Pages

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Chuyện “đấu tranh”



Văn Trường (Danlambao) - Tất cả những diễn tiến trong ngày 1 tháng 7 cho thấy diễn ra hầu như đúng với những gì đã xảy ra trong lần biểu tình chống Trung Quốc hồi mùa hè năm ngoái 2011, với sự ngăn chặn mạnh mẽ của các cơ quan chức năng. cùng sự xuất hiện của các xe cùng người của lực lượng công an cảnh sát tại các khu vực “nóng”. 
Năm nay 01-07, tại Hà Nội vào lúc 6h30 sáng gần khu vực Đại sứ quán Trung Quốc cơ quan chức năng cho bố trí 5 xe tải, trên đó có cảnh sát cơ động. Khu vực từng diễn ra biểu tình chống Trung Quốc hồi năm ngoái là Hồ Gươm cũng được bố trí một số xe cảnh sát giao thông và một xe cảnh sát phường. Còn tại Sài gòn, xung quanh khu vực Lãnh sự quán Trung Quốc tại 175 Hai Bà Trưng bị chốt chặn bằng hàng rào, CA dày đặc. Con đường này bình thường rất đông người qua lại, tuy nhiên hiện nay đã bị cấm lưu thông, xe cộ không thể qua lại được. Các ngã 4 dọc theo đường Hai Bà Trưng đều bị phong tỏa, kéo dài từ giao lộ Điện Biên Phủ đến Võ Thị Sáu.
Bây giờ ta xem lại một đoạn ngắn mô tả ngày 05-06-2011 “Ngày 05/06 ở hai thành phố Hà Nội lẫn Sài Gòn, cả hai nơi người xuống đường cố gắng tập họp lại với nhau, hầu thực hiên mục đích được đề ra từ trước, là nói lên tiếng nói của người Việt yêu nước, trước tòa đại sứ của kẻ xâm lăng. Cuộc biểu tình ở sài gòn có phần trọn vẹn hơn, với số người tham dự ghi nhận lên tới ngàn người, nhưng tại Hà Nội thì bị xé lẻ ngay từ giây phút đầu, các ngả đường vào thủ đô, cũng như tòa đại sứ TQ đều bị chốt chặn, người biểu tình đã cố gắng thật nhiều để tập trung lại với nhau, nhưng đành thất bại bởi sự ngăn chận của công an khá mạnh, số tham dự như nhiều báo đài đưa tin, thì tại Hà Nội con số lên được vài ba trăm người”.
Vậy tóm lại năm ngoái “Vị cao tăng Thích Quảng Độ, cùng một vài blogger quen thuộc như Mẹ Nấm, Người Buôn Gió, bị chính quyền gây cản trở không cho tham dự, cả nhà thơ Bùi Chát cũng bị cấm ra Hà Nội, để tham dự đại hội truyền thông công giáo”. Thì năm nay DLB đưa tin “Bùi Thị Minh Hằng sáng nay khi đến Ga Hòa Hưng ở Sài Gòn đã bị lực lượng an ninh bắt giữ và đưa về lại nhà ở Vũng Tàu. Nguyễn Chí Đức, người từng bị công an đạp vào mặt mùa hè năm ngoái cũng bị bắt khi vào Sài Gòn trong dịp này, một số blogger khác như Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Châu Văn Thi cũng bị bắt”.
Đó là những gì chúng ta lược lại cho hai ngày đấu tranh 05-06-2011 và 01-07-2012, chúng rập khuôn không mấy khác biệt, nên có người cho rằng nếu năm nay có tiếp tục các cuộc xuống đường sau 01-07, thì cũng sẽ như những thước phim cũ được quay lại. Hãy nghe Andre Hồ Cương Quyết được gọi là ông Tây Lý Sơn cho biết: “Ban đầu lực lượng công an đã cố gắng ngăn chặn, muốn sử dụng bạo động nhưng cuối cùng thấy người ta kiên quyết một cách bất bạo động nên phải để tiếp tục biểu tình”. 
Trước ngày xuống đường năm nay, thực tế chúng ta không thể phủ nhận, các ý kiến đóng góp trên DLB có hai luồng đối nghịch nhau: “Đi” và “Không”, người nói không với chuyện đấu tranh, không phải họ không yêu nước, mà quan điểm của họ cho đó là vô ích, nếu không muốn nói họ cho đây là trò bịp của nhà nước xã nghĩa. Còn phe “Đi” thì nhận định của họ thoáng hơn, “Chưa đứng lên lật đổ được CS ta cứ đi tuần hành phản đối TQ cái đã, rồi như vết dầu loang nhiều người dân VN sẽ biết, góp gió thành bão, cộng sản càng đàn áp thì càng lộ bản chất và bộ mặt thật của chúng, những người chưa hiểu sẽ hiểu ra…”.
Ngày 01-07-2012 mà chúng ta trông chờ nay đã xong, đây là ngày nhà nước cộng sản thể hiện rõ nét nhất, là hoàn toàn “không thay đổi”, và câu hỏi là chúng sẽ chọn đất nước hay sự sống còn của cá nhân chúng, ai cũng đều có được câu trả lời rồi, xin miễn nói thêm. Chúng ta trước đây đã thấy chúng ngã theo Trung Quốc cho dù mất nước, vì còn đảng, chúng còn tất cả tiền lẫn quyền, và một khi những người cộng sản hôm nay không muốn mất đảng, thì chuyện người dân vì đất nước còn phải đấu tranh nhiều hơn nữa đó là chuyện bắt buộc. Do đó những ngày như thế này là cơ hội để chúng ta hâm nóng chuyện đấu tranh, và đây cũng là cái chúng ta mong muốn người dân trong nước, mất dần cái vô cảm với vận mệnh của Tổ Quốc Dân Tộc, vì “Chuyện đất nước luôn không chỉ một riêng ai, mà phải là chung của tất cả mọi người”.
Vậy ta có thể tiên đoán những gì sẽ xảy đến, cho những ngày đấu tranh tới của chúng ta, và từ đó xin hảy thực tế hơn, cuộc đấu tranh của chúng ta phải sẽ trực diện hơn với nhà nước, sao cho càng ngày càng nhiều hơn, những lời tỏ bày cùng nhà cầm quyền cộng sản hôm nay, thay vì chỉ nhắm vào mỗi Tầu cộng. Lần biểu tình này trong các biểu ngữ, chúng ta thấy xuất hiện một biểu ngữ nền xanh đậm chữ trắng: “Hãy hành động xứng đáng với tiền thuế của dân”, chúng tôi cho đây là nét mới trong đối thoại của người dân với nhà nước cộng sản. Đây là câu phản đối hay nhất của người biểu tình, với kẻ đàn áp họ, mà những kẻ đàn áp đó đang sống bằng chính tiền thuế của người bị đàn áp đóng góp.
Quí vị nghĩ sao nếu ta có những khẩu hiệu như “Đàn áp nhân dân, có phải là nhà nước của nhân dân?”, hay câu “Đàn áp dân Việt, có còn là người Việt?”, hay hơn nữa “Đàn áp người Việt yêu nước, Anh là ai?” v.v… Những biểu ngữ mang nội dung như vậy vừa kết án hành vi sai trái, vừa cho đối tượng biết là chúng ta đã tỏ tường sự thật, như người nhạc sĩ trẻ Việt Khang đã nói. Phải công tâm mà thấy, chúng ta trong đấu tranh hãy còn né tránh và núp bóng, cái đó lộ cho người ta thấy cái yếu nơi chúng ta, là hãy còn e dè trong bày tỏ, thiếu cứng rắn thì chỉ càng bị đàn áp, và đưa đến thất bại trong đấu tranh mà thôi.
Ai cũng biết trong đấu tranh là có hy sinh, nhưng nếu bạn là Cù Huy Hà Vũ dám nói thẳng vào đối tượng 3D để rồi đi tù, hay là Diếu Cày chỉ nói chung chung trong đấu tranh, nay cũng đang trả giá cho hành động yêu nước trong nhà giam. Thử hỏi trong hai người ấy ai hài lòng hơn cho cái cách bày tỏ của mình, với chúng tôi thì thích được là Vũ, vì thỏa được cái mục đích của mình, như thế bị tù cũng hài lòng, còn là Điếu Cày thì tức lắm, nói chưa hết ý hết lời đã bị nhốt?
Chắc chắn quí bạn sẽ xúc động, khi nghe Bùi Hằng nói đi biểu tình mà bị đàn áp, sẽ chấp nhận tất cả, kể cả hy sinh tánh mạng, chứ không thể chấp nhận bị chà đạp nhân quyền, hay hạ nhục nhân phẩm. Vậy chúng tôi xin hỏi bạn, nếu tình trạng còn tệ hơn thế nữa, khi đất nước chúng ta rơi vào tay ngoại bang, lúc đó làm người dân mất nước, nhân phẩm ta ra sao, và cái nhục nào lớn hơn cái nhục mất nước?
Đây là lúc chúng ta đã nhận thức được cái nhục, cái đau của người dân mất nước mà vùng lên, và đây cũng là lúc chúng ta phải cứu lấy giang sơn, và quan trọng hơn hết trong đấu tranh hôm nay ta phải biết, do đâu mà giặc Tầu đang nghênh ngang trên quê hương ta?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét