Pages

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Trung Quốc đi dây qua vùng biển khó khăn


Brendan O’Reilly/Asia Times
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Khi cả Trung Quốc và Việt Nam cùng xử dụng lối tiếp cận ba chiều để củng cố các khiếu nại của mình về quền đảo Trường Sa, những thay đổi về địa chính trị đang làm xáo trộn các khu vực Biển Đông.
Các chiến lược khoa trương quân sự, vận dụng pháp luật và kinh tế đang được sử dụng bởi cả hai phía cho các tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo tranh chấp. Sự gia tăng của cuộc đấu tranh cho quần đảo Trường Sa đang đến vào một thời điểm chính trị rất quan trọng cho khu vực. Cuộc tranh cãi về các hòn đảo nhỏ bé này có thể gây ra những tác động lớn trên toàn cầu.

Sự leo thang gần đây của các tranh chấp từ lâu đời đã bắt đầu vào ngày 15 tháng 6, khi lực lượng không quân Việt Nam tiến hành một cuộc tuần tra trên quần đảo “Trường Sa” (Việt Nam gọi tên là “Trường Sa”, Trung Quốc gọi là “Nam Sa”). Thượng tá Việt Nam Ngô Vĩnh Phúc tuyê bố rằng những cuộc tuần tra như vậy sẽ trở nên thường xuyên, ông nói:
“Trung đoàn đã quyết định rằng sau chuyến bay đầu tiên đến Trường Sa, sẽ là nhiệm vụ thường xuyên của chúng tôi, và chúng tôi luôn sẵn sàng cho sứ mạng này một khi nhận được lệnh … Với chuyến bay này, chúng tôi muốn nhắc lại một lần nữa rằng chúng tôi sẽ luôn luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước trên biển và các hải đảo. ” [1]
Trung Quốc (cùng với Malaysia, Brunei, và Phillipppine) tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đáp trả với hành động khiêu khích cố tình của Việt, Geng Yansheng, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố việc triển khai các tuần tra vũ trang của Trung Quốc trong khu vực biển tranh chấp:
“Để bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia và quyền lợi của chúng tôi, quân đội Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống tuần tra sẵn sàng chiến đấu trong vùng biển dưới sự kiểm soát của chúng tôi …” [2]
Việt Nam và Trung Quốc đang nhích gần hơn đến một khả năng đối đầu vũ trang, không bên nào sẵn sàng nhượng bộ. Cả hai chính phủ đang sử dụng những chiến thuật chính trị để bổ sung cho các vận dụng quân sự của họ.
Ngày 21 tháng sáu, Quốc hội Việt Nam đã thông qua “Luật Biển Việt Nam”, bộ luật từng cân nhắc từ lâu.Luật định này quy định rằng toàn bộ quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Sau khi thông qua luật định này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, “Trung Quốc mạnh mẽ và kiên quyết phản đối động thái của Việt Nam.” Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân tiếp tục lên án động thái của Việt Nam là “bất hợp pháp, không hợp lệ và gây phương hại đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”[3]
Chỉ vài giờ sau khi thông qua “Luật biển Việt Nam”, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã thông qua kế hoạch thành lập Tam Sa, một thành phố cấp quận mới, có thẩm quyền đối với khu vực tranh chấp. Quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, và bãi Macclesfield tạo thành “Tam Sa” (tên nghĩa đen là “ba bãi cát”), là thành phố chính thức lớn nhất và xa nhất về phía nam Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, mặc dù không hề có thường trú nhân.
Việc thành lập Tam Sa là một chiến thuật pháp lý quan trọng để củng cố tuyên bố của Trung Quốc đối với quần đảo. Động thái này được mô tả bởi một phát ngôn viên Bộ Nội vụ là một bước quan trọng để “tăng cường hơn nữa việc quản lý và phát triển” các khu vực tranh chấp của Trung Quốc. [4] Chính phủ Trung Quốc đang thảo luận khả năng thiết lập một sự hiện diện quân sự thường trực để bảo vệ “thành phố” mới nhất của mình.
Ngoài ra còn có một tác động kinh tế mạnh mẽ đến bế tắc hiện tại. Công ty Dầu khí Quốc doanh Trung Quốc (CNOOC) gần đây đã cung cấp hồ sơ dự thầu cho các công ty nước ngoài để cùng phát triển khả năng khai thác trong khu vực tranh chấp. Việt Nam khiếu nại rằng một số các khu vực này nằm trong thềm lục địa không thể tranh cãi của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã hợp tác cùng khám phá một số khu vực này với Exxon Mobil, cũng như với Gazprom của Nga và ONGC Videh của Ấn Độ.
Tình ái quốc dâng cao ở Việt Nam, khi chính quyền cho phép một cuộc biểu tình hiếm hoi không chính thức ở trung tâm Hà Nội. Hàng trăm người biểu tình diễu hành dưới cơn mưa đến Đại sứ quán Trung Quốc vào hôm chủ nhật. Nhiều người hô vang “Đả đảo Trung Quốc” trong khi công an địa phương ngăn chặn các dòng lưu thông và phong tỏa khu đại sứ quán. [5]
Bối cảnh Chiến lược
Thời gian tính của những cuộc dương oai diễu võ, kinh tế và chính trị đang diễn ra của Trung Quốc và Việt Nam là đáng kể vì nhiều lý do. Đầu tiên, sự leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam diễn ra cùng một lúc với sự nới lỏng xích mích giữa Trung Quốc và Philippine. Chính phủ Trung Quốc và Philippines đã đạt đến một thỏa thuận trên ngôn từ cho cả hai nước rút lực lượng hải quân của họ ra khỏi vùng tranh chấp Scarborough Shoal. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã xác nhận rằng tàu chiến Trung Quốc đã rút khỏi khu vực này. Về phía Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hong Lei khẳng định rằng xu hướng trong khu vực tranh chấp “nhìn chung là tiến tới hòa bình.” [6]
Các căng thẳng ấy giữa Việt Nam và Trung Quốc đang nóng lên trong khi các rạn nứt giữa Philippine và Trung Quốc có vẻ như đang dịu đi là điều đáng chú ý. Trung Quốc đã bị một số nhà quan sát cáo buộc về nỗ lực sử dụng chiến thuật “chia để trị” đối với các nước láng giềng trong vùng biển Nam Trung Hoa. Bất kể ngữ nghĩa ra sao, có vẻ là Bắc Kinh thận trọng để tập trung vào giải quyết từng tranh chấp một. Giải quyết riêng lẻ, các đối thủ khiếu nại chủ quyền ở Biển Đông không thể hy vọng chống lại được sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự của Bắc Kinh.
Hơn nữa, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ họp ngày 09 tháng 7 tại Campuchia. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton dự kiến sẽ tham dự cuộc họp này. Tranh chấp Biển Đông chắc chắn sẽ chi phối các cuộc thảo luận.
Cuộc họp ASEAN sắp tới sẽ cung cấp thêm động lực cho cả Trung Quốc và Việt Nam để củng cố các khiếu nại pháp lý của họ trên quần đảo Trường Sa. Cả hai bên đang tranh giành vị trí để tăng cường trường hợp khiếu kiện của mình trước khi hội nghị ASEAN diễn ra. Trung Quốc đã đặc biệt cho rằng động thái của Việt Nam là “bất hợp pháp” trong bối cảnh của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa năm 2002. Tuyên bố này, rõ ràng khẳng định “Các bên liên quan cam kết giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán của họ bằng biện pháp hòa bình, mà không cần hoặc đe dọa sử dụng vũ lực …” vốn được các thành viên ASEAN và Trung Quốc thỏa thuận. Trung Quốc xem các chuyến bay của không quân Việt Nam và việc đơn phương tuyên bố chủ quyền như là một hành vi vi phạm thỏa thuận này.
Ấn Độ, Nhật Bản, và Nam Hàn đã tổ chức cuộc “đối thoại” ba bên đầu tiên của họ tại New Delhi vào ngày 29 tháng 6. Mặc dù không đề cập cụ thể đến các tranh chấp ở Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại Ấn Độ Sanjay Singh nhấn mạnh rằng: “Có những cam kết chung để duy trì tự do trên biển, chống khủng bố và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các tuyến giao thương đưòng biển (SLOCs) để bảo đảm năng lượng của mình.” [7] Việc nhắc đến “duy trì tự do trên biển ” rõ ràng là một tham chiếu đến những lo ngại về các mâu thuẫn chủ quyền ở Biển Đông.
Việc cùng tái khẳng định cam kết của Ấn Độ, Nhật Bản và Nam Hàn về sự tự do của giao thông hàng hải khi những căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam chồng chất là hết sức có liên quan với nhau. Trung Quốc ngày càng xem Ấn Độ là một yếu tố chiến lược trong vùng biển Nam Trung Hoa. Hơn nữa, cả hai nước Nam Hàn và Nhật Bản (cũng như bản thân Trung Quốc) vô cùng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu đi qua khu vực biển tranh chấp. Rõ ràng, Ấn Độ, Nhật Bản, và Hàn Quốc có lợi ích trong việc giữ cho vùng Biển Đông không trở thành một ao nhà của Trung Quốc, trong khi đồng thời vẫn tránh xung đột công khai.
Cuối cùng, những khiêu khích thêm các căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam lại đang diễn ra cùng một lúc với cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương hàng năm (RIMPAC) ngoài khơi bờ biển của Hawaii. Năm nay, hai mươi hai quốc gia đang tham dự cuộc tập trận RIMPAC, bao gồm cả các đồng minh trong khu vực của Mỹ như Úc, Nhật Bản, và Nam Hàn. Ngay cả Nga cũng đang gửi tàu đến tham gia vào sứ mệnh huấn luyện phối hợp lớ lao này. Đáng chú ý là Trung Quốc vắng mặt, trong khi hiện nay Việt Nam rõ ràng hiện diện như một thành phần quan sát các buổi thao tập.
Các cuộc thao dượt RIMPAC năm 2012 đem tất cả các sức mạnh chủ nhà của vùng Thái Bình Dương lại với nhau, vốn là nỗi lo lắng ở nhiều mức độ khác nhau cho một Trung Quốc đang trỗi dậy. Hoa Kỳ và các đồng minh của mình quan sát thận trọng các điểm nóng tiềm năng trong Biển Đông. Trong nhiều năm, Mỹ đã cố gắng để “quốc tế hóa” các tranh chấp Biển Đông qua việc ngỏ lời giúp các cuộc đàm phán. Trong năm 2010, tại Việt Nam, bà Clinton tuyên bố “Hoa Kỳ có một quyền lợi quốc gia trong việctự do đi lại, khai mở truy cập đến các vùng biển chung của Á châu và tôn trọng pháp luật quốc tế ở Biển Đông” [8] Mọi người có thể mong đợi những bày tỏ quan tâm hơn nữa về vấn đề này từ bà Clinton tại cuộc họp ASEAN sắp tới.
Chiến tranh Lạnh trong vùng nước ấm ?
Mặc dù những căng thẳng đang diễn ra, chính vì quyền lợi, cả Trung Quốc và Việt Nam đều tránh xung đột công khai về quần đảo Trường Sa. Trung Quốc chẳng đạt đưọc ích lợi gì khi phải khởi sự một cuộc đấu tranh bằng quân sự vốn có thể đe dọa đến tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của mình, và Việt Nam không thể dựa vào sự can thiệp của bên ngoài để cân bằng đủ với quân sự của Trung Quốc. Không nưóc nào muốn lặp lại cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu của họ vào năm 1979. Mặc dù những tuyên bố cứng rắn của cả hai bên đều chứa đựng những ý nghĩa đến quốc tế, nhưng thật ra, những lời lẽ hùng hồn ấy được cố ý xử dụng chủ yếu cho nội tình trong hai nước.
Nên lưu ý rằng lực lượng quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), Cộng hòa Đài Loan (ROC), Việt Nam, Philippines, và Malaysia từng đóng trên các quần đảo Trường Sa trong một vài năm, mà không hề có một trận chiến đấu thiệt hại về nhân mạng nào.
Vẫn còn có khả năng của một tính toán sai lầm hoặc hiểu lầm khiến dẫn đến một cuộc đụng độ quân sự lớn. Trong tình huống này, sự chi phối về địa chính trị có thể là rất lớn.
Washington coi bế tắc trong vùng Biển Đông như là một đòn bẩy quan trọng để giải nén đòn bẩy địa chính trị từ Bắc Kinh. Chính phủ Mỹ đang kiểm tra tất cả các dự phòng để làm thế nào xử lý hoặc có thể ngăn chặn ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc. Hoa Kỳ có quan hệ quân sự, kinh tế và chính trị với Philippine và đang rất muốn phát triển quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam. Về phần mình, Philippine và Việt Nam nhìn thấy sức mạnh của Mỹ như là một khả năng đối trọng với sự vượt trội của Trung Quốc trong khu vực.
Hoa Kỳ đang tìm cách giành tình cảm và uy tín quốc tế bằng cách tự mô tả mình như là một nhà môi giới trung thực tìm cách thiết lập một “cơ chế dựa trên nguyên tắc” để đối phó với các tranh chấp trong Biển Đông. Chính phủ Mỹ cũng đang cố gắng để củng cố liên minh với các nước đang lo lắng sâu sắc về sự gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Hơn nữa, nền tảng của “trục chuyển” hướng tới châu Á của Mỹ là một kế hoạch để đặt căn cứ của 60% hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc lại bị vướng trong một hành động cân bằng khó khăn. Một mặt, Cộng hòa nhân dân Trung Quốc phải hành xử cứng rắn để củng cố các khiếu nại của mình trên Biển Đông giàu tài nguyên. Chính trị trong nước là quan trọng – Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể xuất hiện yếu kém, đặc biệt khi có liên quan đến các hành động khiêu khích có nhận thức từ các quốc gia nhỏ hơn. Cần lưu ý rằng chính phủ của cả hai nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc và Cộng hòa Đài Loan của Trung Quốc từ lâu đã khẳng định tất cả chủ quyền của Trung Quốc trên các khu vực tranh chấp. Mặt khác, có hai nguyên nhân quan trọng của Trung Quốc cho việc tránh né một cuộc đụng độ quân sự. Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể bị đe dọa bởi những tác động khó lường của cuộc xung đột quân sự công khai, đặc biệt là trong vùng lân cận của tuyến đường biển quan trọng. Thứ hai, Trung Quốc không muốn làm kinh sợ các hàng xóm của mình khiến họ rơi vào vòng tay rộng mở của Hoa Kỳ.
Cần lưu ý rằng Trung Quốc đã không khởi sự vòng căng thẳng mới nhất với Việt Nam. Thay vào đó, Trung Quốc trả đũa với từng động thái của Việt Nam cả bằng quân sự và chính trị. Chính sách trả miếng chứ không phải là nỗ lực vận động, là dấu hiệu về hành vi muốn cân bằng của Trung Quốc trong khu vực.
Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc thường phàn nàn về một “tâm lý chiến tranh lạnh” đang gây ô nhiễm môi trường cảnh quan chính trị tại Hoa Kỳ. Thật vậy, mặc dù tuyên bố ngược lại, trục chuyển tới châu Á của Hoa Kỳ gần như chắc chắn có mục đích chủ yếu là để ngăn cản Trung Quốc. Sáu mươi phần trăm hạm đội Mỹ là quá mức cần thiết để ngăn chặn các tham vọng trong khu vực của một nước Bác Hàn chết đói.
Vấn đề với một “tâm lý chiến tranh lạnh” là suy nghĩ ấy đã hết sức lỗi thời. Hoa Kỳ có thể là đồng minh chiến lược lâu dài của Nhật Bản và Nam Hàn, nhưng Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của họ. Ngay cả Ấn Độ, người chào hàng “then chốt ” cho chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, buôn bán với Cộng hòa nhân dân (TQ) hơn là với chú Sam. Các đồng minh châu Á của Mỹ đang ngày càng đi vào quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc. Hơn nữa, Hoa Kỳ và Trung Quốc là quá phụ thuộc kinh tế lẫn nhau so với việc khai mở cuộc xung đột sâu sắc không khôn ngoan.
Có lẽ chính phủ Trung Quốc không muốn liều lĩnh đánh mất những lợi ích chiến lược lâu dài của họ bằng cuộc phiêu lưu quân sự quá hung hãn. Trung Quốc sẽ trả đũa bằng hiện vật cho bất kỳ động thái quân sự, chính trị, kinh tế của các nước tranh chấp nào trong vùng Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không bắt đầu một cuộc xung đột không thể đoán trước vốn có thể đe dọa đến tăng trưởng kinh tế liên tục của “Vương triều giữa thiên hạ (Middle Kingdom) và kuyến khích các đối tác thương mại của mình đi tìm một sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Trung Quốc biết rằng, trong dài hạn, phát triển kinh tế và thương mại của họ sẽ có trọng lượng địa chính trị lớn hơn 60% các hạm đội Mỹ trong khu vực.
Phụ chú:
1. Vietnam to conduct regular air patrols over archipelago, Thanh Nien News, Jun 20, 2012.
2. China starts ‘combat ready’ patrols in disputed South China Sea, Christian Science Monitor, Jun 28, 2012.
3. China opposed Vietnamese maritime law over sovereignty claim, Xinhua, Jun 21, 2012.
4. Vietnam Law on Contested Islands draws China’s Ire, New York Times, Jun 22, 2012.
5. Vietnamese protest over islands dispute with China, Sacramento Bee, Jun 30, 2012.
6. Philippines: Chinese boats leave disputed region, CBS News, Jun 26, 2012.
7. With China on mind, India, Japan, South Korea hold trilateral, New York Daily News, Jun 29, 2012.
8. Offering to Aid Talks, US Challenges China on Disputed Islands, New York Times, Jul 24, 2012.

Không có nhận xét nào: