế và biết dùng thế (chỉ đơn giản đề cập thế địa lý).
Một đất nước “mặt hướng ra biển, lưng dựa vào núi” thì không thiếu gì thế hiểm để chống giặc ngoại xâm. Trên đất liền không biết bao nhiêu tên núi tên sông đã đi vào sử sách như một huyền thoại.
Tuy nhiên, phòng thủ Tổ quốc từ hướng biển trong chiến tranh hiện đại công nghệ cao thì với kinh nghiệm quá ít ỏi trong chống Mỹ là không đủ mà cần phát triển thêm nhiều. Để tấn công đối phương có trang bị lớn, hiện đại, thì yếu tố bất ngờ là quyết định thành bại.
d
Tàu HQ376 trước khi rời bến lên đường tuần tra. Ảnh: QĐND
Không có tính bất ngờ thì lực lượng tấn công sẽ như con thiêu thân. Vậy để có yếu tố bất ngờ, Hải quân Việt Nam phải xác định chắc chắn khu vực tác chiến để chủ động chọn những vị trí ém sẵn cho KILO và các tàu tên lửa, phóng lôi tốc độ cao.
Đặc biệt phải tạo nơi cho SU-22M4 cất cánh (phải tạo ra hàng chục sân bay như sân bay Khe Gát ở Quảng Bình, nơi mà 2 chiếc MIG-17 đã cất cánh trong trận 19/4/1972). Địch không dại gì lại đi vào chỗ mà biết sẽ bất lợi…
Vì thế xác định chắc chắn khu vực xảy ra tác chiến là một quá trình hoạt động thực hiện mưu, kế của Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam vạch ra như nghi binh, lừa địch, điều động địch…làm sao để ta đánh ở nơi ta muốn hoặc ít nhất là chủ động bố trí sử dụng lực lượng.
Khi có lực lượng, vũ khí trang bị phù hợp được tồn tại trong một thế hay, hiểm thì có thể nói Hải quân Việt Nam có đủ tự tin để đương đầu với kẻ thù xâm lược.
(Còn tiếp phần 2)
Lê Ngọc Thống
(Phunutoday) – Hệ  thống chiến thuật mà FC Barca đang vận hành, thứ mà người ta vẫn gọi là tiki-taka, thì bất kỳ một HLV của bất kỳ đội bóng đá nào trên thế giới đều biết, đều nghiên cứu kỹ để tấn công, chống đỡ nhưng vô hiệu. Bởi điều quan trọng nhất là chiến thuật đó bùng phát lúc nào và ở đâu trên sân thì họ chỉ biết được khi đã phải vào lưới nhặt bóng.
Chiến thuật của Hải quân Việt Nam cũng vậy, chẳng lạ gì  với các chuyên gia quân sự đối phương, nhưng lúc nào, ở đâu và biến hóa như thế nào nữa thì là điều không thể biết.
Nói cách khác, anh có thể biết được chiến thuật cơ bản nhưng anh không thể nào biết được ý đồ thực hiện chiến thuật.
Một đất nước có chiều dài nhưng hẹp rất dễ bị chia cắt chiến lược khi địch tấn công bằng Hải quân từ hướng biển thì Hải quân Việt Nam phải tạo ra một vành đai phòng ngự hướng biển đủ rộng, có chiều sâu, nhiều lớp nhằm ngăn chặn, tấn công đối phương ít nhất cũng ngoài vùng lãnh hải.
Hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam trên quân cảng Cam Ranh là chiếc số 1 Đinh Tiên Hoàng và số 2 Lý Thái Tổ.
Hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam trên quân cảng Cam Ranh là chiếc số 1 Đinh Tiên Hoàng và số 2 Lý Thái Tổ.  Ảnh: VNE
Hãy khoan nói về hệ thống phòng thủ bờ biển hiện đại của VN như K300-P (Bastion-P), máy bay SU-30 hiện đại, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9…bởi theo như tính năng kỹ chiến thuật của nó thì chẳng có tàu chiến nào của đối phương mà không bị tiêu diệt khi xảy ra tác chiến.
Nếu như thế thì Hải quân Việt Nam cần gì phải sắm tàu ngầm, tầu chiến làm gì?
Thực tế chiến tranh ít ra cũng không hoàn toàn như thế, mà nếu có như thế thì Hải quân VN cũng không đủ tiềm lực, công nghệ để đối đầu với tiềm lực của Hải quân đối phương-một cường quốc có nền khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại vượt trội.
Làm sao Hải quân Việt Nam có thể đối đầu với các tàu khu trục hạm, tuần dương hạm hiện đại khi không có các loại tương đương hoặc có nhưng quá ít?
Rõ ràng là khi tấn công từ hướng biển lực lượng hải quân địch sẽ chiếm giữ những vị trí mà nằm trong tầm phát huy hỏa lực nhưng có thể ngoài tầm hỏa lực giáng trả của Hải quân Việt Nam hoặc vào gần bờ khi khả năng phòng thủ chống tên lửa và không quân là rất cao.
Vì thế khi Hải quân Việt Nam tên lửa không đủ độ xa, không đủ độ chính xác và không thể vượt qua sự phòng thủ của địch, nghĩa là công nghệ không làm gì được thì chiến thuật sẽ ra đòn phát huy tác dụng.
Đó chính là phương châm: Những gì mà công nghệ không thể làm được thì chiến thuật có thể.
Vì vậy các tàu tấn công tên lửa, phóng lôi nhỏ gọn, cơ động nhanh; tàu ngầm KILO; máy bay SU-22M4…sự kết hợp các loại này với nhau trong 2 hình thức tác chiến chủ yếu tập kích và phục kích sở trường của Hải quân Việt Nam là một trong những câu trả lời cho vấn đề làm thế nào để giáng trả khi địch có vũ khí tối tân hiện đại hơn.
Tư tưởng quân sự “lấy nhỏ đánh lớn” được Hải quân Việt Nam kế thừa và phát triển, đó là: Lấy nhỏ nhưng nhiều đánh lớn nhưng ít.
Nhỏ mà nhiều thì cơ động nhanh tấn công được nhiều hướng, tấn công được dồn dập làm đối phương lúng túng, rối loạn dẫn đến mắc sai lầm.
Đây là kinh nghiệm quý báu được rút ra từ trận ngày 01/8/1964 của 3 xuồng phóng lôi tấn công khu trục hạm Maddox của Mỹ.
Đến trận thứ 2 ngày 19/4/1972 tấn công 01 Tuần dương hạm, 02 Khu trục hạm và 01 Hộ tống hạm của Mỹ thì cách đánh được phát triển cao hơn, đó là hợp đồng với lực lượng không quân, tức tấn công với nhiều tầng (trên không và trên mặt biển).
Đến nay thì lối đánh được coi như là sở trường đó được củng cố hoàn thiện. Hải quân Việt Nam có đủ khả năng tấn công trên một không gian có chiều sâu bao gồm dưới lòng biển của lực lượng tàu ngầm, trên mặt biển của nhiều tàu tên lửa, phóng lôi nhỏ gọn, tốc độ lớn, cơ động nhanh và trên không của máy bay SU-22M4-loại máy bay có thể bay rất thấp với tốc độ cao nên tránh được phát hiện của radar, hay máy bay hiện đại khác khi cần như SU-30…
Như vậy ở khu vực xảy ra tác chiến, hải quân địch phải đối phó với một cuộc tấn công trên nhiều hướng, liên tục dồn dập với nhiều tầng nhiều lớp bao gồm trên không, trên biển và trong lòng biển.
Hình thức tác chiến phù hợp để dành yếu tố  bất ngờ không gì khác ngoài tập kích và phục kích.
Tập kích là dùng lực lượng cơ động nhanh bí mật áp sát đối phương tấn công trước vào kẻ địch làm chúng bị bất ngờ, lúng túng đối phó, làm cho đội hình địch rối loạn (ít nhất là thời gian đầu).
Điều quyết định nhất của trận tập kích là làm sao cơ động đến vị trí tấn công mà địch không phát hiện hoặc quá muộn khi phát hiện được. Hải quân Việt Nam có 3 thuận lợi cơ bản để tổ chức các trận tập kích.
Bờ biển, hải đảo là của Việt Nam nên lực lượng tập kích như tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay được coi như là bí mật với quân địch.
Lực lượng tập kích rất cơ động. Đặc biệt vũ khí trang bị rất nguy hiểm mà có thể gây cho quân địch mất sức chiến đấu ngay từ loạt đầu (rất phù hợp với lối đánh tập kích).
Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam tùy theo tình hình có rất nhiều sự lựa chọn để sử dụng lực lượng. Chẳng hạn như khi nào thì dùng tàu ngầm với tàu tên lửa; khi nào thì hợp đồng tác chiến với máy bay…
Nếu như tập kích là chủ động cơ động để tấn công trước thì phục kích là hình thức tác chiến “nằm chờ giặc đến”. Điều quyết định thành bại của hình thức tác chiến này là phục kích ở đâu mà địch sẽ đi qua.
Phòng thủ bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển bao gồm rất nhiều lực lượng hợp đồng tác chiến với nhau từ cấp chiến thuật, chiến dịch cho đến cấp chiến lược. Chiến thuật lấy nhỏ nhưng nhiều đánh lớn nhưng ít của Hải quân Việt Nam chỉ là một trong nhiều lối đánh. Không loại trừ dùng ít đánh nhiều hoặc dùng lớn đánh nhỏ…
Đó chính là sự sáng tạo, linh hoạt của người cầm quân. Dấu hiệu đã cho thấy Hải quân Việt Nam chuẩn bị rất kỹ, rất chủ động cho nhiệm vụ của mình.
(GDVN) -Nhận chiến hạm, máy bay tiêm kích, và tên lửa hiện đại đã góp phần tăng cường đáng kể sức mạnh cho QĐNDVN trong năm 2011.
Nhân ngày thành lập QĐNDVN 22/12. Báo Giáo dục xin điểm lại những loại vũ khí mới nhất và hiện đại nhất đã được tiếp nhận vào biên chế trong QĐNDVN trong năm 2011.
1. Nhận 2 chiến hạm hộ tống hiện đại Gepard 3.9
Năm 2011, Hải quân Việt Nam lần lượt nhận được hai chiến hạm hộ tống hiện đại Gepard 3.9 mang tên lần lượt là HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ.
Sự có mặt của hai chiến hạm hộ tống hiện đại Gepard 3.9 nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu cho Lực lượng Hải quân Việt Nam. Hai chiến hạm Gepard 3.9 đưa vào biên chế được đánh giá hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam.
Chiến hạm Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng của HQVN.
Chiến hạm Gepard 3.9 Lý Thái Tổ
2. Nhận hệ thống tên lửa bờ biển Bastion thứ hai.Sau khi nhận được hệ thống K-300P Bastion đầu tiên vào năm 2010. Năm 2011, Việt Nam tiếp tục nhận được hệ thống Bastion thứ thứ 2 trong khuôn khổ hợp đồng đã ký với Nga vào năm 2005.K-300P Bastion là hệ thống phòng thủ bờ biển di động được đánh giá hiện đại nhất thế giới, sự có mặt của loại tên lửa này có ý nghĩa chiến lược đối với công tác đảm bảo toàn vẹn chủ quyền lãnh hải và an ninh hàng hải quốc gia, nhất là đối với Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.000km.
Các chiến sỹ HQVN luyện tập với hệ thống tên lửa bờ biển Bastion.
3. Nhận 4 tiêm kích đa năng Su-30MK2V.Trong khuôn khổ hợp đồng mua 8 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK đã ký với Nga năm 2009, ngày 22/6/2011 phía Nga đã chuyển giao 4 tiêm kích đa năng Su-30MK đầu tiên của hợp đồng này cho Việt Nam.Ngoài hợp đồng mua 8 chiếc của năm 2009, năm 2010 Việt Nam cũng đã ký hợp đồng mua thêm 12 chiếc nữa.
Máy bay Su-30MK2 đã được cải tiến một số hệ thống điện tử theo yêu cầu nhiệm vụ của Việt Nam, tiêm kích này đã được tăng cường khả năng tác chiến trên biển với các hệ thống điện tử và vũ khí mới.
Chiến đấu cơ Su-30MK2V của Không quân Việt Nam
Các hệ thống điện tử cải tiến cho phép Su-30MK2 của Việt Nam có khả năng theo dõi 10  mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu trên không cùng lúc hoặc 2 mục tiêu mặt đất.4 chiếc Su-30MK2 mới được chuyển giao, cùng 4 chiếc đã được chuyển giao trước đó nâng cao đáng kể sức mạnh tác chiến của Không quân Việt Nam.4. Nhận 2 tàu tuần tra cao tốc Svetlyak.
Ngày 20/10/2011, tại nhà máy đóng tàu Almaz của Nga  đã tiến hành ký kết văn bản bàn giao tiếp hai tàu tuần tra cao tốc Svetlyak cho Hải quân Việt Nam.
Hai tàu tuần tra cao tốc mang số hiệu tạm thời là 044 và 045 sẽ được tiến hành các thử nghiệm trong tháng 10/2011 và sẽ được chuyển về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Tàu tuần tra cao tốc Svetlyak số hiệu 045.
Tàu tuần tra cao tốc Svetlyak sô hiệu 044.
5. Nhận tàu pháo TT400TP do Việt Nam tự đóng.Tiếp nối với sự kiện nhận được các loại vũ khí tiến tiến từ Nga. Hải quân Việt Nam lần đầu tiên nhận được một tàu pháo TT-400TP do nhà máy Z-173 (Công ty đóng tàu Hồng Hà) đóng cho Hải quân Việt Nam.
Tàu pháo TT400TP do Việt Nam tự đóng theo thiết kế của nước ngoài.
Việc chế tạo, thử nghiệm và đưa vào vận hành tàu pháo TT400TP do Việt Nam tự đóng có ý nghĩa rất quan trọng trong kế hoạch từng bước làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự cho Hải quân Việt Nam. Đồng thời đưa trình độ đóng tàu của Việt Nam lên  một tầm cao mới.
-Hải quân tiếp nhận máy bay biển tầm xa hiện đại - (TTXVN/Vietnam+) Hải quân VN ra mắt 2 máy bay EC – 225 hiện đại
(TNO) Sáng nay 25.12, tại sân bay Vũng Tàu (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu), Quân chủng Hải quân Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt máy bay EC – 225 và quyết định thành lập Phi đội lâm thời EC – 225 thuộc Bộ tham mưu Quân chủng Hải quân.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến – Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Hải quân đã đến dự.
Trước đó, ngày 4.11, Tư lệnh Hải quân đã ra quyết định thành lập Phi đội lâm thời EC – 225, Quân chủng Hải quân.
Máy bay EC – 225 nặng 11 tấn, có tốc độ lên tới 260 km/h, có thể bay xa hơn 800 km…
EC – 225 là một trong những loại trực thăng bay biển tầm xa hiện đại trên thế giới do Pháp sản xuất, với hệ thống hiển thị buồng lái tự động 4 trục tích hợp kỹ thuật số công nghệ mới nhất được thiết kế dành riêng cho bay biển tuần thám, trinh sát và tìm kiếm cứu hộ.
Một số hình ảnh về máy bay EC – 225 trong ngày ra mắt.

Hai máy bay EC – 225 với số hiệu VNT 768 và VNT 769

Chuẩn bị bay biểu diễn trong ngày ra mắt

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến cùng đoàn đại biểu chụp ảnh lưu niệm bên chiếc máy bay

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến (bìa phải) động viên các phi công máy bay EC – 225
Cận cảnh những vũ khí “khủng nhất” của Việt Nam (NLĐO)- Tổ hợp tên lửa phòng không S-300, máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ tư SU-30MK2, tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P… và mới nhất là 2 tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đều đã có trong biên chế trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sức mạnh vô địch của quân đội nhân dân Việt Nam là chiến lược quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân, là sức mạnh tinh thần quyết chiến quyết thắng.Song vũ khí, trang thiết bị hiện đại sẽ cộng hưởng và nhân lên gấp bội sức mạnh đó. Một quân đội hiện đại, nhất thiết phải được trang bị hiện đại.
Biên đội tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ đang tuần tra bảo vệ chủ quyền trên biển – Ảnh Trọng Thiết
 
Vì thế, Việt Nam đang từng bước sản xuất, cải tiến và mua sắm, bổ sung vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại cho quân đội phù hợp với khả năng của nền kinh tế cũng như nhu cầu bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
Hiện nay, tổ hợp tên lửa phòng không S-300, máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ tư SU-30MK2, tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P… đều đã có trong biên chế trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Mới đây nhất, 2 tàu hộ vệ tên lửa có khả năng tàng hình Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đã được đưa vào biên chế của lực lượng hải quân Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân (22-12) xin giới thiệu một số loại vũ khí hiện đại nhất của quân đội ta hiện nay.
 

Tàu Đinh Tiên Hoàng (trước) và Lý Thái Tổ (sau) lên đường tuần tra bảo vệ chủ quyền – Ảnh Trọng Thiết
Loại tên lửa đối hạm hiện đại Uran-E trên 2 tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ – Ảnh Trọng Thiết
Tên lửa phòng không hiện đại S-300 có khả năng tiêu diệt mục tiêu từ xa 200 km – Ảnh CTV
Tên lửa S-300 ngụy trang tham gia diễn tập phòng không – Ảnh VOV
Trong buồng điều khiển của tổ hợp tên lửa S-300 – Ảnh VOV
Máy bay chiến đấu SU-30MK2 đang tuần tra bảo vệ bầu trời Tổ quốc – Ảnh VNN
Trong buồng lái máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư SU-30MK2 – Ảnh ĐVO
Tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P có khả năng tiêu diệt mục tiêu cách xa 300 km – Ảnh Trọng Thiết
Luyện tập phóng tên lửa phòng thủ bờ biển – Ảnh Trọng Thiết
 
 
P. Dương-
(GDVN) -Năm 2011 đã ghi dấu những thành công nổi bật đối với nền công nghiệp  – quốc phòng Việt Nam, với các thành tựu quốc phòng quan trọng. Nhằm mục tiêu đưa quân đội Việt Nam ngày càng chính qui, tinh nhuệ và tiến lên hiện đại. Nhà nước đã tích cực đầu tư cho các ngành công nghiệp quốc phòng để có thể từng bước tự thiết kế, chế tạo, xây dựng dây chuyền sản xuất…các loại vũ khí hiện đại, góp phần tăng cường sức mạnh quân sự cho quân đội trong thời kỳ mới.
Báo GDVN xin tổng hợp 10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam trong năm 2011 vừa qua.
1.Chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp.
Việc chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp có ý nghĩa rất quan trọng
Đánh dấu một trong những thành công vượt bậc của nền công nghiệp – quốc phòng nước nhà đó là việc nghiên cứu, chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 trong điều kiện phòng thí nghiệm do Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) nghiên cứu và chế tạo.Việc nghiên cứu, chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc từng bước tự làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ các nhà khoa học-kỹ thuật nước ta, đồng thời mở ra khả năng tự sửa chữa một số loại tên lửa hiện có trong trang bị của quân đội. (xem chi tiết)
2. Chế tạo thành công sơn hấp thụ sóng radar.
Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam hoàn toàn có thể được ứng dụng phủ lớp sơn tàng hình trong tương lai
Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) đã nghiên cứu, chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng  radar PD/RAP-MEH có khả năng hấp thụ sóng radar trong khoảng 8 đến 12GHz (ứng với độ dày màng sơn 1mm) lớn hơn 94%. Thời gian sống của sơn sau khi pha trộn từ 2,5 đến 3 giờ…Sơn hấp thụ sóng radar là một trong những biện pháp quan trọng để ngụy trang, tăng tính sống còn cho vũ khí trang bị kỹ thuật. Vì vậy, việc chế tạo thành công sơn hấp thụ sóng radar có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện chiến tranh hiện đại ngày nay.
Sơn có thể ứng dụng để phủ lên các bề mặt vũ khí, trang bị kỹ thuật như máy bay, tàu chiến…giúp giảm được tiết diện phản xạ tín hiệu radar và tăng cường khả năng sống còn cho người cũng như VKTB trên chiến trường.
3. Hạ thủy tàu K122 cho Hải quân.
Tàu chở khách lớn nhất và hiện đại nhất K122 cho Hải quân Việt Nam
Thành công nổi bật đầu tiên trong năm 2011 đó là việc xuất xưởng chiếc tàu chở khách hiện đại nhất và lớn nhất K122 cho Quân chủng Hải quân do Nhà máy Z189 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) thực hiện thiết kế và đóng tàu.
Quá trình tổ chức thi công đóng tàu K122, nhà máy Z189 đã áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật cùng các tiêu chuẩn chất lượng và công nghệ hiện đại của các đối tác châu Âu để có thể tiếp thu công nghệ, cũng như nâng cao trình độ đóng tàu.
Việc đóng và hạ thủy thành công tàu chở khách K122 đảm bảo các tính năng kỹ thuật, đạt chất lượng tốt sẽ góp phần xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam ngày càng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
4. Tiếp nhận các thiết bị từ nước ngoài để tự đóng 4 tàu tên lửa Molnya.
Năm 2011, Việt Nam tiếp tục nhận được các hệ thống điện tử, radar, vũ khí, động cơ…từ các công ty đóng tàu Nga và Ukraina để có thể sớm hoàn thành việc đóng 4 tàu tên lửa Molnya đầu tiên theo một hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được ký trước đó với phía Nga.
Theo hợp đồng, 4 tàu tên lửa lớp Molnya đang đóng ở Việt Nam dưới sự giám sát về chuyên môn, kỹ thuật của các kỹ sư từ Nga để có thể tiếp thu kinh nghiệm trong việc tự chủ đóng mới các chiến hạm hiện , giúp cho ngành công nghiệp đóng tàu quân sự nước ta tiếp thu được công nghệ đóng tàu của nước ngoài, tiến tới có thể tự thiết kế và đóng tàu chiến hiện đại trong tương lai gần.
5. Bàn giao tàu khảo sát, đo đạc biển.
Tiếp nối thành công của tàu chở khách K122 là việc Việt Nam đã tự đóng và bàn giao tàu khảo sát đo đạc biển HSV-6613 hiện đại mang tên Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa cho đoàn đo đạc, vẽ hải đồ và nghiên cứu biển (Quân chủng Hải quân).Tàu HSV – 6613 do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế và thi công tại Công ty Sông Thu góp phần khắc phục tình trạng thiếu trang bị phục vụ công tác nghiên cứu, khảo sát, đo đạc biển, thiết lập hải đồ toàn cảnh vùng biển Việt Nam, tạo điều kiện tốt cho công tác thăm dò, khai thác, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên biển…Việc hoàn thành đóng tàu khảo sát, đo đạc biển với đối tác Hà Lan sẽ giúp tận dụng khai thác được các công nghệ đóng tàu cũng như các thiết bị điện tử tiên tiến từ phương Tây.
6. Nghiên cứu, chế tạo thành công giáp phản ứng nổ (ERA).
Nhằm phục vụ cho việc nâng cấp, cải tiến các xe tăng T-54/55 đang được sử dụng với số lượng lớn trong quân đội.Viện T thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã nghiên cứu và chế tạo thành công giáp phản ứng nổ ERA thế hệ thứ hai có khả năng chống lại đạn tên lửa chống tăng B-72 (tên lửa chống tăng có điều khiển AT-3), cũng như các loại đạn lõm chống tăng thông thường để có thể lắp ghép trên các loại tăng hiện có của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam.
Việc thiết kế chế tạo giáp phản ứng nổ đều dùng nguyên liệu sẵn có trong nước, tiết kiệm đáng kể kinh phí. Trong khi, tính năng kỹ thuật giáp do Việt nam chế tạo được đánh giá tương đương các loại giáp trên thế giới trong chiến đấu.
7. Nâng cấp cải tiến xe tăng, tên lửa.Cục kỹ thuật binh chủng công binh đã thực hiện tốt công tác đảm bảo khí tài tên lửa, xe tăng, thiết giáp sẵn sàng chiến đấu cao bảo vệ tổ quốc trước tình hình an ninh – quốc phòng luôn có biến động.
Bên cạnh đó, cục kỹ thuật còn thực hiện một số chương trình cải tiến tổ hợp tên lửa, xe tăng – thiết giáp. Đặc biệt, cục chủ trì dự án nâng cấp hiện đại hóa xe tăng chiến đấu chủ lực T-54B.
Theo đó, trong quá trình nâng cấp xe tăng T-54B đã được ứng ụng một số công nghệ mới, tháp pháo vát góc và đặc biệt là xe tăng có thể bắn khi hành tiến (trước kia không thể vừa chạy vừa bắn). Điều này sẽ nâng cao đáng kể sức chiến đấu của bộ đội tăng – thiết giáp Việt Nam.
8. Tự đóng được tàu pháo TT400TP.
Tàu pháo TT400TP
Dựa vào tài liệu sơ bộ của đối tác, Công ty Hồng Hà hoàn thiện thiết kế, chế tạotàu pháo TT400TP, đánh dấu bước trưởng thành mới của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam.
9. Hồi sinh xe thiết giáp V-100.
Cán bộ, công nhân viên thuộc Tổng cục Kỹ thuật đã khôi phục, nâng cấp V-100, mẫu xe thiết giáp lội nước bánh lốp mà Việt Nam thu được của Mỹ sau chiến tranh.
10. Thử nghiệm kính ngắm MS.
Việt Nam đã phát triển và sản xuất thành công mẫu kính ngắm quang học đa năng MS để lắp cho súng AK báng gập và cả súng AR-15 và nhiều loại súng bộ binh khác, nhằm nâng cao tốc độ, độ chính xác khi bắn, rất thích hợp khi được trang bị cho lực lượng đặc nhiệm, chống khủng bố…
Kính ngắm quang học đa năng MS là đề tài khoa học cấp bộ, do Bộ môn Khí tài quang học (Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật Quân sự) triển khai thực hiện từ năm 2007. Đề tài đang trong giai đoạn áp dụng thử nghiệm nhưng đã được các sỹ quan quân đội đánh giá cao.
Kính ngắm MS có kết cấu chắc chắn, tin cậy, sử dụng đơn giản, thao tác lắp kính nhanh (không quá 10 giây), có thể sử dụng cả ngày lẫn đêm, khi bắn găm, bắn gần và bắn các mục tiêu ở cự ly xa, nhờ sử dụng dấu ngắm màu đỏ kết hợp với chỉ thị mục tiêu bằng tia laze.
Trịnh Xuân Tuân
-Báo Trung Quốc đưa ra điểm yếu của chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Việt Nam- (12/16/2011 8:06:39 AM) Bên cạnh việc phân tích các điểm mạnh chủ yếu của 2 chiếc chiến hạm Gepard 3.9 hiện đại nhất Việt nam thì tờ báo này cũng đã liệt kê 1 số điểm hạn chế của những chiếc chiến hạm này.
Chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Việt Nam  (ảnh: SGTT)
Chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Việt Nam (ảnh: SGTT)
Theo đó Tờ Hoàn Cầu cho biết: Trong năm nay Việt Nam đã nhận được 2 chiếc Gepard 3.9 (về Việt Nam được đổi tên thành chiến hạm Đinh Tiên Hoàng với Lý Thái Tổ) và đã kí tiếp hợp đồng mua thêm 2 chiếc chiến hạm loại này nữa. Chiến hạm Gepard 3.9 có lượng giãn nước tối đa là 2.100 tấn, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ (hơn 45 km/giờ), tốc độ tiết kiệm nhiên liệu là 18 hải lý/giờ (gần 29 km/giờ) và hành trình tác chiến tối đa lên tới 5.000 hải lý (hơn 8.000 km). Vì thế nhờ được trang bị Gepard 3.9, phạm vi tuần tra của hải quân Việt Nam có thể bao phủ toàn bộ Biển Đông.
Xem xét khía cạnh hỏa lực tiến công, những chiếc Gepard 3.9 mà Nga chế tạo cho Việt Nam là phiên bản thời bình chứ không phải thời chiến nên việc bố trí hỏa lực khá hạn chế. Gepard 3.9 phiên bản thời bình được bố trí 8 quả tên lửa hạm đối hạm Kh35, dẫn đường bằng quán tính và rađa chủ động, với tầm bắn tối đa 130 km và tốc độ bắn tối đa là 0,9 Mach. Theo kế hoạch sơ bộ, 2 chiếc Gepard 3.9 được đóng mới tiếp theo sẽ khắc phục điểm yếu này và sẽ  được trang bị nhiều tên lửa hạm đối hạm siêu âm, có tầm bắn trên 290 km. Điều này giúp lực lượng tên lửa hạm đối hạm của hải quân Việt Nam chiếm được ưu thế rất lớn về kĩ thuật trong khu vực.
Cùng với tàu ngầm Kilo 636, máy bay chiến đấu đa năng Su30MK2 và tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn 300 km đặt trên bờ, Gepard 3.9 sẽ giúp lực lượng vũ trang Việt Nam chính thức có được năng lực tiến công đa năng 3 trong 1 (trên không, dưới nước và trên mặt nước) ở khu vực biển gần, đặc biệt là việc nâng cao đáng kể khả năng chống ngầm.
“Nhược điểm chủ yếu của Gepard 3.9 nằm ở năng lực phòng không. Do được trang bị hệ thống pháo Kashtan-M (tàu khu trục tên lửa 956EM của Trung Quốc chỉ được trang bị hệ thống pháo Kashtan thời kỳ đầu), 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k, mỗi phút có thể bắn 1.000 quả đạn và 32 quả tên lửa hạm đối không 9M311 (SA-N-14) có tầm bắn 8 km, nên Gepard 3.9 chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu phòng không mang tính cứ điểm.
Trong giai đoạn đầu, Gepard 3.9 chủ yếu được sử dụng trong khu vực tác chiến của Việt Nam để bảo vệ khu vực biển có chiều sâu phòng thủ khoảng 150 km, nơi có thể nhận được sự bảo vệ của cả những quả tên lửa đất đối không tầm xa thuộc hệ thống S-300PMU1 đặt căn cứ trên bờ.
Để tăng cường năng lực phòng không của Gepard 3.9, hiện nay phương án lợi dụng không gian còn lại ở boong trước để lắp đạt tên lửa hạm đối không phóng theo chiều thẳng đứng Klinok có tầm bắn 12 km đã hoàn thành.
Với việc trang bị thêm các dàn tên lửa Klinok chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Việt Nam ít nhiều sẽ tăng cường khả năng phòng không, khả năng tiêu diệt nhiều cứ điểm cũng như mạnh dạn hơn để đi ra vùng biển xa hơn mà không phải dự vào sự hỗ trợ của tên lửa phòng thủ của Việt Nam nữa” Tờ Hoàn Cầu kết luận.
Nói tóm lại, cùng với tàu ngầm Kilo 636, máy bay chiến đấu đa năng Su30MK2 và tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn 300 km đặt trên bờ, Gepard 3.9 sẽ giúp lực lượng vũ trang Việt Nam chính thức có được năng lực tiến công đa năng 3 trong 1 (trên không, dưới nước và trên mặt nước) ở khu vực biển gần, đặc biệt là việc nâng cao đáng kể khả năng chống ngầm. Đồng thời, với sự phối hợp đó, lực lượng vũ trang Việt Nam cũng cơ bản hình thành được năng lực phòng thủ biển gần tương đối hiệu quả.
Năng lực kiểm soát và tấn công của hải quân Việt Nam sẽ mở rộng từ phạm vi 100 km trước đây lên 150-300 km. Nhưng hải quân Việt Nam vẫn thiếu các hệ thống chống ngầm, chống hạm và tác chiến phòng không biển xa.
  • Phú Nguyễn – PHUNUTODAY (theo Hoàn Cầu, nghiên cứu biển Đông)
-Việt Nam chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp và sơn hấp thụ sóng ra đa-Thành phần của nhiên liệu tên lửa hỗn hợp gồm chất cháy-kết dính, chất ô-xi hóa và các phụ gia năng lượng cao như bột nhôm, các chất nổ mạnh, phụ gia tốc độ cháy, phụ gia công nghệ… Công nghệ sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp rất phức tạp và luôn được các quốc gia giữ bí mật.
Vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 có ý nghĩa quan trọng, khẳng định năng lực từng bước làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ các nhà khoa học kỹ thuật quân sự nước ta, đồng thời mở ra khả năng tự sản xuất các tổ hợp tên lửa phòng không, cũng như sửa chữa một số loại tên lửa hiện có trong trang bị của quân đội ta.
Xem vũ khí khủng của Su-30MK2 Việt Nam mới nhận-(Phunutoday) – Theo nhiều tờ báo quân sự nước ngoài gần đây đưa tin Việt Nam vừa nhận được thêm 20 Su-30MK2 từ Nga, điều đặc biệt là lô hàng tiêm kích mới này có rất nhiều những trang bị vũ khí mới.
Mô tả ảnh.
Rất nhiều loại vũ khí mới được trang bị cho Su-30MK2 của Việt Nam
Theo đó tờ Hoàn Cầu đã trích dẫn lời của của Phó giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga ông Alexander Mikheyev  thì những chiếc Su-30MK2 mà Nga bán cho Việt Nam trong năm 2011 có nhiều sự đổi mới.
“Đầu tiên phải nói đến cabin của loại máy bay này đã được cải tiến và hiện đại hóa một cách đáng kể, ca bin đôi đã được làm với mục đích làm giảm mệt mỏi cho phi công, tăng cường khả năng chiến đấu đa mục đích của loại chiến đấu cơ này”
“Thứ hai: Những chiếc Su-30MK2 này được trang bị nhiều vũ khí mới nhằm tăng cường sức mạnh cũng như sức chiến đấu. Su-30MK2 Nga bán cho Việt Nam được trang bị một loạt các tên lửa chống tàu tiên tiến như tên lửa siêu âm Kh-31 chống tàu tầm ngắn, tên lửa chống tàu dưới âm tầm xa Kh-59 đặc biệt là Su-30MK2 Việt Nam đời 2011 có khả năng còn được trang bị loại tên lửa đạn đạo Club 3M-54″ ông Alexander Mikheyev  cho biết thêm.
Mô tả ảnh.
Su-30MK2 Việt Nam được trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu tiên tiến như Kh-31 hoặc Kh-59
Mô tả ảnh.
Ở hai bên cánh máy bay đều có hai dàn hỏa tiễn cực mạnh
Mô tả ảnh.
Đuôi những chiếc Su-30 đời mới này lớn hơn, kết thúc đuôi là vòi phun của động cơ tên lửa
Mô tả ảnh.
Su-30MK2 có rất nhiều điểm mới so với các sản phẩm máy bay cùng loại
Mô tả ảnh.
Bộ dẫn đường cho bom KAB-1500
Mô tả ảnh.
Cabin của loại máy bay này đã được cải tiến và hiện đại hóa một cách đáng kể
  • Phú nguyễn (theo Hoàn Cầu)
(Phunutoday) – Hôm qua trên trang quân sự Huanjiu của Trung Quốc có đăng một loạt ảnh về những chiếc Su-27 của không quân Việt Nam, tác giả bài báo cho rằng đây là con “át chủ bài” thứ hai của Không quân Việt Nam sau Su-30MK2.
Mô tả ảnh.
Su-27  trong biên chế Không quân Việt Nam
Với tựa đề bài viết là ” Át chủ bài trong át chủ bài” tác giả bài báo đã nói rằng:
“Hiện nay Không quân Việt Nam đang có hai loại máy bay chiến đấu khá hiện đại đó là Su-30 MK2 và Su-27, trong đó bên cạnh sức mạnh của Su-30 thì Su-27 cũng là một đối thủ đáng gờm”.
Mô tả ảnh.
*Thông số kỹ thuật của máy bay Sukhoi Su-27
- Phi hành đoàn: 1
- Chiều dài: 21,9 m
- Sải cánh: 14,7 m
- Chiều cao: 5,93 m
- Diện tích cánh: 62 m²
- Trọng lượng rỗng: 16.380 kg
- Trọng lượng cất cánh: 23.000 kg
- Trọng lượng cất cánh tối đa: 33.000 kg
- Động cơ: 2 chiếc Saturn/Lyulka AL-31F; 122.8 kN
- Vận tốc cực đại: Mach 2,35 (2.500 km/h hoặc 1.550 mph)
“Việt Nam bắt đầu mua Su-27 từ tháng 5/1995, với hợp đồng đầu tiên Việt Nam đã nhận được lô hàng bao gồm: 5 chiếc Su-27SK và 1 chiếc Su-27UBK. Hợp đồng ký thứ hai ký vào tháng 12 năm 1996, Việt Nam nhận thêm 2 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK. Từ năm 1997 đến năm 1998 Việt Nam nhận thêm 6 chiếc Su-27 nữa bao gồm: 2 Su-27SK, 2 Su-27 UBK, 2 Su-27PU…. Cho đến ngày hôm nay theo ước tính không đầy đủ thì Không quân Việt Nam có khoảng hơn 30 chiếc Su-27″, tờ báo này cho biết thêm.
Mô tả ảnh.
Su-27SK có tầm bay chiến đấu:
- Trên biển: 1.340km (800 dặm)
- Trên đất liền: 3.530 km (2070 dặm)
* Trần bay: 18.500 m (60.700 ft)
- Vận tốc cất cánh: 325 m/s (64.000 ft/min)
- Áp lực lên cánh: 371 kg/m² (76 lb/ft²)
*Vũ khí:
01 pháo 30 mm GSh-30-1 với 150 quả đạn pháo; 8.000 kg (17.600 lb) vũ khí trên 10 giá treo ngoài
Mang được 6 tên lửa không-đối-không tầm trung R-27, 4 tên lửa không-đối-không tầm nhiệt tầm gần R-73.
Theo ước tính của tờ báo này cho đến năm 2015 ít nhất thì Việt Nam cũng có khoảng gần 100 chiếc bao gồm hai loại Su-30 và Su-27 và coi đấy chính là xương sống của Không quân nhân dân Việt Nam.
“Trong thời điểm này, Su-27 và Su-30 đang là hai loại máy bay hiện đại nhất của Không quân Việt Nam, nó đang là xương sống của Không quân Việt Nam. Việt Nam đang có sự kết hợp hoàn hảo hai loại máy bay này làm một để tạo thành những phi đội SU-30/27 có sức mạnh thật sự”.
Mô tả ảnh.
Su-27 UBK
Dưới đây là hình ảnh con “Át chủ bài” thứ hai của Không quân Việt Nam trên báo Trung Quốc.
Mô tả ảnh.
Su-27 UBK hai chỗ dùng để xuất khẩu trong biên chế Không quân Việt Nam
Mô tả ảnh.
“Hiện nay Không quân Việt Nam đang có hai loại máy bay chiến đấu khá hiện đại đó là Su-30 MK2 và Su-27, trong đó bên cạnh sức mạnh của Su-30 thì Su-27 cũng là một đối thủ đáng gờm”.
Mô tả ảnh.
“Trong thời điểm này, Su-27 và Su-30 đang là hai loại máy bay hiện đại nhất của Không quân Việt Nam, nó đang là xương sống của Không quân Việt Nam. Việt Nam đang có sự kết hợp hoàn hảo hai loại máy bay này làm một để tạo thành những phi đội SU-30/27 có sức mạnh thật sự”.
  •  Phú nguyễn(Theo Huanjiu, Guangming)
Tàu Hộ vệ tên lửa HQ 012-Lý Thái Tổ do Công ty ROSO BOPNE XPORT/Liên bang Nga sản xuất, có chiều dài 102 mét, chiều rộng 13,7 mét, lượng giãn nước 2.100 tấn, có thể chịu được sóng gió cấp 10 – 12. Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công.
Trên tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ
-TSAMTO của Nga cho biết, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng từ 6-12 chiếc máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS vào năm 2015. Trang tin De Volkskrant của Hà Lan cho biết, Việt Nam đang tiến rất gần tới việc sở hữu hệ thống tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos. Việc mua tên lửa chống hạm này cần phải có được sự đồng ý của cả Nga và Ấn Độ.

-Video thể hiện một phần sức mạnh lợi hại, đáng tự hào của hải quân Việt Nam. Những chiến hạm khổng lồ có gắn tên lửa bắn cực kỳ chính xác, các chiến sĩ tác chiến cùng xe tăng lội nước, tên lửa Yakhont hiện đại mua của Nga….
Tất cả thể hiện hình ảnh một đội quân tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng bảo vệ cùng trời, vùng biển của Tổ quốc, đập tan mọi mưu toan xâm lược từ bên ngoài…
-
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1Sức mạnh hệ thống tên lửa S-300PMU1 của Việt Nam (bee 01/07/2011)
- S-300PMU1 là  hệ thống tên lửa phòng không tầm trung cơ động, đa kênh dùng để bảo vệ các mục tiêu hành chính, công nghiệp và quốc phòng trọng yếu trước các cuộc tấn công bằng các phương tiện tấn công đường không của đối phương.
TIN LIÊN QUAN
Hệ thống S-300PMU1 là biến thể cải tiến của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU, có thể tích hợp  được trên các tàu hải quân và tiến hành tác chiến  độc lập, bảo đảm tiêu diệt các loại máy bay, tên lửa có cánh chiến lược, tên lửa chiến thuật hiện đại và các mục bay với tốc độ đến 2.8000m/s, có mặt phản xạ hiệu dụng nhỏ (từ 0,02m2)… trong điều kiện bị oanh tạc liên tục và tác động mạnh của các loại nhiễu tích cực và tiêu cực.
S-300PMU1 gồm các phương tiện tác chiến, radar chiếu xạ và dẫn hướng, 12 ống phóng, các tên lửa có điều khiển, các phương tiện bảo dưỡng kỹ thuật, các phương tiện khai thác kỹ thuật và bảo quản tên lửa, xe thiết bị liên kết trắc địa, tài liệu hướng dẫn sử dụng, phụ tùng, các phương tiện cung cấp điện cho radar và ống phóng, ô tô.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 có thể bắn đồng thời đến 6 mục tiêu. Mỗi mục tiêu có thể bị tiêu diệt bằng 1 quả tên lửa hoặc theo loạt gồm 2 quả tên lửa. Khi bắn loạt, quả tên lửa thứ nhất sẽ được phóng bởi trắc thủ, còn quả thứ hai sẽ được phóng ở chế độ tự động.
Việc dẫn đường tên lửa được thực hiện theo mệnh lệnh của radar. Radar truyền mệnh lệnh đến khoang tên lửa. Mệnh lệnh dẫn đường tên lửa được tính toán theo tọa độ mục tiêu và tên lửa, được xác định bởi radar và theo các dữ liệu bám mục tiêu của bộ định vị vô tuyến trên khoang tên lửa. Nhờ vậy, việc dẫn đường cho tên lửa được chính xác hơn dù trong bất cứ môi trường nhiễu chủ động nào, kể cả khi bắn nhóm mục tiêu hay các mục tiêu bay thấp.
Ống phóng của S-300PMU1
Ống phóng của S-300PMU1
Ở giai đoạn cuối quỹ đạo bay (1-2s trước khi trúng mục tiêu), việc đãn đường tên lửa chủ yếu được tiến hành theo các dữ liệu của bộ định vị vô tuyến trên khoang. Sau khi bắn mục tiêu, hệ thống sẽ tự động đánh giá kết quả và chuẩn bị loạt bắn mới. Radar của S-300PMU1 làm việc trong dải sóng X, gồm trạm anten, thiết bị thu phát, thiết bị nhận biết… Radar có thể hoạt động ở các dải quan sát tự động sau (góc tà x góc phương vị): 1° х 90° (phát hiện các mục tiêu bay thấp), 14° х 64° (phát hiện các mục tiêu khí động học ở tầm thấp và tầm trung), 5° х 64° (phát hiện các mục tiêu ở tầm xa), 10° х 32° (phát hiện tên lửa đạn đạo).
Radar quan sát và dẫn đường 30N6Е1
Radar quan sát và dẫn đường 30N6Е1
Xe thiết bị liên kết trắc địa 1Т12М2
Xe thiết bị liên kết trắc địa 1Т12М2
Ống phóng bảo đảm tự động chuẩn bị và phóng tên lửa theo mệnh lệnh từ radar quan sát và dẫn đường, cũng như vận chuyển và bảo quản tên lửa. Ống phóng gồm các thiết bị điện cơ học và thủy lực học, thiết bị chuẩn bị và phóng tên lửa, các phương tiện tự động cung cấp điện.
Tên lửa phòng không có điều khiển 48N6E của S-300PMU1 được lắp đặt trên congtainer vận chuyển – phóng dưới dạng nạp đầy đủ, không cần kiểm tra và hiệu chỉnh trong thời gian khai thác (tối thiểu 15 năm). Trọng congtainer chứa tên lửa là 2.560kg. Tên lửa có thể phóng thẳng đứng. Tên lửa được trang bị bộ định vị vô tuyến trên khoang; thiết bị vô tuyến trên khoang, bảo đảm trao đổi thông tin theo các đường liên lạc vô tuyến; bộ lái tự động; đầu nổ và đầu đạn tác chiến.
So sánh các đặc tính của S-300PMU1 và Partiot Pac-2 (Mỹ)
S-300PMU1
Partiot Pac-2
Phạm vị đánh chặn các mục tiêu khí động học/ tên lửa đạn đạo
40-150 km
Đến 90km/ 20km
Độ cao đánh chặn các mục tiêu khí động học/ tên lửa đạn đạo
0,01 đến 30km
0,06 đến 24,4km / 3 đến 12km
Vận tốc tối đa của mục tiêu
10.000m/s
2.200 m/s
Trọng lượng đầu đạn tác chiến
140 kg
80kg
Loại đầu đạn tác chiến
Dẫn hướng
Dẫn hướng
Thời gian chuẩn bị và triển khai phóng
5 phút
15/30 phút
Phương tiện vận chuyển
Xe bánh hơi
Bán rơ-moóc
Hoàng Liên (Tổng hợp)
 
1. Chiến hạm Petya II – III
Petya II và III là lớp chiến hạm hiện đại đầu tiên được HQNDVN nhận về sau khi giải phóng miền nam, năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ. Hiện nay Petya vẫn còn phục vụ trong lực lượng HQ Việt Nam
2. Tàu tuần tiễu lớp Petya-III - Độ giãn nước: 1,040 tấn
- Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.72 mét
- Sức đẩy: 3 trục; 1 cruise diesel, 6,000 bhp; 2 boost gas turbines, 30,000 shp;29 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 92Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D air search
- Sonar: Titan hull mounted MFEW: Bizan-4B suite with Watch Dog intercept
- Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 3 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 4giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL
- Nguồn gốc: tàu tuần tiễu xuất khẩu của Nga, Việt Nam nhận năm 1978.
- Việt Namhiện có 2 chiếc HQ-09, HQ-11.
3. Tàu hỏa tiễn cỡ nhỏ lớp BPS 500
Giữa Tháng Mười, 2003, Việt Nam đã đặt mua 10 tàu tấn công chạy nhanh của Nga do công ty Vympel vẽ kiểu. Theo thỏa thuận, các tàu chiến này sẽ được sản xuất ngay tại Sài Gòn (Saigon Shipbuilding Company) với bản vẽ có bí danh là chiến hạm loại BPS-500.
- Độ giãn nước: 517 tấn
- Kích thước: 62 x 11 x 2.5 mét/203.4 x 36 x 8.2 feet
- Sức đẩy: 2 động cơ diesel, 2 waterjets, 19,600 bhp, 32 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 28
- Radar: Positiv-E/Cross Dome air/surf searchEW: 2 PK-16 decoy
- Vũ khí: 8 hỏa tiễn Kh-35 Uran SSM, 1 đại bác 76.2mm, 1 súng phòng không 30 mm,2 súng 12.7 mm MG
- Nguồn gốc: Nga thiết kế, được đóng tại Việt Nam
4. Tàu tên lửa Tarantul (Molniya)Tàu phóng tên lửa lớp Tarantul I đã có mặt tại Việt Nam vào năm 1999. Và Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1; 2 chiếc Tarantul thế hệ mới thuộc project 1412.8 được gắn hệ thống tên lửa tấn công Uran-E được giao cho Việt Nam vào năm 2006 – 2007. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul nữa tại chính Việt Nam.
Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.
- Tàu tên lửa Tarantul được phát triển theo dự án số 12421 của Nga, bao gồm: Tàu chiến đấu, tàu bổ trợ và tàu tuần tra tại các vùng cửa biển, ven bờ. Tàu tên lửa Tarantul trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống ra-đa trinh sát và kiểm soát xạ kích. Ra-đa có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống ra-đa kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và xử lý các tín hiệu đó chuyển thành dữ liệu tác xạ trên máy tính.
* Vũ khí chính trang bị trên tàu Tarantul gồm:
- Trang bị hệ thống tên lửa đối hạm với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg
- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm Moskit – SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg
- Hoặc tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C” với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 80 km, tốc độ March 0.9.
- 12 tên lửa phòng không Igla-1M;
- 1 pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15 km
- Hai pháo phòng không 30mm AK-630M.
Hệ thống ra-đa trên tàu có: Ra-đa trinh sát băng HF, UHF, ra-đa nhận biết mục tiêu không-biển, ra-đa điều khiển, kiểm soát xạ kích cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét.
Tàu tên lửa Tarantul có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 sức ngựa, 3 động cơ Diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44 người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Việt Nam đã mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Sẽ có khoảng 20 chiếc sẽ ra đời tại Việt Nam
Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul thế hệ mới cũng đã có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 “Thần Sấm”. Loại này có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul Project 1241.8 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao .
Theo một số chuyên gia nước ngoài phân tích, Với 2 chiếc Gepard (sẽ về Việt Nam cuối năm 2009) và trên 20 Tarantul tiếp tục đóng mới, hải quân Việt Nam sẽ tiến tới thành lập hạm đội biển Đông với trên dưới 30 chiến hạm hiện đại.
5. Khu trục hạm Gepard
Năm 2007, công ty đóng tàu Zelenodolsk nhận được hợp đồng đóng hai tàu chiến lớn Gepard-3.9 và Project 11.661 cho hải quân Việt Nam. Chiếc tàu chiến đầu tiên sẽ được giao vào đầu năm 2010 và chiếc thứ nhì, giữa năm 2010. Đặc biệt Gepard 3.9 được thiết kế sản xuất riêng cho Việt Nam. Đây là loại tàu phục vụ việc săn tìm, phát hiện và chiến đấu với các mục tiêu trên mặt nước, ngầm và trên không, thực hiện các chiến dịch tuần tra, với trọng lượng 2100 tấn và tầm tuần du tới 5000 hải lý, trang bị vũ khí của Nga.
Tàu tuần duyên Gepard dài 102m, trọng tải 1,900 tấn, tốc độ 26 knots, trang bị 8 hỏa tiễn SSN-25, có từ một tới ba đai bác 76 ly, bốn ống phóng thủy lôi và có khả năng tránh radar cao.
6. Tàu tên lửa lớp Osa-II- Độ giãn nước: 226 tấn
- Kích thước: 38.6 x 7.6 x 2 mét
- Sức đẩy: 3 động cơ diesel, 3 trục, 15,000 bhp, 35 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 28
- Vũ khí: 4 hỏa tiễn SS-N-2B Styx SSM, 2 dual 30 mm
- Nguồn gốc: Liên xô sản xuất, 8 chiếc được giao trong năm 1979-81.  
Tàu Osa là lọai tàu tấn công cao tốc do Liên xô phát triển vào đầu thập niên 1960 theo các dự án 250 (Osa 1) và 250U (Osa 2). Đây là lọai tàu chiến được sản xuất với số lượng nhiều nhất, trên 400 chiếc được xuất xưởng.
Chữ Osa có nghĩa là Ong bắp cày, nó mang tên này do đặc điểm chiến đấu của mình. Việt Nam hiện có khỏang 8 chiếc Osa 2 vẫn còn họat động tốt.
Tàu Osa đựơc phát triển nhằm thay thế loại tàu tấn công “Komar” – Loại chiến hạm mini đầu tiên trên thế giới có trang bị hỏa tiễn đối hạm, có khả năng đánh chìm một chiến hạm to hơn nó gấp nhiều lần. Thân tàu Osa được làm bằng hợp kim nhẹ với cấu trúc đặc biệt cùng với 3 động cơ công suất 12000 mã lực và 3 chân vịt, điều này giúp Osa đạt được tốc độ 40 hải lý/giờ
Vũ khí chính là 4 hỏa tiễn P-15 / SS-N2 được điều khiển bằng ra đa có khả năng đánh chìm 1 chiến hạm to lớn gấp 10 lần Osa ở khỏang cách hơn 80 km. Theo lý thuyết cần 6 Osa để đánh chìm một khu trục hạm 20.000 tấn. Vũ khí phụ của Osa là 4 đại bác 30mm AK-230, chủ yếu để phòng không hơn là chiến đấu với tàu chiến khác.
Chiến thuật chủ yếu của Osa là “đánh và chạy”, lợi dụng tốc độ cao của mình Osa bất ngờ tiếp cận đối thủ và phóng tên lửa sau đó chạy thật nhanh trước khi tàu địch kịp phản ứng, nếu có máy bay địch truy kích thì dùng 4 súng phòng không để chống trả. Chiến thuật này có phần giống các tàu phóng lôi, nhưng khác ở cự ly tiếp cận là vài chục km và vũ khí là hỏa tiễn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với ngư lôi.
Osa đã tham chiến nhiều trận, trong đó Osa chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến tranh Iraq-Iran 1980. Điểm yếu chính là hệ thống điều khiển tên lửa và khả năng tự vệ không cao. Tuy nhiên với khối lượng chỉ 200 tấn và tốc độ cao cùng với 4 hỏa tiễn chết người, Osa vẫn là một đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi hành quân với số lượng lớn.
Ngày nay, Osa vẫn là vũ khí chính của hải quân ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy vậy Tarantul vẫn là lựa chọn số một dành cho dòng tàu cao tốc mang tên lửa.
7. Tàu phóng lôi lớp Turya
- Độ giãn nước: 250 tấn- Kích thước: 39.6 x 7.6 x 2 mét
- Kích thước: 39.6 x 9.6 x 4 mét
- Sức đẩy: 3 động cơ diesel, 3 trục, 15,000 bhp, 37 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 26- Sonar: Rat Tail dipping
- Vũ khí: 1 tháp pháo gắn súng 2 nòng 57mm/70cal AA, 1 súng 2 nòng 25 mm, 4 ống phóng ngư lôi 21 inch
- Nguồn gốc: Liên Xô sản xuất giao năm 1984.
- Nơi sản xuất: Vladivostokskiy Sudostroitel’niy Zavod, Vladivostok, Russia.
8. SO 1 class patrol boats
- Độ giãn nước: 213 tấn
- Kích thước: 41.9 x 6.1 x 1.8 mét
- Sức đẩy: 3 động cơ diesel, 3 trục, 6,000 bhp, 28 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 33Vũ khí: 2 súng 2 nòng 25 mm, 4 hỏa tiễn RBU-1200 ASW RL, 18 mìn
9. Tàu phóng lôi lớp Shershen
- Độ giãn nước: 161 tấn
- Kích thước: 34.60 x 6.74 x 1.72 mét
- Sức đẩy: 3 động cơ diesel, 3 trục, 12,000 bhp, 42 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 22
- Vũ khí: 2 dual 30 mm, 4 21 inch torpedo tubes, mines
- Nguồn gốc: Liên Xô sản xuất giao năm 1979-1983.  
10. Tàu quét mìn lớp Yurka- Độ giãn nước: 560 tấn full load
- Kích thước: 52.1 x 9.6 x 2.65 mét/171 x 31.5 x 8.7 feet
- Sức đẩy: 2 động cơ diesel, 2 trục, 5,000 bhp, 16 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 46
- Sonar: MG-69 Lan’ mine avoidance
- Vũ khí: 2 dual 30 mm, 10 mines
- Nguồn gốc: Ex-Soviet steel-hulled minesweepers.
- Nơi sản xuất: Vladivostokskiy Sudostroitel’niy Zavod, Vladivostok, Russia.
- Việt Nam hiện có tàu HQ-851 , HQ-855 .
11. Khu trục hạm Phạm Ngũ Lão
- Độ giãn nước: approx. 2,800 tấn full load 2800 tấn
- Kích thước: 94.7 x 12.5 x 4.1 mét
- Sức đẩy: 4 động cơ diesel, 2 trục, 6000 bhp, 18 hải lý/ giờ nominal
- Thủy thủ đoàn: 200
- Vũ khí: 3 37 mm, 2 dual 25 mm, 2 SA-N-5 SAM, 2 cối 81 mm
- Nguồn gốc: Đây là khu trục hạm chiến lợi phẩm thu được của hải quân ngụy, banđầu thuộc lực lượng tuần duyên Hoa kỳ sau đó chuyển giao do hải quân Nam ViệtNam.
- Vũ khí trên tàu đã được thay thế bằng vũ khí của Liên Xô
- Nơi sản xuất: Lake Washington SY, Houghton, WA.
12. Tàu quét mìn lớp Yevgenya ( Project 1258 )
- Độ giãn nước: 77 tấn – 90 tấn full load
- Kích thước: mét ( Chưa có kích thước cụ thể )
- Tầm họat động : 300 dặm ở vận tốc 10 hải lý/ giờ
- Sức đẩy: 2 động cơ diesel, 2 trục, 600 bhp, tốc độ tối đa 11 hải lý/ giờ
- Thủy thủ đoàn: 10 người
- Sonar: MG-7 small transducer streamed over the stern on a crane Radar : radar at I-band frequency (NATO: Spin Trough)
- Vũ khí: 1 pháo 2 nòng cỡ 25 mm, 10 quả thủy lôi
- Nguồn gốc: Liên bang Xô Viết thiết kế và sản xuất thập niên 1960.
- Nơi sản xuất: Vladivostokskiy Sudostroitel’niy Zavod, Vladivostok, Russia. Tên :
- Chưa có tên cụ thể của các tàu VN đang sử dụng . Hiện VN đang có 2 chiếc được sử dụng từ năm 1979 .
13. Tàu tuần tra cao tốc Mirage ( Project 14310) 
- Độ giãn nước: 127.10 tấn
- Kích thước: 35.45 x 6.79 x 2.76 mét
- Sức đẩy: 2 động cơ diesel M520B, 2 trục , 2 động cơ waterjets, 10,800 bhp ( 7940 kW )
- Tốc độ tối đa : 50 hải lý/ giờ Thủy thủ đoàn: 14 người
- Vũ khí: 1 pháo phòng không 30 mm_ AK-306 lọai 6 nòng tốc độ bắn 600- 1000 phát / 1phút , 2 ng máy 14.5 mm + 1 hệ thống tên lửa phòng không Igla 1 M + súng phóng lựu chống ngầm cầm tay DP-64 + … SHTURM missile system complete with ATAKA missiles ( 6 tên lửa tầm xa 5800 mét ).
- Nguồn gốc: Almaz Central Marine Design Bureau in Saint Petersburg Việt Nam hiện có 4 chiếc.
14. Tàu tuần tiễu cao tốc lớp Svetlyak ( project 10410 )- Độ giãn nước: 375 tấn
- Kích thước: 49.5 x 9.2 x 2.16 mét Sức đẩy: 3 trục; 3 cruise diesel x 4.700 bhp ;
- Vận tốc : tối đa 30 hải lý/ giờ
- Tầm họat động : 2200 hải lý với vận tốc trung bình 13 hải lý / giờ
- Thủy thủ đoàn: 28 Vũ khí: 1 đại bác 76.2mm, 1 súng phòng không 30 mm, 2 súng 12.7 mm MG Mồi bẫy : 1×4 P3RK
Theo hãng tin RIA Novosti, Nga đã bắt đầu thực hiện hợp đồng cung cấp cho Việt Nam lô hàng máy bay tiêm kích Su-30MK2.
Theo đó, 4 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên đã được chuyển giao cho Không quân Việt Nam. (>> chi tiết)
Nhân sự kiện này, Đất Việt xin giới thiệu với độc giả một số thông tin về chiến đấu cơ Su-30MK2.
Su-30MK2 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không bằng tên lửa điều khiển tầm trung và tầm ngắn, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước bằng tất cả các loại vũ khí có độ chính xác cao.
Su-30MK2 có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội trong nhiều kiểu thời tiết. Chiến đấu cơ này cũng có thể được sử dụng để huấn luyện các kỹ thuật bay và cách sử dụng các phương tiện tiêu diệt đường không cho phi công.
Đây là loại máy bay 2 chỗ ngồi, có khả năng thực thi nhiệm vụ trong điều kiện đêm tối, đặc biệt có thể sử dụng cả các loại vũ khí tác chiến tầm xa và tiếp nhiên liệu trên không.
Máy bay tiêm kích Su-30MK2
Theo đánh giá của các chuyên gia Nga, phiên bản Su-30MK2 dành cho Việt Nam có nhiều cải tiến để tác chiến hỗn hợp.
Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30MK2 có thể làm nhiệm vụ tiêm kích (không chiến) nhằm đánh chặn và giành ưu thế trên không.
Khi thực hiện nhiệm vụ cường kích, máy bay có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt hệ thống phòng không – radar của đối phương. Loại máy bay tiêm kích này cũng là “quả đấm” lợi hại trong các trận không – hải chiến, có khả năng diệt gọn các mục tiêu trên biển.
Su-30MK2 có kết cấu khung càng chắc chắn bảo đảm độ tin cậy, có khả năng cất cánh với tải trọng tác chiến tối đa lên đến 38 tấn.
So sán khả năng của Su-30MK2 với một số máy bay chiến đấu Mỹ.
Thiết bị trinh sát hiện đại
Ở chế độ “không đối không”, radar của Su-30MK2 làm việc bảo đảm sục sạo các mục tiêu trên không, làm cơ sở cho các quyết định tấn công các mục tiêu bằng tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa với các hệ thống điều khiển khác nhau; sục sạo, chặn bắt và bám các mục tiêu quan sát được bằng mắt thường trong hoạt động tác chiến tầm gần.
Ở chế độ “không đối đất”, radar của Su-30MK2 bảo đảm phát hiện mục tiêu trong nhiều điều kiện thời tiết, đo tọa độ các mục tiêu mặt nước và mặt đất, cung cấp tọa độ cho việc điều khiển tên lửa Kh-31А, Kh-35E, Kh-59МК tấn công.
Buồng lái Su-30MK2
Hệ thống ngắm bắn quang – điện tử của máy bay gồm thiết bị định vị – quang học và hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công. Thiết bị định vị – quang học là khối kết hợp giữa thiết bị định vị quan sát ảnh nhiệt – theo dõi và thiết bị đo xa – chỉ thị mục tiêu bằng laser, được sử dụng để phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không ở bán cầu phía trước và phía sau mục tiêu theo bức xạ nhiệt, đo cự ly từ máy bay đến các mục tiêu mặt đất và trên không bằng tia laser.
Ngoài ra, nó còn được sử dụng để chiếu laser vào các mục tiêu mặt đất, “dẫn đường” cho các tên lửa “không đối đất” có đầu tự dẫn laser chủ động tấn công.
Vũ khí đa dạng
Vũ khí của Su-30MK2 gồm pháo tự động cỡ 30mm loại GSh-301 (150 quả đạn), bom hoặc tên lửa được bố trí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân.
Vũ khí tên lửa “không đối không” gồm các tên lửa có điều khiển tầm trung R-27 (R-27T1 và R-27ET1 được trang bị đầu tự dẫn nhiệt, R-27R1 và R-27ER1 được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động), tên lửa R-27P1, R-27EP1, tên lửa tầm ngắn R-73E với đầu tự dẫn hồng ngoại, tên lửa tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động.
Để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất (mặt nước), Su-30MK2 sử dụng các loại vũ khí có điều khiển và không có điều khiển.
Vũ khí có điều khiển “không đối đất” bao gồm tên lửa Kh-59ME, Kh-35E và Kh-59MK, tên lửa đối hạm siêu tốc tầm trung Kh-31P với đầu tự dẫn radar thụ động, tên lửa tầm ngắn Kh-29T (E) với đầu tự dẫn nhiệt hoặc Kh-29L với đầu tự dẫn laser, bom hàng không điều khiển KAB-500KP (KAB-500-OD).
Vũ khí không có điều khiển bao gồm bom hàng không loại 500kg, 250kg và 100kg, bom cháy và tên lửa không có điều khiển S-8, S-13, S-25-OFM.
Danh mục các loại vũ khí của Su-30MK2
Thông số cơ bản của Su-30MK2
Động cơ: 2xAL-31F
Dài: 21,9m; Cao: 6,4m; Sải cánh: 14,7m
Trọng lượng cát cánh tối đa 34.500 kg
Trọng lượng tải tác chiến: 8.000kg
Dự trữ nhiên liệu: 9.720kg
Vận tốc bay tối đa: Mach 2
Trần bay thực tế: 17.300m
Anh Dũng (tổng hợp)
-
Cảm ơn bác Quyên mách tin và có lời bình:
Việt nam đừng nghĩ mình mua được tên lửa hiện đại mà Trung quốc không mua được : trừ khi mình sản xuất được thì mới đáng gờm : ?
VIT – Hãng tin RIA Novosti ngày 22/6 đưa tin: Nga đã bắt đầu chuyển 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên theo hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu cho Việt Nam.
Người dẫn đầu đoàn đại biểu của công ty xuất khẩu vũ khí Nga Sergei Kornev thông báo về điều này với các nhà báo tại triển lãm hàng không quốc tế đang diễn ra ở Paris, Pháp.Theo nguồn tin trên, Nga đã ký hợp đồng với Việt Nam cung cấp 8 máy bay chiến đấu. Thỏa thuận cung cấp thêm 12 chiếc cho Việt Nam đã được ký kết. Thời gian thực hiện hợp đồng là từ năm 2011 đến năm 2012.
“Bốn chiến máy bay Su-30MK2 đầu tiên đang được chuyển về Việt Nam”, ông Kornev nói.
Các máy bay chiến đấu Sukhoi hiện có trong trang bị 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Algeria, Iran, Ukraine và Azerbaijan. Tính tổng cộng trong thời gian hoạt động của hãng Sukhoi, các khách hàng nước ngoài đã được cung cấp trên 3.000 máy bay tiêm kích.
Su 30MK2 là phiên bản nâng cấp của Su 30, được tập đoàn Sukhoi phát triển từ những năm 90. Nó có khả năng mang tên lửa chống tàu, đạt tới vận tốc 2.100km/h và tầm xa là 3.500km.
Dòng máy bay Su-30 có nhiều phiên bản dành xuất khẩu cho các nước khác nhau. Phiên bản Su-30MK2 dành cho Việt Nam có nhiều cải tiến để tác chiến hỗn hợp. Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30MK2 có thể làm nhiệm vụ tiêm kích (không chiến) nhằm đánh chặn và giành ưu thế trên không. Khi chuyển sang làm nhiệm vụ cường kích, có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt hệ thống phòng không – radar của đối phương. Loại máy bay này cũng là “nắm đấm” lợi hại trong các trận không – hải chiến, có khả năng diệt gọn các mục tiêu trên biển.
Ngoài máy bay chiến đấu, Việt Nam còn mua tàu ngầm của Nga. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, nêu rõ Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Liên bang Nga 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo 686.
Đại tướng Phùng Quang Thanh còn cho biết thêm: “Các tàu ngầm này sẽ chỉ hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Việc làm bình thường này của chúng tôi rất công khai và minh bạch như tôi đã có dịp trả lời phỏng vấn báo chí trong nước”.
P. Thảo (Theo RIA) Nguồn tin: Thanhnien - Rian - Vtc
Kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, hôm qua, Quân chủng Phòng không – không quân tổ chức cho đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí giao lưu và tham quan buổi luyện tập khí tài tổ hợp tên lửa S-300PMU1 của Đoàn tên lửa phòng không 64 – Sư đoàn phòng không 361. Đây là tên lửa tối tân nhất thế giới hiện nay, có thể bảo vệ vững chắc vùng trời Thủ đô và miền Bắc.Trung t�m �i�u khi�n ho�t ��ng c�a t�n l�a S-300.
Trung tâm điều khiển hoạt động của tên  lửa S-300.
Phải đội nắng đứng giữa thao trường để xem đơn vị luyện tập nhưng nắng chưa kịp đổ lửa lên đầu người thì buổi diễn tập đã xong vì quy trình khởi động và điều khiển tổ hợp tên lửa S-300 PMU1 hoạt động chỉ mất có mấy phút.
Khí tài tên lửa S-300PMU1 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Liên bang Nga sản xuất, được đánh giá là tối tân nhất hiện nay. So sánh các tính năng với tên lửa Patriot của Mỹ thì tên lửa phòng không S-300 PMU1 đều vượt trội, như: cự ly tiêu diệt xa nhất, độ cao tiêu diệt cao nhất, vận tốc mục tiêu bị tiêu diệt lớn nhất; trọng lượng đầu đạn, diện tích che phủ bảo vệ của khí tài tên lửa phòng không S-300 PMU1 cũng lớn hơn.
Tổ hợp tên lửa này là hệ thống tên lửa phòng không cơ động, đa kênh dùng để tiêu diệt tất cả các phương tiện tập kích đường không hiện đại của đối phương trong hiện tại và tương lai, gồm các loại máy bay chiến lược và chiến thuật, các loại tên lửa đạn đạo chiến lược, chiến dịch-chiến thuật ở mọi giải độ cao, vận tốc, trong mọi điều kiện có nhiễu cường độ lớn và các thủ đoạn kỹ, chiến thuật khác.
Cự ly phát hiện là 300 km, diệt mục tiêu cự ly gần là 5 km, cự ly xa là 150 km, độ cao 27.000 m và thấp nhất là 10 m.
T�n l�a S-300.Tên lửa S-300.
Tổ hợp tên lửa lửa phòng không S-300 PMU1 có khả năng vượt địa hình phức tạp, đường xấu, lầy lội, vượt hào rãnh có độ rộng đến 2,5 km, độ chênh cao mặt đường đến 60 cm. Số lượng mục tiêu được bám sát và bắn cùng lúc là 6 mục tiêu. Số lượng tên lửa được điều khiển cùng lúc là 12 tên lửa. Thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại dưới 5 phút; từ trạng thái trực ban sang chiến đấu 40 giây và nhiều tính năng hiện đại khác. Giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 từ 120-150 triệu USD, giá một quả tên lửa là 1 triệu USD.
Thượng tá Lê Văn Thanh – Đoàn trưởng Đoàn tên lửa phòng không 64 – cho biết: Đơn vị đã tiếp nhận khí tài này được mấy năm. Trang bị tổ hợp phòng không là quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân, được tiếp nhận và sử dụng khí tài hiện đại nhất là vinh dự và trách nhiệm của đơn vị.
Để làm chủ khí tài tối tân này, đơn vị ngoài cử cán bộ sang học tập ở nước bạn tiếp cận với khoa học công nghệ thế giới còn nâng cao trách nhiệm, học tập nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, sẵn sàng chiến đấu, đối phó với các tình huống xảy ra trên không, bảo vệ bầu trời Thủ đô Hà Nội và miền Bắc.
Với khí tài này, lực lượng phòng không yên tâm bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.
Theo Pháp luật VN
Để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, Hải quân nhân dân Việt Nam thường xuyên thực hiện huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
Sau đây là một số hình ảnh về Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, làm chủ các trang thiết bị mới, hiện đại.
Biên đội tàu Hải quân NDVN chuẩn bị huấn luyện trên biển.
Tàu hộ vệ săn ngầm Lữ đoàn 171 bắn đạn thật.
Tên lửa bộ Hải quân bắn đạn thật.
Tàu Hải quân huấn luyện bắn đạn thật trên biển.
Chuẩn bị đi biển.
Hải quân đánh bộ luyện tập sẵn sàng chiến đấu.
Huấn luyện làm chủ trang bị mới, hiện đại ở Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân.
Hải quân nhân dân Việt Nam chính qui, tinh nhuệ, hiện đại.
Tên lửa bộ sẵn sàng chiến đấu.
Biên đội tàu Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân huấn luyện trên biển.
Tàu của Đoàn M72 huấn luyện trên biển.
Theo Báo Quân đội Nhân dân
(GDVN) – Hải quân Nhân dân Việt Nam là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức, chỉ huy, quản lý, xây dựng quân đội bảo vệ vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Cơ quan chỉ huy là Bộ Tư lệnh Hải quân. Hải quân Nhân dân Việt Nam có các binh chủng Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, Tàu ngầm.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế của đất nước, trong những năm vừa qua lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam cũng đã được đầu tư các phương tiện vũ khí phòng thủ hiện đại, đủ sức bảo vệ tổ quốc, ngăn chặn các âm mưu chiến tranh và giữ vừng hoà bình, toàn vẹn lãnh thổ.
Chiến hạm hải quân:
Hải phòng hạm Petya II
Hải phòng hạm Petya II
Chiến hạm Gepard (Đinh Thiên Hoàng)
Hải phòng hạm Petya III
Hải phòng hạm Petya III
Hộ tống hạm BPS-500
Hộ tống hạm BPS-500
Hộ tống hạm Tarantul I
Hộ tống hạm Tarantul I
Hộ tống hạm Tarantul V
Hộ tống hạm Tarantul V
Tuần tra hạm Turya
Tuần tra hạm Turya
Tuần tra hạm Turya PTF
Tuần tra hạm Turya PTF
Tuần tra hạm Shershen PTF
Tuần tra hạm Shershen PTF
Tuần tra hạm Svetlyak
Tuần tra hạm Svetlyak
Tên lửa hải quân:
P-500 Bazalt/SS-N-12 Sandbox
P-500 Bazalt/SS-N-12 Sandbox
Kh-41 Moskit/SS-N-22 Sunburn
Kh-41 Moskit/SS-N-22 Sunburn
P-800 Oniks/SS-N-26 Yakhont
P-800 Oniks/SS-N-26 Yakhont
P-800 Oniks/SS-N-26 Yakhont
Kh-35 Uran/SS-N-25 Switchblade 3M-24E
Kh-35 Uran/SS-N-25 Switchblade 3M-24E
Kh-35 Uran/SS-N-25 Switchblade 3M-24E khai hoả
 P-15 Termit//SS-N-2A/B Styx
P-15 Termit//SS-N-2A/B Styx
P-15 Termit//SS-N-2A/B Styx
Kh-41 Moskit
Kh-41 Moskit
Kh-41 Moskit
 Kh-35 Uran
Kh-35 Uran
P-800 Oniks/Yakhont
P-800 Oniks/Yakhont
P-800 Oniks/Yakhont
P-800 Oniks/Yakhont
Tuần tra hàng hải đường không có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh tình hình biển Đông ngày càng diễn biến theo chiều hướng phức tạp.
Tuần tra hàng hải đường không là một bộ phận không thể thiếu đối với đảm bảo an ninh hàng hải và khả năng tác chiến của hải quân các nước trên thế giới.
Đối với các nước lớn trên thế giới, từ lâu tuần tra hàng hải đường không có vai trò mang tầm chiến lược. Các nước như Nga, Mỹ liên tục phát triển những năng lực mới cho các loại máy bay tuần tra hàng hải.
Theo đó, các máy bay này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, buôn lậu, phát hiện và xử lý sớm các tàu thuyền lạ xâm nhập lãnh hải.
Các máy bay trinh sát thực hiện phát hiện, định vị và tiêu diệt tàu chiến của đối phương điển hình có máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon, P-3 Orion của Mỹ, IL-38, Tu-142F của Nga.
Đây là các loại máy bay có tầm hoạt động xa, khả năng bao phủ một vùng rộng lớn từ trên cao, nhanh chóng có mặt tại các điểm nóng, đối phó hiệu quả với các tình huống bất ngờ.
Hiểu rõ được vai trò của tuần tra hàng hải đường không trong tình hình biển Đông đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Quân đội Nhân dân Việt Nam đang từng bước phát triển lực lượng tuần tra hàng hải đường không.
Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán máy bay với các nước phương Tây. Hợp đồng mua bán 6 máy bay thủy phi cơ lưỡng dụng DHC-6 Twin Otter series 400 đã được ký kết với Tập đoàn Viking Air Canada.
DCH-6 có khả năng hoạt động linh hoạt cả trên biển lẫn trên đất liền. Việc trang bị loại máy bay này sẽ mở ra năng lực mới cho đảm bảo an ninh hàng hải của nước ta.
Dự kiến, công việc giao hàng sẽ được bắt đầu trong giai đoạn từ 2012-2014, phía Tập đoàn Viking Air Canada sẽ hỗ trợ công tác đào tạo phi công tại Canada. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký một hợp đồng mua 3 chiếc máy bay trinh sát hàng hải  CASA C-212 từ Tây Ban Nha.
Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình thành lập lực lượng Không quân Hải quân Quân đội Nhân Dân Việt Nam nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung, không chỉ thể hiện Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có trang bị kỹ thuật đa dạng mà còn mở ra một hướng xây dựng lực lượng tác chiến đa dạng, đảm bảo an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh quốc tế ngày một phức tạp.
Đặc điểm kỹ thuật DHC-6
DHC-6 một loại thủy phi cơ lưỡng dụng linh hoạt cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, theo dõi thời tiết, chụp ảnh hiện trường, đánh dấu vị trí trên biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, vận tải hàng hóa và hành khách.
Máy bay này có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn, có thể cất hạ cánh trên biển và trên đất liền. Đặc biệt hữu ích trong các tình huống cứu hộ hay chi viện lực lượng cho các đảo, nơi có đường băng thường rất ngắn.
Thủy phi cơ lưỡng dụng DCH-6 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, tích hợp radar thời tiết hiển thị đa màu sắc, radar đo độ cao, máy ảnh tích hợp, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống điều khiển và liên lạc vô tuyến hàng hải Loran-C  và hệ thống thả phao đánh dấu vị trí trên biển.
Buồng lái của DCH-6 được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại.
Ngoài thiết bị điện tử tích hợp sẵn, thủy phi cơ DCH-6 có thể mang theo các thiết bị phụ trợ bên  ngoài, hoặc bên trong khoang theo yêu cầu của phía khách hàng.
Thủy phi cơ DCH-6 series 400 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt PT-6A35 hiệu suất cao, tốc độ trung bình khoảng 300km/giờ. Hệ thống điều áp của máy bay được thiết kế với khả năng hoạt động tại độ cao 4,2km mà không cần oxy hỗ trợ.
Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km, tầm hoạt động 1.248km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896km với lượng nhiên liệu tiêu chuẩn. Khi được nạp đầy vào bình nhiên liệu, DCH-6 có khả năng hoạt động liên tục trong 6 giờ.
Phi hành đoàn của DCH-6 gồm có 2 người, khoang máy bay có thể chứa 18-20 hành khách hoặc hàng hóa tùy theo yêu cầu nhiệm vụ
Thông số cơ bản: Dài 15,77 mét, sải cánh 19,81 mét, cao 5,94 mét, trọng lượng rỗng 3365 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5670kg, tải trọng hàng hóa 1135kg.
Việt Trung (theo Vikingair, Aoc)
Chiến đấu cơ Su 30, trực thăng MI của Không quân Việt Nam đã bắn tên lửa, rocket, thả bom… tiêu diệt thành công mục tiêu trên biển.
Đầu tháng 5, Đoàn Không quân B70 đã tổ chức bắn, ném bom nhằm đánh giá trình độ tổ chức chỉ huy, kiểm tra thực tế chiến đấu.
Trong 2 ngày, các đơn vị đã thực hiện được 37 lần chuyến bay bắn, ném bom với kết quả 100% phi công đạt yêu cầu trong đó 43,3% đạt xuất sắc ném trúng tâm bia, 32,4% đạt giỏi, 13,5% đạt khá và 10,8% đạt yêu cầu.
Kiểm tra tên lửa trước khi tập luyện
Lên phương án tác chiến
Máy bay Su30 phóng tên lửa
Bắn rốc ket
Máy bay Su30 thả bom
Phóng tên lửa từ trực thăng
Bom nổ tung dưới nước.
Trở về trong nụ cười chiến thắng.
Theo Năng lượng mới/VTC
Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006 từ Nga.
Quan hệ hợp tác Nga – Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.
Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.
Tên lửa Yakhont
Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.
Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P.
Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 – 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.
SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont.
So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.
Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30
Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.
Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 – 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.
Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.
Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.
Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.
Hệ thống Bastion-P
Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.
Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa.
Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh.
Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.
Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.
Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.
Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.
Không nên sử dụng vũ lực ở Biển Đông(RFA)- Sử dụng vũ lực ở Biển Đông là nguy hiểm, Biển Đông là vấn đề đa phương. Đây là nội dung chính của Tuyên Bố Jakarta sau khi Hội thảo quốc tế về Biển Đông tổ chức ở Indonesia kết thúc chiều 31/5.-Mỹ phản đối sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực ở Biển Đông (Tuổi trẻ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét