Đỗ Phúc
Hôm nay, 5/8/2012, lần đầu tiên tôi đi xe máy hơn 40 km, mất khoảng 50 phút để xuống Bờ Hồ tham gia biểu tình. Tôi đến hơi muộn, 8 giờ 15 phút nên không được chứng kiến những cảnh đầu tiên, mà sau này được nghe lại là đã có khoảng 50 người bị đưa lên xe bus.
Cái cảm giác muốn được biểu tình mà không được, muốn hét lên mà không ai cho, giống như cái cảm giác uất ức khi bị oan mà không thể thanh minh.
Và thật buồn khi chứng kiến những người biểu tình nghi ngờ lẫn nhau, họ nhìn đâu cũng thấy công an, có lẽ do lượng CA mặc thường phục chiếm số lượng quá lớn.
Tôi được chứng kiến cảnh một người bạn cùng đi biểu tình hỏi một anh (có vẻ là một người nhanh nhẹn, hoạt bát) về việc tập trung ở đâu, thì ngay lập tức nhận được những câu chửi đổng: “Chúng nó khai thác cá đầy ngoài biển, ra Trường Sa, Hoàng Sa mà đánh nhau, ở đây làm đéo gì” rồi bỏ đi. Có lẽ anh tưởng chúng tôi là CA đang muốn bắt anh.
Tôi đi cùng một anh mặc áo No U, đi lòng vòng quanh tượng đài. Một cảm giác thú vị như “ngôi sao trong ngày cưới”, khi đi bất cứ đâu cũng có 4 thanh niên trẻ đi đằng sau, và nhận ra những cái nhìn soi mói của CA mặc thường phục. Kinh nghiệm là chỉ cần không để ý giữ khoảng cách một chút thôi, anh No U sẽ ngay lập tức bị bắt đưa lên xe buýt đưa về Lộc Hà.
Cái cảm giác muốn được biểu tình mà không được, muốn hét lên mà không ai cho, giống như cái cảm giác uất ức khi bị oan mà không thể thanh minh.
Và thật buồn khi chứng kiến những người biểu tình nghi ngờ lẫn nhau, họ nhìn đâu cũng thấy công an, có lẽ do lượng CA mặc thường phục chiếm số lượng quá lớn.
Tôi được chứng kiến cảnh một người bạn cùng đi biểu tình hỏi một anh (có vẻ là một người nhanh nhẹn, hoạt bát) về việc tập trung ở đâu, thì ngay lập tức nhận được những câu chửi đổng: “Chúng nó khai thác cá đầy ngoài biển, ra Trường Sa, Hoàng Sa mà đánh nhau, ở đây làm đéo gì” rồi bỏ đi. Có lẽ anh tưởng chúng tôi là CA đang muốn bắt anh.
Tôi đi cùng một anh mặc áo No U, đi lòng vòng quanh tượng đài. Một cảm giác thú vị như “ngôi sao trong ngày cưới”, khi đi bất cứ đâu cũng có 4 thanh niên trẻ đi đằng sau, và nhận ra những cái nhìn soi mói của CA mặc thường phục. Kinh nghiệm là chỉ cần không để ý giữ khoảng cách một chút thôi, anh No U sẽ ngay lập tức bị bắt đưa lên xe buýt đưa về Lộc Hà.
Người biểu tình tụ tập tại các toà nhà chính phủ ở Khải Đông - TQ |
Tuy không được biểu tình, nhưng nếu hiểu hôm nay không có biểu tình là hoàn toàn sai, phải hiểu đó là không thể diễn ra biểu tình do sự ngăn chặn, sách nhiễu của chính quyền.
Nhận thấy:
1. Người biểu tình còn quá nhiều nỗi sợ hãi, sợ CA, lan sang cả việc sợ những người biểu tình khác, luôn tưởng rằng những người biểu tình khác là CA mặc thường phục.
Nên chăng mỗi người biểu tình hãy cố gắng dẹp bỏ nỗi sợ đó, suy nghĩ đó, nếu không chúng ta chỉ là một chậu cát, không có sự đoàn kết, gắn kết với nhau.
2. Người biểu tình sợ bị bắt! Đây là một trong những nỗi sợ hãi thực tế quá lớn. Những ai không sợ bị bắt? Đó là những người đã bị bắt nhiều lần, và đa số họ là những người có tên tuổi, có tiếng nói, nhiệt tình trong các cuộc biểu tình.
Nỗi sợ bị bắt sẽ vượt qua bởi đám đông. Khi đám đông thành hình, dù có bao nhiêu CA cũng không thể cản nổi. Thật khó để bắt được hàng ngàn người!
3. Chúng ta vẫn thường tự hào: “biểu tình có tổ chức mà như không có tổ chức, không có người đứng đầu mà như có người đứng đầu”. Theo tôi cách suy nghĩ này cần phải được xem xét lại nghiêm túc. Khi tôi đi đến tượng đài, bơ vơ, không biết gặp ai, làm gì, chờ đợi gì??? Tôi như con cá nằm trên thớt, luôn phải chú ý CA kẻo lại bị tóm, đưa về Lộc Hà mà chẳng làm được gì, chẳng ẳng lên được một tiếng. Về đến Lộc Hà ngồi lý luận suông với CA theo kiểu đàn gảy tai trâu thì thật là vô nghĩa! CA luôn tìm người tổ chức biểu tình để xử lý hình sự, nhưng tôi nghĩ cách làm của 42 trí thức Tp HCM cần đáng học hỏi.
Theo tôi, cần tổ chức biểu tình theo hướng có người tổ chức, có người hoặc có nhóm dẫn đầu. Hãy học tập Miến Điện, học tập Aung San Suu Kyi. Có thể chúng ta chưa có những cá nhân kiệt xuất, nhưng có ai mới sinh ra đã kiệt xuất đâu!
4. Cần chú ý rằng CA mới là người sợ chúng ta. Hãy nhìn những bộ mặt căng như dây đàn của họ, nhìn những bộ mặt như đâm lê của họ bên bờ hồ!
Tôi tự hỏi trong số những người CA đó, có ai đọc Nhật ký yêu nước, hay boxitvn.net hay BBC tiếng Việt không? Chắc là không.
Hãy làm mọi điều có thể để đem lại tương lai tươi sáng hơn cho đất nước này, cho con cháu của bạn được hưởng cái mà cha mẹ chúng đã phải đấu tranh để có được, đừng để dành cái việc đấu tranh khó khăn này cho con cháu của bạn.
Đỗ Phúc
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Nhận thấy:
1. Người biểu tình còn quá nhiều nỗi sợ hãi, sợ CA, lan sang cả việc sợ những người biểu tình khác, luôn tưởng rằng những người biểu tình khác là CA mặc thường phục.
Nên chăng mỗi người biểu tình hãy cố gắng dẹp bỏ nỗi sợ đó, suy nghĩ đó, nếu không chúng ta chỉ là một chậu cát, không có sự đoàn kết, gắn kết với nhau.
2. Người biểu tình sợ bị bắt! Đây là một trong những nỗi sợ hãi thực tế quá lớn. Những ai không sợ bị bắt? Đó là những người đã bị bắt nhiều lần, và đa số họ là những người có tên tuổi, có tiếng nói, nhiệt tình trong các cuộc biểu tình.
Nỗi sợ bị bắt sẽ vượt qua bởi đám đông. Khi đám đông thành hình, dù có bao nhiêu CA cũng không thể cản nổi. Thật khó để bắt được hàng ngàn người!
3. Chúng ta vẫn thường tự hào: “biểu tình có tổ chức mà như không có tổ chức, không có người đứng đầu mà như có người đứng đầu”. Theo tôi cách suy nghĩ này cần phải được xem xét lại nghiêm túc. Khi tôi đi đến tượng đài, bơ vơ, không biết gặp ai, làm gì, chờ đợi gì??? Tôi như con cá nằm trên thớt, luôn phải chú ý CA kẻo lại bị tóm, đưa về Lộc Hà mà chẳng làm được gì, chẳng ẳng lên được một tiếng. Về đến Lộc Hà ngồi lý luận suông với CA theo kiểu đàn gảy tai trâu thì thật là vô nghĩa! CA luôn tìm người tổ chức biểu tình để xử lý hình sự, nhưng tôi nghĩ cách làm của 42 trí thức Tp HCM cần đáng học hỏi.
Theo tôi, cần tổ chức biểu tình theo hướng có người tổ chức, có người hoặc có nhóm dẫn đầu. Hãy học tập Miến Điện, học tập Aung San Suu Kyi. Có thể chúng ta chưa có những cá nhân kiệt xuất, nhưng có ai mới sinh ra đã kiệt xuất đâu!
4. Cần chú ý rằng CA mới là người sợ chúng ta. Hãy nhìn những bộ mặt căng như dây đàn của họ, nhìn những bộ mặt như đâm lê của họ bên bờ hồ!
Tôi tự hỏi trong số những người CA đó, có ai đọc Nhật ký yêu nước, hay boxitvn.net hay BBC tiếng Việt không? Chắc là không.
Hãy làm mọi điều có thể để đem lại tương lai tươi sáng hơn cho đất nước này, cho con cháu của bạn được hưởng cái mà cha mẹ chúng đã phải đấu tranh để có được, đừng để dành cái việc đấu tranh khó khăn này cho con cháu của bạn.
Đỗ Phúc
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét