Pages

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Phát biểu của Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino về Bãi cạn Scarborough


Trần Ngọc Cư
Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Reuters
Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Reuters
Trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, báo chí quốc tế mô tả Việt Nam và Philippines đang căng thẳng đối đầu với chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Có lẽ vì một sự khôn ngoan riêng cho bản thân hay cho đảng chính trị của mình, gần như không một lãnh đạo chóp bu Việt Nam nào chịu thẳng thắn trình bày vấn đề chủ quyền đất nước với toàn dân, một thực thể thường được các chú Công an Nhân dân trấn an trong các cuộc đàn áp biểu tình chống TQ, rằng “đã có Đảng và Nhà nước lo”. Trái với sự khôn ngoan của lãnh đạo Việt Nam, trong bài Diễn văn về Tình hình Quốc gia năm 2012, Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino đã trình bày cuộc đối đầu tại Bãi cạn Scarborough với Trung Quốc bằng những đoạn dưới đây, biểu hiện sự khác biệt rõ nét về phong cách lãnh đạo dưới các hệ thống chính trị khác nhau.

Trích đoạn bài Diễn văn ngày 23-7-2012 của Tổng thống Aquino:
Dịch ra tiếng Việt:
Chúng ta hiện diện trên thế giới này với nhiều nước khác. Và vì thế, chỉ là một điều chính đáng, ngay cả khi chúng ta quan tâm đến những vấn đề nội bộ, chúng ta cần phải duy trì cảnh giác đối với một số biến cố ảnh hưởng đến vận mệnh chúng ta.
Tình hình tại Bajo de Masinloc [tên quốc tế: Bãi cạn Scarborough] đã trở nên đề tài thảo luận trong thời gian vừa qua. Ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập lãnh thổ chúng ta. Tàu tuần dương của chúng ta đã chặn đứng thuyền đánh cá của họ, trong thuyền có những loài vật cần được bảo vệ [endangered species]. Trong vai trò lãnh đạo, tôi có bổn phận bảo vệ luật pháp của đất nước chúng ta. Và trong khi tôi làm bổn phận này, căng thẳng đã diễn ra: một mặt là, phía Trung Quốc đưa ra Lý thuyết đường đứt đoạn chín khúc để tuyên bố chủ quyền gần như trên toàn bộ Biển Tây Philippines [tên VN: Biển Đông]; mặt khác là, có Công ước LHQ về Luật Biển công nhận chủ quyền của nhiều nước, trong đó có chủ quyền của bản thân Trung Quốc.
Chúng ta đã tỏ ra nhẫn nhục đến mức tối đa trong khi đối phó với vấn đề này. Như một dấu hiệu bày tỏ thiện chí về phía chúng ta, chúng ta đã thay tàu tuần dương của hải quân chúng ta bằng một tàu dân sự trong thời gian nhanh nhất. Chúng ta đã chọn con đường không lời qua tiếng lại với những tuyên truyền khiêu khích của báo chí Trung Quốc. Tôi không cho là một điều quá đáng khi chúng ta yêu cầu nước khác tôn trọng chủ quyền của chúng ta, như chúng ta tôn trọng chủ quyền của một nước khác trong một thế giới mà chúng ta cần phải sống chung.
Có những kẻ cho rằng chúng ta nên bỏ qua vụ việc Bajo de Masinloc; chúng ta nên tránh phiền phức. Nhưng nếu có một người nào đó vào ngôi vườn của bạn và nói với bạn rằng hắn làm chủ ngôi vườn ấy, bạn có chịu không? Liệu có đúng không, khi chúng ta giao cho kẻ khác những gì chính đáng thuộc về chúng ta?
Và vì thế tôi kêu gọi đồng bào phải đoàn kết về vấn đề này. Chúng ta phải nhất trí nói cùng một tiếng nói. Xin đồng bào giúp tôi chuyển đến phía bên kia [Trung Quốc] những lý lẽ trong lập trường của chúng ta.
Tình hình này không đơn giản, và có thể sẽ không có những giải pháp đơn giản. Xin đồng bào yên chí: chúng tôi đang tham khảo ý kiến với những chuyên gia, với mọi lãnh đạo các ngành trên đất nước, với đồng minh của chúng ta – thậm chí với các nhân vật của phía bên kia [Trung
Quốc] – để tìm ra một giải pháp mà mọi người có thể chấp nhận.
Dịch từ bản dịch tiếng Anh sau đây:
We exist in this world with others. And so it is only appropriate that even as we attend to our own problems, we remain vigilant about some events that affect us.
The situation in Bajo de Masinloc has been the source of much discussion. Chinese fishermen entered out territory. Our patrol boats intercepted some of their ships, which contain endangered species. As your leader, it is my duty to uphold the laws of our country. And as I did, tension ensued: on one hand, the Chinese had their Nine-Dash Line Theory laying claim to almost the entire West Philippine Sea; on the other, there was the United Nations Convention on the Laws of the Sea, which recognized the rights of many countries, including that of China itself.
We demonstrated utmost forbearance in dealing with this issue. As a sign of our goodwill, we replaced our navy cutter with a civilian boat as soon as we could. We chose not to respond to their media’s harangues. I do not think it excessive to ask that our rights be respected, just as we respect their rights as a fellow nation in a world we need to share.
There are those who say that we should let Bajo de Masinloc go; we should avoid the trouble. But if someone entered your yard and told you he owned it, would you agree? Would it be right to give away that which is rightfully ours?
And so I ask for solidarity from our people regarding this issue. Let us speak with one voice. Help me relay to the other side the logic of our stand.
This is not a simple situation, and there can be no simple solutions. Rest assured: we are consulting experts, every leader of our nation, our allies—even those on the other side—to find a resolution that is acceptable to all.
T. N. C.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét