Pages

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Hãy để Nhân Dân VN tự lựa chọn con đường của mình


Quanlambao – Mối quan hệ của Việt Nam đã có từ lâu đời, cho đến hôm nay ở Việt Nam vẫn có hàng chục ngàn cựu sinh viên, nghiên cứu sinh từ Liên bang Xô Viết nói chung và nước Nga nói riêng – những người vẫn hoài niệm về một nước Nga có một bề dày lịch sử vĩ đại và vẫn không quên những bản dân ca Nga giàu chất thơ… 
Nhưng đã có một giai đoạn lịch sử, nước Nga bận rộn với những mối lo toan của chính mình sau khi Hệ thống Liên bang Xô Viết sụp đổ đã khiến họ chểnh mảng trong các quan hệ đối ngoại với những đồng minh như Việt Nam. Một vài năm gần đây, nền kinh tế Nga dưới thời Putin dường như ‘Thuận với ý Trời’ nên bỗng dưng thị trường dầu hỏa thế giới tăng tốc đã cứu nước Nga có được nguồn ngân sách dồi dào vừa đưa nước Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, yên được lòng dân, vừa tăng cường cho Quốc Phòng, an ninh khu vực và toàn cầu. Từ Tổng Thống Putin cuối nhiệm kỳ thứ nhất, rồi đến đời Tổng Thống Men-de-ep bắt đầu nghĩ đến việc trở lại của mình trên Chính trường Quốc Tế. Khi ‘con voi’ khổng lồ nước Nga bừng tỉnh thì vị thế của nước Nga đã dần trở lại, nhờ vậy mà thời gian gần đây mối quan hệ Việt – Nga đã nồng ấm lên.

Việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Nga thời điểm này là điều dễ hiểu. Trước thực trạng, Trung Quốc hung hăng bất chấp dư luận quốc tế khiêu khích ở Biển Đông, Khối Asean bị chia rẽ bở kẻ phản chúa vì ‘một đồng tiền vàng’ Hun-Sen, cho dù chủ trương đa phương hóa là hoàn toàn đúng đắn ở vị thế của một Việt Nam nhỏ và yếu, ngoài cái chính nghĩa có chủ quyền tại Trường Sa và Hoàng Sa thì chẳng có một vũ khí hữu hiệu nào để đối phó với tên hàng xóm côn đồ chuyên lấy thịt đè người hàng ngàn năm qua, giải pháp Nước Nga cũng là một cứu cánh. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là người vẫn được đồn đoán rằng có mối quan hệ nồng ấm với Nhật Bản, do vậy việc kéo được Nhật Bản cùng với Asean trong vấn đề biển đông cũng là xu hướng tích cực.
Tổng thống Putin đã tiếp Chủ tịch nước Việt Nam tại Sô – Chi là một nơi rất riêng tư – cho thấy Nước Nga đã đưa ra thông điệp rõ ràng họ coi trọng quan hệ với Việt Nam và chắc chắn tiếp theo sẽ là sự trở lại Cam Ranh – Một căn cứ quân sự mà Nga đã có mặt vài chục năm và chỉ rút đi khi nền kinh tế nước Nga với những vấn đề nội bộ không thể kham nổi. Cam Ranh bị bỏ đó trong hàng chục năm, một cô Hoa Hậu bị kẹt giữa cả ông Mai Mỹ Quốc và Bà Mối Trung Quốc lại muốn mai mối cho chính mình! Nên cuối cùng nàng Hoa Hậu đành thở dài phòng ‘không đơn chiếc’ chẳng thể gả bán cho ai. Vị thế mới của nước Nga phù họp với tình huống cấp bách của Việt Nam trước những bạo lực và sự vi phạm trắng trợn, vô liêm sỉ của Trung Quốc ở biển đông đang gia tăng từng giờ từng phút. Việt Nam không thể gả Cam Ranh cho Mỹ Quốc vì cái bà mối lưu manh như Trung Quốc đã ngồi trong nhà sẽ lấy cớ để cho ‘Việt Nam một bài học’ như nhưng năm thập niên cuối 70, nhưng sẽ khác xa ở chỗ Trung Quốc hôm nay với dự trữ quốc gia lớn nhất thế giới, thị trường lớn nhất thế giới, chủ nợ lớn nhất thế giới và cũng là kẻ ma cô, lưu manh nhất thế giới sẽ nghiền nát Việt Nam trong giây nát khi cả thế giới còn chưa kịp tỉnh giấc. Nước xa không cứu được lửa gần! Cái thân phận ‘Xa Thiên Đàng mà gần Trung Quốc’ như chia sẻ của Thủ Tướng Malaysia năm nào quả không ngoa!
Nước Nga của Putin chính là giải pháp dung hòa và khôn khéo của Việt Nam. Với một lý do chính đáng, Nước Nga đã từng có mặt tại Cam Ranh và sự trỏ lại lần này sẽ giúp Việt Nam tạo được thế chân vạc mà Trung Quốc dù có ma cô đến mấy cũng không thể dở trò và cũng không thể đi đêm cùng anh cao bồi SAM để chia Việt Nam theo kiểu “Phía Bắc của tôi, phía Nam của anh” như trước đây Trung Quốc và Nic-Xon đã từng làm!
Chuyến đi của Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang qua các động thái cho thấy sẽ có được kết quả như cả hai bên Việt Nam và Nước Nga mong đợi. Song đó là vấn đề đối ngoại, về đối nội thì chỉ có chúng ta phải tự cứu mình trước khi quá muộn.
Chưa bao giờ Việt Nam cần có sự dân chủ, minh bạch và trong sạch như bây giờ. Một Chính phủ tham nhũng vô độ kéo dài cùng với sự bất công từ những cường hào ‘đỏ’ với chế độ độc Đảng, với cơ chế‘Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo’đã và sẽ tiếp tục là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, cho lũng đoạn kinh tế, cho những nhóm lợi ích buôn bán cơ chế mà được biểu hiện rõ nét nhất trong gần 01 năm qua đã đưa đến một thực trạng không thể chối cãi: Hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã chết và còn đang tiếp tục, hàng triệu người mất việc và sự bần cùng hóa người dân làm tăng khoảng cách của các tầng lớp giàu nghèo trong xã hội với đại bộ phận người dân sống trong cơ cực, đói nghèo, bất công và bất an … Tất cả những điều này dường như đã lấy đi chút lòng tin cuối cùng còn rơi rớt lại trong nhân dân. Nếu một tổ chức xã hội chuyên nghiệp được phép tổ chức thăm dò, được trưng cầu dân ý một cách khách quan, kết quả sẽ không có gì ngạc nhiên nếu 90% dân số mong muốn được thay đổi thể chế hoặc ít nhất cũng có được Hình thái Tam quyền phân lập thay thế cho thể chế một mình một chợ, cái gì Đảng nói cũng là đúng và người dân bị biến thành những con chiên bị bịt mắt chỉ còn một việc phải cắm đầu nghe theo như những bày cừu …
Hot về Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng HOT Links về Tướng Nguyễn Văn Hưởng HOT Links về Thống đốc Nguyễn Văn Bình Nhóm tội phạm Việt Nam HOT Links về Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng Hot Links về Nội các Chính Phủ Hot Links về Phạm Chí Dũng HOT Links về VinalineHot Links Vikileaks 
Những cái tin kiểu “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri tại Huyện Cát Bà người dân bày tỏ lòng tin vào Chính Phủ…” cũng lại cái kiểu ‘Lòng tin chính trị’ như “Trách nhiệm chính trị” của Nguyễn Tấn Dũng đối với Vinashin!
Thử hỏi liệu đến bao giờ người dân, bao giờ báo chí mới có quyền được nói lên tiếng nói của lương tâm và công lý mà không bị tù tội, bị kết án ‘phản động’, là thế lực thù địch? khi nào mà sự thật không phải là thứ hàng quá ‘ĐỘC’ như Quan Làm báo để người dân ào đến như đang đi giữa sa mạc gặp Trời mưa rào? Nếu thật sự giới chóp bu Hà Nội còn một chút lương tâm và trách nhiệm của những bậc ‘Phụ Mẫu’ vì dân, vì nước thì hãy cải tổ chính nội tạng của chính mình – Một nội tạng đã bị ung thư giai đoạn cuối, chảy mủ loang ra khắp cơ thể bốc mùi tanh tưởi và xú uế không còn chịu nổi! Hãy hành động theo đúng những điều mà 14 ông Ủy viên BCT đã đưa ra và không có ‘VÙNG CẤM’ như Ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã công bố và hãy diệt tận gốc ‘BẦY SÂU’ như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời cử tri. Song đó mới chỉ là những việc cần làm ngay. Việt Nam chỉ thật sự cất cánh khi nhân dân được quyền tự lựa chọn con đường đi của chính mình bằng cuộc Trưng cần dân ý mà Hiến Pháp Việt Nam từ lâu đã có. 
Đàm Đức Đam 
Sochi và chuyến thăm Nga lịch sử của Chủ tịch nước 
- Lần đầu tiên, cuộc hội đàm cấp cao giữa nguyên thủ LB Nga và nguyên thủ Nhà nước Việt Nam sẽ diễn ra tại thành phố biển nổi tiếng Sochi bên bờ Biển Đen.
Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin (26-30/7) là hoạt động trao đổi viếng thăm cấp cao theo thông lệ quan hệ song phương.
Song, lần đầu tiên, cuộc hội đàm cấp cao của hai nguyên thủ được ấn định diễn ra tại Sochi là sự kiện đặc biệt lớn, chưa từng có trong tiền lệ các chuyến trao đổi viếng thăm cấp cao trước đây, gợi mở những bước phát triển cao hơn trong quan hệ giữa hai nước.
Tổng thống Nga V.Putin trong sắc lệnh về chính sách đối ngoại nhiệm kỳ mới đã xếp Việt Nam vào nhóm đối tác quan trọng ở châu Á – Thái Bình Dương: ngay sau Trung Quốc, ngang với Ấn Độ.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống V.Putin lần đầu tiên gặp nhau trên cương vị hai nguyên thủ Nhà nước. Với Chủ tịch nước, sau nhiều chuyến công du kể từ khi nhậm chức, LB Nga là điểm đến đầu tiên tại châu Âu của ông.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp, dựa trên khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược.
Nga luôn được nhớ đến là đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam, khi năm 2001, lần đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống V.Putin đã cùng nguyên thủ cấp cao Nhà nước Việt Nam ký văn kiện nâng cấp quan hệ song phương.
Hợp tác dầu khí
Theo lịch trình, ngoài cuộc hội đàm quan trọng tại Sochi với Tổng thống Putin, Chủ tịch nước Trương Tân Sang sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng đồng thời là Chủ tịch đảng Nước Nga thống nhất Dmitry Medvedev, Chủ tịch Thượng viện, các lãnh đạo cấp cao khác.
Một trong hoạt động đáng chú y, đó là điểm dừng chân tại khu tự trị Nhenhetsky. Tại đây, ông sẽ tham dự lễ đón dòng đầu tiên của mỏ dầu Tây Khosedai của liên doanh Rusvietpetro.
7 văn kiện dự kiến được ký kết trong chuyến thăm liên quan các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, tương trợ tư pháp…
Cơ quan báo chí Điện Kremlin cho hay hai nhà lãnh đạo Nga và Việt Nam sẽ bàn triển vọng củng cố các mối quan hệ nhân văn; thực hiện các dự án chung quy mô lớn, trước hết trong các lĩnh vực năng lượng, công nghệ thông tin, chế tạo máy và hợp tác khoa học – kỹ thuật.
Thành phố biển Sochi – nơi lần đầu tiên diễn ra hội đàm cấp cao giữa nguyên thủ LB Nga và nguyên thủ Nhà nước Việt Nam
Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng sẽ trao đổi ý kiến về những vấn đề quốc tế cấp bách, kể cả việc chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), dự kiến diễn ra ở Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông Nga tháng 9 tới.
Kinh tế, thương mại là một trong những điểm sáng trong quan hệ song phương Việt – Nga. Năm 2011, thương mại song phương đạt 1,98 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2010. Trong đó, Việt Nam xuất siêu gần 1,3 tỷ USD.
Hai bên đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 3 tỉ USD trong năm nay, tiến tới 10 tỉ USD vào năm 2020.
Đầu tư của Việt Nam sang Nga trong những năm trở lại đây tăng nhanh, từ khoảng hơn 100 triệu USD năm 2008 tăng lên 776 triệu USD tính đến hết tháng 5.
Nga hiện có nhiều dự án đầu tư quan trọng tại Việt Nam với 78 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 919 triệu USD, đứng thứ 23 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Một trong những dự án hợp tác quan trọng nhất hiện nay là Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận do Nga hỗ trợ kỹ thuật, vốn vay.
Lĩnh vực hợp tác quan trọng, hiệu quả trong nhiều năm qua – an ninh, quốc phòng – sẽ là một trong những nội dung trọng tâm đề cập trong chuyến thăm của Chủ tịch nước.
Năm 2010, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Medvedev, dựa trên những thỏa thuận ký kết, nguyên thủ cấp cao hai nước bày tỏ ủng hộ việc thiết lập tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương một cấu trúc an ninh hợp tác cởi mở, bình đẳng và công khai, dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và tính đến quyền lợi hợp pháp của tất cả các bên.
Linh Thư -Vietnamnet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét