Pages

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Trung Quốc đang tính gì ở Biển Đông?


Bị mê hoặc bởi trữ lượng dầu khí đáy biển, lợi dụng những điểm yếu của các bên tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc mở đợt tấn công bằng hải quân và chiếm quần đảo này. Lịch sử có thể sẽ lặp lại.
Trung Quốc có hai lực lượng đồn trú ở Biển Đông
5 ngòi nổ trên Biển Đông
Đây là ý kiến của Jim Holmes, giáo sư về chiến lược tại Trường Hải quân Mỹ và là đồng tác giả của nghiên cứu Red Star over the Pacific: China’s Rise and the Challenge to U.S. Maritime Strategy, tạm dịch: Sao đỏ trên Thái Bình dương: sự trỗi dậy của Trung Quốc và thách thức đối với chiến lược hải dương của Mỹ. Trên tạp chí Foreign Policysố tháng 7, ông phân tích về việc tại sao Trung Quốc lại hung hăng mạnh trong thời gian gần đây, và âm mưu tiếp theo của nước này là gì.

Đội tàu tên lửa cao tốc tàng hình của hải quân Trung Quốc hiện có tổng cộng 83 chiếc chia thành 3 phân đội, với trị giá mỗi chiếc vào khoảng 40 triệu USD. Ảnh: Chinamil
Trung Quốc là nước có lực lượng hải quân mạnh nhất trong các bên tranh chấp ở Biển Đông. Trong ảnh là đội tàu tên lửa cao tốc tàng hình của hải quân nước này, mới ra mắt năm ngoái. Mỗi tàu này trị giá tới 40 triệu USD, được trang bị tên lửa và khả năng tấn công chớp nhoáng. Ảnh: Chinamil
Để biện minh cho hành động chiếm Hoàng Sa, Bắc Kinh viện dẫn lịch sử, trong đó có chi tiết đô đốc Trịnh Hòa đời Minh từng đến thăm các hòn đảo này, và áp đặt cái gọi là chủ quyền không thể tranh cãi đối với hầu hết Biển Đông.
Cuộc hải chiến nói trên diễn ra ngày 17/1/1974.
Lịch sử thường không lặp lại y hệt, nhưng chắc chắn ăn vần. Lúc đó, Trung Quốc đã khai thác điểm yếu của chính quyền Nam Việt Nam để chiếm quần đảo Hoàng Sa. Bây giờ, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã công bố kế hoạch thiết lập một trạm đồn trú tại Tam Sa, một thành phố mới được thành lập trên Đảo Phú Lâm với diện tích 0,8 dặm vuông ở quần đảo Hoàng Sa. “Tam Sa” tự cho mình quyền quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng các vùng biển liền kề.
Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc trong chiến dịch củng cố tuyên bố đòi tất cả các vùng biển và các đảo nằm trong một “đường chín khúc”, thâu tóm hầu hết Biển Đông, bao gồm cả phạm vi thuộc các vùng đặc quyền kinh tế của các nước nằm quanh Biển Đông. Tháng này, một tàu khu trục Trung Quốc bị mắc cạn trong khu EEZ của Philippines sau khi bị cho là đã nổ súng vào ngư dân Philippines. Sự kiện trên xảy ra ngay sau một tuyên bố của Trung Quốc vào cuối tháng sáu rằng các đơn vị Hải quân của PLA sẽ bắt đầu “tuần tra sẵn sàng chiến đấu” trong các vùng biển tranh chấp.
Một lần nữa Bắc Kinh dường như đang xem xét đến vũ lực. Tuy nhiên không giống như năm 1974, lần này các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh quân sự vào thời điểm mà ngoại giao thời bình dường như mang lại cho họ một cơ hội tốt để thắng mà không cần phải đánh. Chính sách ngoại giao đó có thể được mô tả là “cây gậy nhỏ”, thực chất là ngoại giao pháo hạm nhưng không cần triển khai pháo hạm thực thụ.
Các chiến lược gia Trung Quốc có quan điểm khá rộng về sức mạnh trên biển – một sức mạnh bao gồm cả hàng hải phi quân sự. Năm 1974, bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã nói đến vai trò của các ngư dân đã hành động như lực lượng bán quân sự. Các đội tàu đánh cá Trung Quốc có thể đến mọi nơi và làm những điều mà các đối thủ hoặc phải dùng quân sự để phản ứng hoặc phải từ bỏ quyền của mình.
Các con tàu không vũ trang của các cơ quan dân sự, như hải giám hay cảnh sát biển, có cấp độ sức mạnh cao hơn. Còn hạm đội Hải quân PLA được hỗ trợ với các máy bay chiến thuật có căn cứ trên bờ, các loại tên lửa, tàu chiến tấn công được trang bị tên lửa và tàu ngầm đại diện cho sức mạnh cao nhất.
Nếu dùng “cây gậy nhỏ”, Bắc Kinh có thể phái các tàu hải giám, đưa tàu ngư dân đi đánh cá trong vùng tranh chấp – như cách họ vẫn làm trước đây – để không quá phô trương trong việc bắt nạt các nước khác, và như vậy không mở cửa cho các cường quốc khác tham gia giải quyết tranh chấp. Tại sao họ không làm như vậy, dù đó có thể là chiến lược đầy hứa hẹn với Bắc Kinh?

Bởi vì ngoại giao “cây gậy nhỏ” đòi hỏi thời gian.

Nó cần tạo ra sự kiện trên thực địa – giống như Tam Sa – để từ đó ép buộc những người khác tin rằng thách thức lại thực tế là vô nghĩa.
Các đối thủ khác đòi chủ quyền ở Biển Đông đang tự vũ trang. Họ có thể sở hữu các phương tiện quân sự đủ để đối lại mối đe dọa từ Trung Quốc, hoặc chí ít cũng làm cho Trung Quốc phải trả giá cao hơn nếu muốn áp đặt ý chí của mình. Ngoài ra, các nước Đông Nam Á đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nước hùng mạnh bên ngoài như Mỹ. Mặc dù Washington không đưa ra quan điểm chính thức đối với các vụ tranh chấp trên biển. Đương nhiên là Mỹ có cảm tình với các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số nước, như Philippines, là đồng minh được quy định trong hiệp ước, trong khi các chính phủ của Mỹ nhiều năm qua đã có quan hệ hữu nghị với Việt Nam.
Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể tin rằng họ phải hành động hoặc ngay bây giờ hoặc sẽ không bao giờ còn có thể. Họ cho rằng hành động trực tiếp có thể sẽ mang lại ít hậu quả hơn, họ chấp nhận bất cứ giá nào, mức độ nguy hiểm và phản ứng ngoại giao nào trong ngắn hạn.
Động cơ của Trung Quốc vẫn không có gì thay đổi đáng kể trong những thập kỷ qua. Bản đồ mà trên đó có in đường chín đoạn là một ấn phẩm từ những năm 1940, chứ không phải điều gì họ mơ ra trong những năm gần đây. Chính quyền Tưởng Giới Thạch đã xuất bản tấm bản đồ này trước khi chạy sang Đài Loan, và hiện Bắc Kinh đang sử dụng nó.
Nay cũng như trước kia, đường chín đoạn này biểu hiện sự quan tâm và tham vọng của Trung Quốc. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên được cho là rất giàu có dưới đáy biển luôn ám ảnh những người chủ trương mở rộng hàng hải – đặc biệt là Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của cải cách kinh tế và chủ trương mở cửa của Trung Quốc. Nhiên liệu và các nguyên liệu khác vẫn rất quan trọng cho công cuộc phát triển quốc gia của Trung Quốc, ba thập kỷ sau khi Đặng Tiểu Bình phát động.
Động lực phá thế bao vây của các siêu cường cũng tác động đến tính toán chiến lược của Trung Quốc. Đến cuối thập kỷ 1970, ông Đặng đi đến kết luận rằng Liên Xô khi đó đang theo đuổi một “chiến lược quả tạ” nhằm đưa hải quân Liên Xô lên vị thế thống soái ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Eo Malacca là cầu nối hai đại dương. Khi đó Liên Xô đã đàm phán để có được căn cứ quân sự tại cảng Cam Ranh sau khi Việt Nam thống nhất.
Bắc Kinh có lẽ coi Chiến lược biển của Mỹ năm 2007 giống như sự lặp lại của chiến lược quả tạ của Moscow, bởi nó cũng xác định ưu tiên củng cố và mở rộng sự thống trị trên đại dương của Mỹ ở Ấn Độ dương và Tây Thái bình dương. Các nhà chiến lược Trung Quốc luôn băn khoăn về cái họ cho là kế hoạch bao vây của Mỹ, đặc biệt là khi Mỹ “chuyển trọng tâm” sang châu Á. Đối với Trung Quốc, dường như mọi nguy cơ cũ đang tái hiện.
Danh dự cũng là một động lực thúc đẩy hành động của Bắc Kinh. Lấy lại danh dự và niềm kiêu hãnh của Trung Quốc sau một “thế kỷ bị sỉ nhục” dưới bàn tay của kẻ chinh phục đường biển là một động lực chủ yếu trong hành động của Trung Quốc trong năm 1974. Ngày hôm nay vẫn còn như vậy. Các vùng biển East Sea và South China Sea (Hoa Đông và Biển Đông) từ lâu được người Hoa coi là ngoại vi lịch sử của đất nước họ. Trung Quốc phải tự làm cho mình có ưu thế trong các khu vực này.
Trong dân chúng Trung Quốc kỳ vọng đang cao ngất trời. Trung Quốc có lực lượng hải quân và quân sự vượt trội áp đảo so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh riêng rẽ nào ở Đông Nam Á. Philippines không thể nói là có hải quân, bởi các tàu tuần tra của tuần duyên Mỹ thải ra đang là những tầu chiến mạnh nhất của nước này. Nhưng Philippines sẽ hiện đại hóa quân đội. Việt Nam có biên giới chung với Trung Quốc và lục quân mạnh. Năm ngoái Việt Nam công bố kế hoạch mua sáu tầu ngầm lớp Kilo có trang bị ngư lôi và tên lửa chống tầu của Nga. Trung Quốc sẽ tìm cách thâu tóm lợi ích ngay trước khi các đối thủ Đông Nam Á bắt đầu chống lại một cách có hiệu quả.
Vào lúc này, cơ hội thâu tóm cho Bắc Kinh có thể nói là vẫn còn. Ngoại giao Trung Quốc vừa lập được một cú khi khiến các nước ASEAN không ra được tuyên bố chung sau cuộc họp ở Campuchia. Washington đã công bố kế hoạch “tái cân bằng” lực lượng Hải quân Mỹ, chuyển khoảng 60% số tàu về khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ dương. Tuy nhiên, sự tái cân bằng là một công việc khiêm tốn. Hơn một nửa lực lượng Hải quân Mỹ đã có mặt trong khu vực này, và tái cân bằng sẽ diễn ra chậm chạp, kéo dài trong tám năm tới. Nhóm bốn tàu chiến bờ biển của Mỹ sẽ chuyển cho Singapore cũng sẽ không làm được gì để cân bằng lực lượng hải quân ở Đông Nam Á. Đây không phải là những tàu chiến thiết kế để đánh trận với các tàu chiến của hải quân Trung Quốc.
Tuy nhiên sau khi đã đề ra nguyên tắc là hầu hết lực lượng hải quân Mỹ phải coi Thái Bình Dương và châu Á là nhà, Washington luôn có thể đẩy nhanh tiến trình tái cân bằng lực lượng ở đây, chuyển thêm lực lượng về đây và thâm chí có thể thương lượng về quyền tiếp cận căn cứ với các nước trong hoặc xung quanh Đông Nam Á. Bắc Kinh hiểu rõ điều này.
Bắc Kinh có thể đã đi kết luận rằng ngoại giao kiên nhẫn sẽ tước mất tham vọng của họ ở Biển Đông. Trong mắt của người Trung Quốc thì tốt hơn hết là hành động ngay từ bây giờ để chặn trước một cuộc cạnh tranh. Bài học năm 1974 với họ là: Thời gian là tất cả.
Phạm Ngọc Uyển (Theo Foreign Policy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét