NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Trước khi kể chuyện tiếp, xin dừng lại để điểm danh số người bị bắt hôm đó. Như vậy, số bị bắt lên trại Lộc Hà, xe thứ nhất có 3, xe thứ hai có 12, xe thứ ba có 15, tổng số là 30 người. 30 người cho vào một xe còn rộng chán, sao họ không tính đến bài toán kinh tế nhỉ?
Bây giờ, tôi mới hiểu ra, cứ bắt xong 1 đợt chúng phải cho xe chạy ngay giống như là cướp được đến đâu mang giấu ngay đến đó. Chúng không dám lưu người bị bắt ở Bờ Hồ lâu. Họ không thể ngồi yên như hành khách chờ tàu chuyển bánh. Họ sẽ la hét phản đối, hô khẩu hiệu. Dân đi đường, dân phố, dân ngoại quốc sẽ xúm lại quay phim, chụp ảnh. Hành động của họ sẽ bị nhiều người biết, nhất là sự cướp (cướp người, cướp biểu ngữ chống Tàu Cộng) xảy ra ngay ngay giữa trung tâm Thủ đô. Thì ra, chúng cũng biết hành động của chúng cũng làm xấu bộ mặt của chế độ.
Về những người bị bắt sớm và bắt lẻ có Lã Việt Dũng. Anh bị 8 đứa đến cung thiếu nhi xông lên tận tầng 2 bắt đi. Bác Lê Gia Khánh và bác gái Phùng Thị Châm bị bắt khi vừa khóa xe, qua đường sang phía Bờ Hồ. Hai bác bị đưa về phường Cầu Dền. Nguyễn Lân Thắng bị bắt khi đang hộ tống cụ Lê Hiền Đức, chúng đưa về công an phường Tràng Tiền, đến 4 giờ thì chúng di lý về công an phường Thịnh Quang. Nghe nói anh bị lột quần áo ra khám xét. (xem thêm Tường trình việc bị tụt quần tại đồn công an Tràng Tiền). Còn cụ Lê Hiền Đức bị đưa về phường Láng Thượng, đến đầu giờ chiều thì chúng thả ra, cụ liền bắt tắc xi lên tiếp ứng cho mọi người ở trại Lộc Hà.
Như vậy tổng số người bị bắt trong ngày 5/8/2012 là 35 người.
Trở lại chuyện công an thẩm vấn. Lối làm việc của cậu công an này khá nhã nhặn. Theo tôi, đây là một cách làm việc tốt. Dù không đạt được mục đích thì vẫn gieo lại cho người đối thoại một sự cảm tình nào đó, dẫu cho có thể chỉ là bề ngoài Tôi biết cũng có người dùng cách trấn áp, phủ đầu, như thái độ hùng hổ, rao giảng, hỏi vặn vẹo hoặc dí máy quay vào mặt người ta như quay tội phạm. Thực ra đấy chỉ là cách làm của bọn non kém, ấu trĩ. Lối làm việc này dễ bị phản bác dẫn đến trơ trẽn. Nếu bằng cách đó mà hy vọng để cho đối tượng sợ hãi là họ nhầm. Nếu sợ, họ đã không làm những việc mà họ biết chắc chắn là chính nghĩa.
Tôi nhìn vào biển tên của cậu công an, vừa đọc vừa ghi lại: Lê Tiến Đạt, số hiệu 115-054
Vào việc, tôi nói trước, bác sẽ không ký bất cứ thứ giấy tờ nào đâu đấy. Đầu tiên, hỏi tên, tôi bảo:
- Lẽ ra bác không có gì phải trả lời. Vì bác đang tản bộ ở Bờ Hồ như bao người dân Hà Nội khác, tự nhiên bắt bác về đây hỏi tên là không được. Bây giờ cháu ra Bờ Hồ, gặp bất ưng người nào đang dạo, hỏi tên họ rồi ghi chép lại thì họ sẽ phản ứng ra sao. Nhưng thôi, bác là ai thì cũng chẳng có gì phải giấu giếm, các cháu biết thêm bác cũng là tốt..
Tôi cung cấp cho cậu ấy tên, địa chỉ, nghề nghiệp.
Tiếp theo, cậu ta hỏi bác bị bắt về đây trong trường hợp nào? Tôi bảo bác đang đi tản bộ ven Bờ Hồ như hàng ngàn người Hà Nội mỗi ngày thì bị bắt.
Cậu ta lại hỏi về mục đích bác ra Bờ Hồ, bác đi biểu tình thì đọc lời kêu gọi ở đâu. Để tránh lằng nhằng, mất thời gian, tôi bảo: Bác ra Bờ Hồ chơi. Thấy tình hình có vẻ như có biểu tình, bác cũng định tham gia nhưng chưa biểu tình được thì bị bắt. Cháu nên nhớ, ý định biểu tình với hành vi biểu tình là khác nhau đấy nhé. Việc bác đi bộ trên vỉa hè không phải là hành vi biểu tình. Không ai kết tội người có ý nghĩ trong đầu cả. Tất nhiên, với bác, biểu tình chống Trung Quốc không phải là tội.
Lại hỏi: Bác từ nhà đến hay từ đâu đến? Cũng là để tránh các câu hỏi lan man, tôi bảo bác đi từ nhà đến đây.
Thực ra là tôi “dạt vòm” ngay từ chiều hôm trước. Nghe nói sáng ra, quanh nhà tôi lố nhố 6,7 đứa canh cho đến khi nghe tin tôi có mặt ở Lộc Hà rồi chúng mới gỡ bỏ trạm gác.
Hỏi đến bố mẹ tôi, tôi bảo muốn biết thì về các cơ quan quản lý hồ sơ hay về địa phương bác mà hỏi. Không phải ai cũng có quyền hỏi tên bố mẹ bác được. Bố mẹ bác không liên quan đến việc bác làm.
Kể ra, tôi nói bố mẹ tôi không liên quan, xét ở góc độ khác là không đúng. Không ai khác, chính bố mẹ tôi đã dạy tôi sống ngay thẳng, không sợ bạo quyền. Chính bố mẹ tôi đã dạy cho tôi lòng yêu nước. Bố tôi còn trực tiếp dạy tôi trong 2 năm đầu phổ thông vì cụ là giáo viên. Bài giảng đầu tiên về Tổ quốc Việt Nam tội học được là do bố tôi dạy.
Song thân tôi đã khuất núi từ lâu. Tôi không được phép nhắc đến tên bố mẹ tôi một cách tùy tiện, nhất là trong trường hợp gọi là “khai báo” với lực lượng mà tôi cho là chúng đang làm những điều không minh bạch, không chính nghĩa.
Cậu công an bảo nhưng biên bản có sẵn những mục như thế. Tôi nói: “Bác không cần biết đến cái mẫu biên bản ấy”.
Đôi khi cậu ta có những câu hỏi lặp lại. Điều này tôi đã biết kiểu làm việc của họ qua mấy lần bị thẩm vấn. Tôi chỉ nói gon: “Bác trả lời rồi”. Tôi mỉa mai: “Bác tuy già nhưng trí nhớ còn minh mẫn lắm đấy nhé”.
Lại có lúc người khác đến hỏi tôi, tôi bảo tôi trả lời cháu kia rồi.
Kể ra, nếu là biên bản làm việc thì hẹp hòi gì mà tôi không ký để các cậu ấy hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng nó lại là biên bản lấy lời khai. Tôi có làm gì sai phạm mà phải khai.
Ở bàn bên đối diện, Trương Văn Dũng đang rà soát lại biên bản. Không như tôi, anh nói sẽ ký nhưng đặt ra điều kiện hơi khó. Anh bắt sửa từng chữ không đúng với lời khai của mình. Buồn cười nhất là khi ghi chữ “đả đảo Trung Quốc”, cậu công an không dám ghi nguyên văn nên ghi chệch đi là phản đối. Anh bảo chú nói “đả đảo” chứ có nói “phản đối” đâu. Chú nói sao cứ ghi vậy, chú chịu trách nhiệm. Cứ thế lằng nhằng mãi.
Đến khi hai chú cháu thống nhất cách sửa xong, anh đòi chép thêm một bản để anh giữ với lý so “sợ công an sau này thêm cái gì vào rồi bắt tội chú thì sao. chú không tin công an được”. Cuối cũng thì cũng thôi, cậu kia không chép thêm bản khác và Trương Dũng tất nhiên là không ký.
Sau khi ghi xong biên bản, cậu công an chuyển sang làm biên bản xử phạt vi phạm hành chính, cũng là mẫu in sẵn. Tôi bảo, phạt về tội gì, cậu ta bảo gây rối trật tự công cộng. Tôi bảo vớ vẩn, bác đang đi dạo ở Bờ Hồ thì bắt về đây rồi bảo gây rối trật tự công cộng. Sao không làm biên bản ngay lúc ấy.
Cậu ta bảo khi đi biểu tình, bác đi xuống lòng đường thì là vi phạm. Tôi bảo:
- Bác nói lại, bác đi bộ trên vỉa hè, không băng rôn, không biểu ngữ, không hô khẩu hiệu. Thế thì vi phạm cái gì? Kể cả những người đã biểu tình thực sự họ cũng chẳng vi phạm cái gì cả.
- Vậy thì bác ghi vào đây là bác không vi phạm.
- Không, bác không phải thanh minh cho bác. Chứng minh được bác gây rối trật tự công cộng thì bác có chối cũng không được.
Cuối cùng cậu ta hỏi bác có ý kiến gì không? Tôi nói bác phản đối bắt người vô pháp luật. Đàn áp, bắt người biểu tình, nhất là bắt người đang đi tản bộ là việc làm chà đạp lên pháp luật. Chính công an Hoàn Kiếm mới là kẻ gây rối trật tự công cộng.
Làm việc xong, cậu ta bảo tôi ngồi chờ. Một lúc, cậu ta đưa tôi xuống tầng 1, vào mấy phòng, tôi chẳng hiểu để làm gì sau đó lại quay trở ra về chỗ cũ. Tôi càu nhàu: Các cháu làm ăn vớ vẩn thật.
Một lúc sau, có hai đứa vào, ngồi xuống hai bên tôi đòi khám máy điện thoại.
(còn tiếp)
9/8/2012
NTT
Phụ lục:
DANH DÁCH BỊ BẮT KHI ĐI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC NGÀY 5/8/2012
Bị bắt lẻ có: 5 người
- Bác Lê Gia Khánh và bác gái Phùng Thị Châm
- Cụ Lê Hiền Đức
- Nguyễn Lân Thắng
- Lã Việt Dũng
- Cụ Lê Hiền Đức
- Nguyễn Lân Thắng
- Lã Việt Dũng
Bắt người dùng xe bus đưa lên trại Lộc Hà gồm 30 người
Xe thứ nhất:
1. Trương Văn Dũng
2. Lê Dũng
3. Lê Hồng Phong
1. Trương Văn Dũng
2. Lê Dũng
3. Lê Hồng Phong
Xe thứ hai:
1. Đoan Trang
2. Nguyễn Tường Thụy, cựu chiến binh.
3. Nguyễn Chí Đức
4. Đặng Bích Phượng
5. Cháu Đức (chưa rõ họ tên đầy đủ)
6. Dương Thị Xuân
7. Nhà báo, cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng
8. Lê Xuân Hòa
9. Đào Lê Tiến Sĩ sinh viên ĐHSP
10. Tuấn Anh sinh viên năm 4 ĐHTN
11. Nguyễn Trung Kiên Đống Đa
12: Bác Lê Hùng, cán bộ NXB Thanh niên đã về hưu.
Xe thứ ba:
1. Nguyễn Văn Ngoan, Việt kiều ở Thụy Sĩ
2. Trần Thị Nga, Phủ Lý
3. Phạm Mạnh Tùng, Gia Lâm – Long Biên
4. Phạm Quang Hưng, Gia Lâm – Long Biên
5. Phạm Thị Giang (Giang Veri) sinh viên Học viện Ngân hàng
6. Nguyễn Hồ Thu Hà, học sinh THPT Việt Đức
7. Vũ Văn Bách, sinh viên
8. Nguyễn Văn Dũng, Việt Trì – Phú Thọ
9. Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang), Đắc Lắc
10. Nguyễn Thanh Tiến, sinh viên, ĐHKHTN
11. Đào Trang Loan (Hư vô)
12. Nguyễn Thị Hợi
13. Lê Anh Hùng
14. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên
15. Bùi Phương Nam, Hải Phòng.
1. Đoan Trang
2. Nguyễn Tường Thụy, cựu chiến binh.
3. Nguyễn Chí Đức
4. Đặng Bích Phượng
5. Cháu Đức (chưa rõ họ tên đầy đủ)
6. Dương Thị Xuân
7. Nhà báo, cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng
8. Lê Xuân Hòa
9. Đào Lê Tiến Sĩ sinh viên ĐHSP
10. Tuấn Anh sinh viên năm 4 ĐHTN
11. Nguyễn Trung Kiên Đống Đa
12: Bác Lê Hùng, cán bộ NXB Thanh niên đã về hưu.
Xe thứ ba:
1. Nguyễn Văn Ngoan, Việt kiều ở Thụy Sĩ
2. Trần Thị Nga, Phủ Lý
3. Phạm Mạnh Tùng, Gia Lâm – Long Biên
4. Phạm Quang Hưng, Gia Lâm – Long Biên
5. Phạm Thị Giang (Giang Veri) sinh viên Học viện Ngân hàng
6. Nguyễn Hồ Thu Hà, học sinh THPT Việt Đức
7. Vũ Văn Bách, sinh viên
8. Nguyễn Văn Dũng, Việt Trì – Phú Thọ
9. Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang), Đắc Lắc
10. Nguyễn Thanh Tiến, sinh viên, ĐHKHTN
11. Đào Trang Loan (Hư vô)
12. Nguyễn Thị Hợi
13. Lê Anh Hùng
14. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên
15. Bùi Phương Nam, Hải Phòng.
TỐNG SỐ 35 NGƯỜI.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét