Pages

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Cam Bốt: Thủ tướng Hun Sen điều trần về vấn đề biên giới




Cam Bốt: Thủ tướng Hun Sen điều trần về vấn đề biên giới

Sự kiện về cuộc điều trần hiếm thấy tại Cam Bốt : Sau nhiều lần được các dân biểu phe đối lập yêu cầu phải trả lời về tình trạng lãnh thổ dọc theo tuyến biên giới Việt Nam cũng như dọc theo đất Thái, hôm thứ Năm tuần trước, 09/08/2012, Thủ tướng Hun Sen đã đến Quốc hội để điều trần.Thế nhưng, Thủ tuớng Cam Bốt không dễ làm theo mọi yêu cầu của dân biểu đối lập.
Với cá tính mạnh mẽ, nếu không muốn nói là hay áp chế người khác, ông Hun Sen đặt điều kiện khi ông trình bày về tình hình biên giới, đặc biệt là với Việt Nam, thì các dân biểu không được bỏ hội trường đi ra ngoài như những lần trước. Tức là ông bắt buộc mọi người phải nghe điều ông nói ra.

Đây là cuộc điều trần dài nhất từ trước đến nay, khoảng 5 tiếng 20 phút, truyền hình trực tiếp cho thấy gần đến 1 giờ trưa mà cuộc điều trần chưa chấm dứt, các dân biểu đối lập phải ngồi im nghe Thủ tướng nói dù có đói bụng…. Ông Hun Sen chỉ trả lời những câu hỏi được viết trên giấy, trong đó có vài câu hỏi do người Khmer hải ngoại đặt ra và làm cho ông hài lòng.
Theo ông Hun Sen, chỉ có việc trao đổi đất giữa Việt Nam và Cam Bốt, phía Cam Bốt xâm phạm vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 2.160,6 mẫu đất thuộc các tỉnh ở miền Đông và Đông Nam như Kampot, Kampong Cham, Takeo, Prey Veng và Svay Rieng. Một làng ở trong các tỉnh trên là nơi sinh ra ông Heng Samring, nhưng vẫn bị nhường lại cho phía Việt Nam.
Còn về phía Việt Nam, số dân cư Việt sống trên một diện tích là 916,7 mẫu thuộc địa phận Cam Bốt. Như vậy hai bên thực hiện cuộc trao đổi bình đẳng, một mẫu đất đổi một mẫu đất, và dân cư bị thiệt hại sẽ được đền bù, đó là theo cách giải thích của ông Hun Sen.
Lãnh thổ sát biên giới Thái ít được nói đến trong buổi điều trần này, vì phía dân biểu thuộc đảng đối lập Sam Rainsy thường chỉ trích chính quyền đã làm mất đất cho phía Việt Nam quá nhiều.
Cũng có những tuyên bố mà ngay sau đó một ngày, truyền thông quốc tế đã cho đăng tải với một cách châm biếm về cái gọi là “chiến lược bí mật bảo vệ lãnh thổ” của Thủ tướng Hun Sen.
Theo cách nói của Thủ tướng, vì phía đối lập đòi hỏi ông trình bày, nên ông phải tiết lộ chiến lược bí mật này, như việc, xây dựng nhiều casino quốc tế dọc theo biên giới Thái và Việt Nam là để gìn giữ lãnh thổ không bị mất vào tay các nước láng giềng.
Ông Hun Sen nói, cột mốc có thể bị nhổ bỏ, chứ các tòa nhà lớn làm casino không thể bị bứng đi, dù không thích đánh bài, nhưng ông phải cho xây sòng bài quốc tế vì lý do đó !
Buổi điều trần ngày thứ Năm vừa qua do phe đối lập yêu cầu từ lâu nay mới được ông Hun Sen đáp ứng. Thế nhưng, chính các dân biểu đối lập tham dự cuộc điều trần là những người chán nản nhất. Bởi vì, họ chỉ đến dự một cách thụ động, chỉ có quyền nghe mà không được quyền phát biểu hay được quyền chất vấn.
Thông thường, trong sinh hoạt nghị trường dân chủ, phe đối lập đưa ra những câu hỏi buộc người đứng đầu chính phủ phải trả lời cho minh bạch trước quốc dân. Tuy nhiên trong Quốc hội Cam Bốt, nền dân chủ non trẻ thường bị bóp méo. Ông Hun Sen đã biến cuộc điều trần thành một nơi ông độc quyền diễn thuyết.
Báo mạng Phnom Penh Post số ra ngày 10/8 có trích dẫn phát biểu của dân biểu Son Chhay thuộc Đảng Sam Rainsy như sau : Trên thế giới này, chỉ có Quốc hội Cam Bốt là không cho phép dân biểu phát biểu.
Ông Son Chhay cũng cho biết, Chủ tịch Quốc hội Heng Samring đã dùng quyền của mình để ngăn cấm bất kỳ cuộc thảo luận nào.

Dân Biểu Son Chhay tố cáo chính quyền đã vi phạm điều 96 của Hiến pháp khi biến cuộc chất vấn thành một buổi tuyên truyền cho đảng cầm quyền, cũng như đã để quá lâu không trả lời bức thư của ông đề cập đến vấn đề mất đất cho phía Việt Nam.
Ông Lao Mong Hay, nhà phân tích tình hình chính trị Cam Bốt nói, ông hài lòng về cách giải thích của ông Hun Sen và cho đó là công bằng, tuy nhiên ông bày tỏ thái độ chán chường về cách điều 
Sự liên quan của Hoàng gia trong tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam
Theo báo mạng Phnom Penh Post số ra ngày 10/8, Thủ tướng Hun Sen cho công luận biết sự phân định đường biên giới trên bộ và dưới biển hiện nay dựa theo nền móng do cựu Hoàng Sihanouk đã phác thảo trong bản đồ dưới thời thuộc Pháp giữa miền Nam Việt Nam và Cam Bốt.
Bản đồ này cũng đã được đệ trình tại Liên Hiệp Quốc năm 1964. Do vậy, bất kỳ ai chỉ trích việc làm của ông Hun Sen đồng nghĩa với việc phê phán cựu Hoàng Sihanouk.

Trong các câu hỏi ghi trên giấy được đưa cho Thủ tướng Hun Sen trả lời thì có vấn đề nói đến đảo Phú Quốc. Theo cách giải thích của ông Hun Sen, cựu Hoàng Sihanouk trước đây đã nói với Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng (1 tháng 3- 1906 – 29 tháng 4 - 2000), rằng phía Cam Bốt từ trước năm 1999 đã không còn đòi đảo Phú Quốc nữa. (Cam Bốt gọi là đảo Tral hay Trol).
Điều này có nghĩa là Cam Bốt từ bỏ chủ quyền trên đảo Phú Quốc.

Viên cố vấn và là thư ký riêng của cựu Hoàng Sihanouk là Hoàng Thân Thomico Sisowath khi được báo chí hỏi về vấn đề này thì đã không hé môi về cuộc nói chuyện giữa cựu Hoàng Sihanouk và ông Phạm Văn Đồng trong năm 1999.
Tuy nhiên, Hoàng Thân Thomico Sisowath nói, tấm bản đồ do cựu Hoàng trình lên Liên Hiệp Quốc không có chuyện nhường đảo Phú Quốc, trái lại còn đòi hỏi chủ quyền trên hòn đảo này phải thuộc về dân tộc Khmer.

Và thời kỳ cựu Hoàng Sihanouk lãnh đạo Cam Bốt đã phủ nhận việc chính quyền Pháp vẽ đảo Phú Quốc nằm trên lãnh hải Việt Nam.
Trong lịch sử Nam Tiến của dân tộc Việt, đảo Phú Quốc đã thuộc về Việt Nam từ hơn 200 năm trước.
Vì thế, tấm bản đồ do chính quyền Pháp bảo hộ trước đây ở Đông Dương vẽ đảo Phú Quốc thuộc về Việt Nam chỉ là cách xác nhận lại mà thôi.

hành buổi điều trần, vì chính phủ có quyền nói, còn đối lập thì bị bịt mồm.
Anh Vũ ,Phạm Phan from Nongpenh

Không có nhận xét nào: