Pages

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

DÂN BIỂU & TNS. MỸ ĐÒI ĐỐT HÀNG Made in China


Đốt Đồ Made in China
Vi Anh
Trong khi Ngọai Trưởng Mỹ Hillary Clinton đi họp Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ARF, ở Nam Vang (Miên), mạnh dạn tuyên bố ám chỉ Trung Cộng “đừng đe dọa trên Biển Đông”, giải quyết tranh chấp một cách “không áp đặt, không ức hiếp, không đe dọa và không sử dụng vũ lực”. Thì tại Đồi Capitol, quí vị dân biểu nghị sĩ có uy thế của cả hai đảng phẩn nộ đòi đốt đồng phục, mũ của phái đòan Mỹ tham dự diển hành khai mạc Thế Vận Hội mặc khi biết những thứ này là “made in China.”
Thượng Nghị sĩ Trưởng Khối Dân Chủ Đa số ở Thượng Viện Harry Reid (D-Nev) nói trên truyền hình ABC News ngày 12- 7, “Tôi nghĩ chúng ta lấy tất cả đồng phục, chất thành đống và đốt và bắt đầu làm tới mãi.” TNS Reid còn nói nhắn gởi Ủy Ban Thế Vận hội Mỹ phải nên biết “hổ thẹn” và “bối rối” với những món hàng “made in China”, đặc biệt là đối với những người trong ngành kỹ nghệ dệt ở Mỹ đang kiếm việc làm.
Phản ứng phẫn nộ này lan truyền rộng ra hai viện của Quốc Hội và hai chánh đảng của Mỹ. Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ, DB John Boehner, Cộng Hòa -OH., nói trên ABC News cũng ngày 12- 7, bày tỏ nỗi bất bình sâu sắc của Ông về màu cờ sắc áo của Mỹ lại “made in China.”
Còn Cựu Chủ Tịch Hạ Viện hiện là Trưởng Khối Dân Chủ Thiểu số ở Hạ Viện Mỹ, Bà DB Nancy Pelosi, (Dân Chủ, Calif), nói lực sĩ Thế Vận Hội của Mỹ đại diện cho những lực sĩ hòan hảo của Mỹ phải mặc đồng phục “made in USA”: “Họ là những người làm việc cực nhọc. Họ đại diện cho những người tuyệt hảo, họ rất tuyệt vời. Tất cả đều đẹp. Và phải được mặc đồng phục được làm tại Mỹ.”

TNS Kirsten Gillibrand, (DC-N.Y) và DB Rep. Steve Israel, (DC-N.Y) viết thơ cho Chủ Tịch Ủy Hội Olympic Mỹ, cho biết những phát giác này tạo thành một chấn động và bất mãn sâu sắc và yêu cầu phái đòan Olympic của Mỹ trong tương lại phải mặc đồng phục made in USA.
TNS Sherrod Brown, (DC-OH) có một dự thảo luật “Buy America” đang chờ xét ở Quốc Hội khuyến khích mua hàng hóa Mỹ, cũng viết thơ cho Ủy Hội yêu cầu hủy bỏ đồng phục made in China đi và kiếm một nhà sản xuất Mỹ nhờ làm lại đồng phục made in USA. Vị TNS này giải thích với Ủy Hội trong thơ, bằng giấy trắng mực đen, “Ủy Hội Thế vận Mỹ phát huy tinh thần và đạo đức rất cao, và không dung thứ cho việc lường gạt hay vi phạm qui luật. Nhưng Trung Quốc tiếp tục lường gạt khi đến với thương mại quốc tế. Khi chúng ta cố gắng tạo sân chơi công bình cho những nhà sản xưất Mỹ và công nhân, Ủy hội cần tìm một nhà sản xuất nội địa cho số đồng phục trong năm nay.”
Phản ứng đồng lọat của Quốc Hội Mỹ cho thấy Mỹ đã ý thức được tai họa nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà khi quá dễ dàng trong bang giao và giao thương, viện trợ kỹ thuật, đầu tư hào phóng giúp đỡ TC. Chẳng những đồng phục đại diện cho màu cờ sắc áo Mỹ trong Thế Vận Hội cũng made in China mà nhiểu di tích lịch sử Mỹ, cổ tích liệt hạng văn hóa Mỹ cũng để cho thầu TC bị TC tái tạo, sửa sang, vật liệu tư TC đem qua, công nhân từ TC đến làm.
Và đồ ăn thức uống, vật dụng, đồ chơi Mỹ đang xài cũng made in China, tràn ngập thị trường Mỹ tuy rẻ nhưng đa số là đồ độc, đồ giả hại sức khỏe tòan dân Mỹ và cướp việc làm của người Mỹ.
Người Mỹ đang “Chết với TC”. Tiến sĩ Peter Navarro, giáo sư ngành kinh thương của Đại học California ở Irvine (University of California Irvine), và viên phụ khảo của ông là Thạc sĩ Greg Autry chuyên gia về Trung Quốc Greg Autry khẳng định: “Hòa bình, thịnh vượng, và sức khỏe của thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: (đó là) một đảng Cộng Sản Trung Quốc hùng mạnh, giàu có, thối nát và trở nên táo bạo hơn vì chủ nghĩa dân tộc cực đoan mỗi ngày một tăng.”
Hai vị có đề nghị một số việc mà chánh quyền và nhân dân Mỹ cần làm để chống lại những việc làm độc hại của TC. Như TC sản xuất, xuất cảng, bán rẻ mạt hàng hóa, đồ ăn thức uống độc hại giết dân chúng của các nước. Như sữa có độc chất melamine, quần áo trẻ em dễ cháy, thuốc aspirin có độc tố, thuốc Lipitor và Viagra giả, nước ngọt có arsenic, trà có chì, nôi trẻ sơ sinh dễ gẩy, điện thoại di động pin dễ nổ gây thương vong, vòng đeo cổ và đồ chơi có chất làm nghẹt thở, v.v…
Như TC ngầm phá hoại làm liệt bại nền kinh tế của các nước. TC luồn lách các qui qui định của WTO để thu lợi trong ngoại thương và bảo vệ kỹ nghệ nội địa, bằng cách tài trợ cho các công ty TC để cạnh tranh với các công ty ngoại quốc. Họ sản xuất hàng giả, hàng nhái. Họ kềm giá công nhân biến thành lao nô để giá thành hàng made in China thấp bán rẻ hẩu cạnh tranh thắng lợi Tây Phương.
Do đó Mỹ bị TC cướp nhiều việc làm. Theo Navarro và Autry, trong vòng 10 năm qua, Trung Cộng lấy đi của Mỹ mỗi năm 1 triệu công ăn việc làm. Trong 13.9 triệu người Mỹ đang bị thất nghiệp, có 10 triệu việc bị mất ở Mỹ vì chuyển sang Trung Quốc. TC cướp 40% công ăn việc làm của Mỹ. TC làm chết hơn 70% kỹ nghệ dệt của Mỹ. Từ khi TC vào WTO năm 2001, kỹ nghệ bàn ghế, hóa chất, giấy, sắt, bánh xe, của Mỹ phải đóng cửa phân nửa. Vì vậy thâm thủng mậu dịch hàng năm của Mỹ lên đến gần cả ngàn tỷ!.
TC còn dùng gián điệp người và tin tặc ăn cắp bí mật kinh tế, chánh trị, quân sự, khoa học kỹ thuật của Mỹ và các nước Tây Âu đã tốn hàng tỷ tỷ Đô la để nghiên cứu. TC ép buộc các công ty muốn vào làm ăn ở TC phải chuyển bộ phận nghiên cứu và phát triển đến đó và từ đó TC ăn cắp kỹ thuật. Google là trường hợp diễn hình.
TC đã đánh cắp bí mật khoa học kỹ thuật của Tây Phương, đặc biệt là của Mỹ để chế vũ khí tối tân trong đó có cả hoả tiễn có thể bắn hạ vệ tinh, tiêu diệt hàng không mẫu hạm của Mỹ, hay bắn sâu vào nội địa Mỹ.
Đô đốc Davor Domazet-Loso, Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Croatia, nói làm máy bay tàng hình được vì đã mua lại mảnh của một máy loại này của Mỹ bị bắn rơi ở Serbia năm 1999.
TC giành thế hải thượng của Mỹ. Canh tân, hiện đại hoá hải quân, TC sắp đưa vào sữ dụng một hàng không mẫu hạm mua của Ukraine. TC có đội quân thứ năm, len lỏi trong số người Trung Quốc định cư ở hải ngoại từ lâu, một thế lực tài chánh khá mạnh, suốt từ San Francisco xuống tận Singapore. Và mỗi năm có 750,000 người Trung Quốc vào nước Mỹ.
Cái sai lầm của TC là những người cầm quyền của CS Bắc Kinh mười năm trở lại đây say sưa với sự trổi dậy của TC quên lời dặn của Ô Đặng tiểu Bình, một người nhiều kinh nghiệm luồn lách dể tồn tại và vươn lên thóat bàn tay tàn sát đối thủ của Mao Trạch Đông. Ô. Bình dặn dò hàng hậu bối khi đổi mới kinh tế, mở cửa cho dầu tư nước ngòai vào; Ông nói mèo trắng hay đen con nào bắt chuột được cũng tốt và TC phải núp sâu, giữ yên để phát triễn kinh tế.
Bây giờ Mỹ đã thấy cái nguy của sự trổi dậy của TC rồi. Mỹ đã chỉnh đốn nội bộ, Cộng Hòa lần dân Chủ hai đảng; Hành Pháp lẫn Lập Pháp hai ngành, chánh quyền và nhân dân Mỹ đều coi TC là đối thủ đáng gờm. Đối ngọai Mỹ tăng cường lực lượng và mở vòng vây bao TC ở Á châu Thái bình Dương rồi. Một đặc biệt của chánh quyển và nhân dân Mỹ là bất cứ thế chiến nào Mỹ cũng gia nhập rất chậm. Nhưng khi đã tham gia là dồn nỗ lực, có thắng chớ không có thua trong Thế Chiến 1, 2 và Chiến Tranh Lạnh vừa rồi.
CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA
CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 06.10.2011
Từ tháng 6 và tháng 7 vừa rồi, Quốc nội cũng như Hải ngoại có những cuộc Biểu tình chống xâm lăng của Trung quốc đối với Việt Nam về Biển / Hải đảo và về Kinh tế. Những cuộc Biểu tình tại Quốc nội bị cấm đoán bởi đảng bán nước CSVN theo lệnh của Bắc Kinh. Nhưng cuộc Biểu tình của Người Việt Hải ngoại vẫn tiếp tục và tăng cường cho đến ngày nay.
Ngày 25.07.2011, viết về những cuộc Biểu tình tại Hải ngoại, chúng tôi thấy rằng đây không phải chỉ đem ảnh hưởng tới riêng Việt Nam, mà còn mang tầm ảnh hưởng Quốc tế vì khắp mọi nơi từ Phi Châu, Nam Mỹ, Hoa kỳ, Liên Au, Trung Đông, Trung Á đến những nước Đông Nam Á, người ta đều chứng kiến trong nhiều năm gần đây tính hung hăng gian lận, thậm chí hối lộ, của Trung quốc trong việc xâm lăng Kinh tế bằng khai thác những nguyên liệu và cho lan tràn hàng hóa rẻ tiền do độc đoán bóc lột sức lao động của khối người khổng lồ Trung quốc.
Lực lượng người Việt Hải ngoại phát động
CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ.
Người Tầu có lẽ ít quan tâm đến những biện luận Chính trị, nhưng rất lưu ý đến việc kiếm từng đồng xu, ngay cả bằng cách gian lận, từ Thương mại để làm giầu. Dân Tầu rất quan tâm đến “miếng ăn“, có lẽ vì họ đã phải sống đói nghèo nhiều. Khi gặp nhau, họ thường chào nhau bằng câu chào “Ông ăn cơm chưa ?“, chứ không chào “Ông khỏe không ?”. Người Tầu bán tất cả những gì mà họ có thể nghĩ ra để sản xuất mà bán. Trong những thập niên sau mở cửa, Trung quốc lợi dụng Mãi lực dồi dào của các Thị trường lớn như Liên Âu, Hoa kỳ để bán bất cứ cái gì, miễn là thu vào từng đồng xu.
Ngày nay, các Thị trường Hoa kỳ và Liên Âu đang gặp hoạn nạn:
=> Các Chính quyền đều mang nợ công chất chồng, vì vậy các Chính phủ phải lập ra những chương trình thắt lưng buộc bụng, không còn được tiêu pha thoải mái, thậm chí hoang phí như trước. Đây là điều khiến Mãi lực Nhà nước đi xuống.
=> Dân chúng thất nghiệp mỗi ngày mỗi tăng, nghĩa là số thu nhập giảm đi và do đó Mãi lực của dân cũng đi xuống, đồng thời khả năng đóng thuế cũng giảm khiến các Nhà Nước thấy thiếu hụt Ngân sách và khó giải quyết những nợ công.
Các Chính quyền cũng như Dân chúng quan tâm, lo lắng về sự tràn lan của hàng hóa Trung quốc và bắt đầu thấy tình trạng nợ nần và thất nghiệp hiện nay mang một phần hậu quả của việc thả lỏng cho “Xâm lăng Kinh tế“ đến từ Trung quốc. Chính những nước Liên Âu và Hoa kỳ đã bắt đầu rút dần những Sản xuất hàng hóa tại Trung quốc về Nước mình để giải quyến vấn đề Thất nghiệp, đồng thời ngăn chặn “Xâm lăng Kinh tế“ của Trung quốc cho hàng rẻ tiền và độc hại tràn lan mọi nơi.
Trung quốc rất ngại sợ ý thức của Dân tại các Thị trường lớn chống lại hàng hóa Trung quốc bởi lẽ việc giảm Thương mại tại các Thị trường này làm cho các Xí nghiệp Trung quốc giảm sản xuất, thậm chí phải đóng cửa. Mà nếu Xí nghiệp sản xuất Trung quốc giảm xuống hoặc đóng cửa, thì Thất nghiệp tại Trung quốc tăng vọt và có thể NỔI DẬY bạo loạn Chính trị.
Những cuộc Biểu tình của người Việt Hải ngoại không hẳn chỉ liên hệ đến Biển Đông, mà còn nhấn mạnh chính yếu đến:
1) Cuộc Xâm lăng Kinh tế tại Việt Nam
Vấn đề Biển Đông liên hệ đến nhiều nước trực tiếp vây quanh: Phi Luật Tân, Brunei, Nam Dương, Mã Lai, Việt Nam. Vấn đề Thương mại của Trung quốc với những nước này bị thiệt hại, nếu Trung quốc cố chấp tỏ ra hiếu chiến lúc này. Đồng thời con đường giao thương Biển Đông động chạm đến quyền lợi Hoa kỳ, Nam Hàn, Nhật và Ấn Độ. Trung quốc không thể quá cố chấp hiếu chiến mà không ký vào DOC về Biển Đông vì ngại sợ những thiệt hại về đối tác Thương mại với những nước này.
Tuy nhiên riêng Việt Nam, Trung quốc không ngại sợ vì chính CSVN thả lỏng cho Xâm lăng Kinh tế Trung quốc vào Việt Nam. Làm thế nào để giới trẻ Việt Nam ý thức rằng họ sẽ trở thành đầy tớ phục vụ cho Kinh tế Chệt.
2) Cuộc Xâm lăng Kinh tế quốc tế
Đài Truyền hình Đức N-TV tối Chúa nhật 24.07.2011 đã đưa Tin tức về tranh chấp Lưỡi bò tại Biển Đông. Đài chiếu lên hình ảnh Biểu tình tại Phi Luật Tân và Việt Nam. Đài chiếu hình một biểu ngữ tại cuộc Biểu tình ở Hà Nội cho thấy dân muốn cắt cái Lưỡi bò của Trung quốc.
Những cuộc Biểu tình của người Việt Hải ngoại khắp nơi chống lại bá quyền Trung quốc là rất hợp thời và được Quốc tế lưu ý, ủng hộ. Ngoài vấn đề Biển Đông về Hải đảo và Biển cả, những cuộc Biểu tình cũng nhấn mạnh tham vọng bá quyền Kinh tế của Trung quốc mà những nước khác phải chống lại. Về phương diện Kinh tế, những cuộc Biểu tình của người Việt Hải ngoại chống lan tràn hàng hóa Trung quốc cũng là rất hợp thời và được sự ủng hộ quốc tế vì nợ công của các Chính phủ và nạn Thất nghiệp tại Hoa ky, Liên Âù và các nước khác. Nhấn mạnh đến việc cần phải bài trừ hàng hóa Trung quốc, chuyển sản xuất về từng nước để cứu Thất nghiệp. Các cuộc Biểu tình như vậy sẽ được sự ủng hộ hoặc tham dự của dân bản xứ.
Trong các cuộc Biểu tình của người Việt Hải ngoại, chúng ta có thể phát tán những tài liệu (truyền đơn) cho thấy:
=> Việc khai thác, bóc lột vô nhân đạo lao động tại Trung quốc
=> Những thực phẩm độc hại sản xuất từ Trung quốc
=> Những đồ chơi mang chất độc hại cho trẻ con
=> Những thuốc giả nguy hiểm bán cho dân nghèo
=> Những hàng may mạc mang những chất liệu nguy hiểm cho sức khỏe.
Trung quốc xâm lăng Kinh tế Việt Nam, thì chúng ta đánh thẳng vào Kinh tế Trung quốc trên Thị trường quốc tế. Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng ra nước ngoài. Khi mà nước ngoài giảm mua hàng hóa Trung quốc, thì các Xí nghiệp sản xuất tại Trung quốc cũng bị ảnh hưởng theo.
CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ
có Thiên thời Địa lợi Nhân hòa đi đến thành công chắc chắn
Trước năm 1975, những nhóm người Việt thân Cộng hoặc thuộc “Thành phần thứ ba“ tại Aâu châu đã đã sát cánh đi với những người “tả phái “ (gauchistes) để mở Phong trào phản chiến chống Mỹ tại chiến trường Việt Nam. Phong trào được Quốc tế hóa và lan rộng sang Hoa kỳ. Miền Nam Việt Nam bị mất vào tay Cộng sản một phần cũng là do PHONG TRÀO PHẢN CHIẾN này được Quốc tế hóa. Gần 4 triệu người Việt tỵ nạn ở Hải ngoại lúc này cũng là do hậu quả của Phong trào Phản chiến được Quốc tế hóa .
Ngày nay, chính đám người làm cuộc xâm chiếm Miền Nam đã phản quốc, rước Trung quốc vào xâm lăng Lãnh Hải/ Lãnh Thổ của Tổ tiên và xâm lăng Kinh tế. Chúng ta, cả khối người Việt Hải ngoại, nạn nhân của việc Quốc tế hóa Phản chiến này, có đủ những điều kiện Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa để phát động thành công CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ không những cho Việt Nam, mà còn cho Thế giới nữa.
Thiên thời
Chúng ta ở vào cái lúc mà nợ nần lan tràn từ Hoa kỳ đến các nước Liên Au. Thất nghiệp tăng cao ở Hoa kỳ cũng như ở Liên Aâu. Dân thất nghiệp cũng như các Chính quyền đã ý thức rằng nguyên do ngoại tại, đó là việc tràn lan hàng hóa Trung quốc để giết chính sản xuất trong nội địa của mình. Ý tưởng chống lại hàng hóa nhập từ Trung quốc, tăng cường sản xuất tại quốc nội để giải quyết nạn thất nghiệp mỗi ngày mỗi lớn mạnh. Ở một thời điểm như vậy, thì chiến dịch Quốc tế hóa chống xâm lăng Kinh tế TQ dễ dàng bành trướng.
Tại Hạ Viện Mỹ, phong trào chống gián điệp Kỹ thuật và Kinh tế của Trung quốc đang được thảo luận sôi nổi. Theo hãng tin AFP, hôm qua, 04/10/2011, một nghị sĩ Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng gián điệp kinh tế, trong đó có cả việc lấy cắp thông tin trên mạng inernet, đã gia tăng đến mức «quá quắt», đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ cũng đồng minh phải có biện pháp đối phó với Bắc Kinh.
Tại Thượng Viện, thái độ đòi hỏi về Tỷ giá đồng Yuan phải tăng lên trở thành cứng rắn. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối. Ngày 03.10.2011, bắt đầu thảo luận một dự luật cho phép chính phủ Mỹ tăng thuế trên hàng Trung Quốc nhập cảng nếu họ không nâng giá đồng Yuan. Lần này, Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ, cả Ngân Hàng Trung Ương, Bộ Thương Mại và Bộ Ngoại Giao đều lên tiếng. Họ đe dọa một cuộc “chiến tranh thương mại” có thể xảy ra nếu hai nước chạy đua tăng thuế nhập cảng trên hàng hóa của nhau rồi thưa kiện trước WTO, hậu quả lan rộng sẽ làm kinh tế cả thế giới suy yếu thêm, kể cả Mỹ và Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Sherrod Brown ( Dân Chủ- Ohio), nói không chấp nhận sự ‘lừa đảo’ của TQ nữa. TNS Charles Schumer (Dân chủ -New York) nói TQ ‘sát hại kinh tế’ Mỹ: “Trung Quốc trợ giá cho các ngành công nghiệp của họ một cách bất hợp pháp. Họ trả lương công nhân quá thấp. Họ né tránh những luật lệ về môi trường, và không lý gì đến những nguyên tắc căn bản của luật lệ giao thương quốc tế. Họ vẫn cứ làm như vậy mà chẳng bị trừng phạt.”
TNS Cộng Hòa Jeff Sessions, đại diện bang Alabama, nói đã đến lúc Hoa Kỳ phải bảo vệ quyền lợi của chính mình. Ông nói: “Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, chúng ta buộc không để cho bất cứ bạn hàng nào của chúng ta thao túng để làm lợi cho họ. Công việc của những giới chức Hoa Kỳ là bảo vệ quyền lợi căn bản và chính đáng của lực lượng nhân công Mỹ.”
Tiến sĩ PETER NAVARRO, Giáo sư Kinh Tế Học tại trường Đại học University of California, Irvine đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo dân Mỹ và thế giới hiểm họa nầy trong tác phẩm bán chạy nhất trước đây, có tựa đề là “THE COMING WARS”. Ông đồng tác giả với GREG AUTRY, một chuyên gia khác về Trung Cộng, cùng viết cuốn sách “DEATH BY CHINA – CONFRONTING THE DRAGON – A GLOBAL CALL TO ACTION” (Chết bởi Trung Cộng – Đối Phó với Con Rồng – Lời Kêu Gọi Toàn cầu Hành Động” do nhà xuất bản Pearson Prentice Hall phát hành tháng 5, 2011.)
Địa lợi
Khối người Việt tỵ nạn tại Hải ngoại gồm gần 4 triệu và sống trên 70 Quốc gia trên Thế giới. Chúng ta có gần 4 triệu cán bộ để mở CHIẾN DỊCH. Những người Việt cũng mang Quốc tịch ở xứ mình sống và sống cùng trên mảnh đất với người địa phương. Dân tộc Việt Nam là dân tộc thứ nhất sống trên nhiều quốc gia hơn là dân tộc Do thái. Có thể nói là người Việt sống trên khắp Thế giới từ Aâu, Mỹ đến Á và Uùc châu. Lớp Hậu duệ học hành cao và làm việc trong đủ mọi ngành nghiệp, trong các cơ quan Chính quyền. Các đây 15 năm, Khi Lý Quang Diệu thăm Chính quyền Việt Nam, Oâng đã nói rằng khối người Việt Hải ngoại sống trên 70 quốc gia là những đầu cầu Thương mại để phát triển Kinh tế. Nhưng CSVN khép kín và sợ mất quyền. Khối người Việt này tất nhiên là một Lực Lượng hiếm có để phát động CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ trên 70 quốc gia trên Thế giới. Chúng ta có Địa lợi vậy.
Nhân hòa
Nói đến Đảng phái này hoặc Tôn giáo kia, thì khối người Việt Hải ngoại có thể có những tranh luận khác biệt. Nhưng khi nói đến CSVN, thì đại đa số người Việt Hải ngoại có sự đồng nhất bởi lẽ họ cùng là nạn nhân của bạo tàn Cộng sản mà phải cực khổ bỏ nước ra đi. Đó là cái Nhân hòa thứ nhất.
Cái Nhân hòa thứ hai thì không ai có thể chối cãi, đó là CHỐNG TẦU XÂM LĂNG. Đây là Ý chí đấu tranh của Dân tộc để Sinh tồn đã có từng những ngàn năm Lịch sử. Nó là thuộc tính của mỗi người Việt Nam được Lịch sử khắc vào trong huyết não. Nói Việt Nam chống bành trướng Hán tộc thì không ai có thể chối cãi. Một điểm Nhân hòa toàn vẹn không phải cho người Việt sống hiện giờ mà còn nối chuyền cho con cháu mai hậu nếu để Lãnh thổ Việt Nam trường tồn, để tiếng nói Việt Nam không mai một. Tiếng ta còn, thì nước ta còn.
Cái nhân hòa thứ ba là những người Việt tỵ nạn này đang sống cùng một tâm tình, cùng một ưu tư về cuộc sống của những người địa phương, nơi mình tỵ nạn. Cái Nhân hòa thứ ba giúp cho việc Quốc tế hóa chống xâm lăng Kinh tế TQ trên 70 quốc gia.
CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TE TQ
được phát động vì QUYỀN LỢI sống vật chất của từng người
Nếu chúng ta gợi ra những phạm trù trừu tượng, những giá trị luân lý để kêu gọi người khác cùng hành động, thì có thể có những khó khăn bởi lẽ cái giá trị luân lý đối với người này nhưng người khác lại không quan tâm. Tỉ dụ chúng ta nại ra việc yêu nước, yêu Quê Hương Việt Nam, thì một người Mỹ hay một người Pháp có thể thờ ơ đối với lòng yêu nước của chúng ta. Cũng vậy, nếu chúng ta nêu vấn đề Nhân quyền ra để kêu gọi, người địa phương có thể nói rằng chúng tôi không tha thiết lắm bởi vì chúng tôi đang sống với nhân quyền rồi, còn anh chưa có thì ráng tự mình tranh đấu lấy.
Đối với CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA này, chúng ta chỉ nói đến QUYỀN LỢI vật chất thực tiễn mà ai cũng phải đấu tranh để có., tỉ dụ như
* Nếu để hàng hóa Trung quốc tràn lan, thì mình không có việc làm và thất nghiệp.
* Nếu để thực phẩm độc hại Trung quốc vào, mình ăn và bị bệnh
* Nếu để trẻ con chơi với đồ chơi Trung quốc, con cái mình dễ bị bệnh vì chất độc.
* Nếu thuốc bệnh Trung quốc tràn vào, mình uống lầm, sẽ bị bệnh
Cái QUYỀN LỢI của từng cá nhân đòi hỏi mọi người phải cùng hành động trong CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ.
Dịch giả HOÀNG LAN đã dịch một đoạn viết của một người Mỹ đi chợ mua hàng thường dùng:
“Dùng hàng nội hóa là yêu nước – Mỗi lần một bóng đèn .
(Góp gió thành bão)
Điều này nghe có vẻ điên đấy, nhưng ngày hôm qua thôi, tôi đã ở Walmart tìm kiếm một cái rổ đựng rác . Tôi thấy một số được làm ở Trung Quốc với gía $ 6,99. Tôi không muốn trả số tiền đó vì vậy tôi hỏi người phụ nữ làm ở đó nếu họ có bất kỳ loại rổ nào khác . Cô đưa tôi đến khu vực khác và họ đã có một số rổ với giá $ 2,50 sản xuất tại Mỹ . Chúng cũng tốt như vậy . Tương tự như một tấm thảm nhà bếp tôi cần . Tôi đã phải tìm, và tôi thấy một số thực hiện ở Mỹ rẻ hơn $3,00 . Chúng ta đang được tẩy não là mọi thứ xuất xứ từ Trung Quốc và Mexico là rẻ hơn . Không phải như vây. Đó cũng là lý do tại sao tôi không mua những tấm thiệp tại Hallmark nữa . Chúng được làm ở Trung Quốc và đắt . Tôi mua chúng ở Dollar Tree …. 50 cent và được làm xuất tại Mỹ .”
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 06.10.2011
CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ:
ĐỐT NHỮNG KHO HÀNG CHỆT
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 19.04.2012
Đã nhiều năm nay, Nhà Kinh tế VN, những Xí nghiệp VN đều đồng thanh kêu gọi chống xâm lăng Kinh tế Trung quốc. Xâm lăng Lãnh thổ và Lãnh hải được giới Trí thức và giới Trẻ công khai xuống đường phản đối. Nhưng đối với việc tràn lan hàng hóa Trung quốc sang Việt Nam để giết Kinh tế VN tại sân nhà, thì chúng ta chỉ nghe những lời kêu gọi chống, nhưng chưa có những cuộc biểu tình nói lên việc chống đối.
Cuộc xâm lăng Kinh tế có những hậu quả trầm trọng và lâu dài:
=> Các xí nghiệp Việt Nam khó lòng sống còn trước hàng hóa rẻ mạt TQ và phải đóng cửa hoặc buộc lòng biến thành cơ sở bán lại hàng hóa cho TQ.
=> Có những xí nghiệp Việt Nam lại làm công việc tái xuất cảng hàng hóa TQ sang các Thị trường khác.
=> Dân chúng nghèo VN, mỗi ngày mỗi nghèo đi, nghĩa là mãi lực kiệt quệ, buộc lòng phải tiêu thụ háng hóa rẻ của TQ.
=> Điều tai hại hơn cả: những hàng hóa TQ là những hàng hóa tồn đọng, quá hạn tiêu thụ, thậm chí nhiễm độc. Nhưng dân chúng nghèo vẫn buộc lòng phải tiêu thụ. Đây không còn là xâm lăng Kinh tế nữa, mà việc tàn phá sức khỏe tương lai của dân chúng VN.
Trước thảm trạng xâm lăng Kinh tế và phá hoại sức khoẻ dân chúng VN như vậy, Nhà nước CSVN hầu như bất lực, hoặc cấu kết nhận hối lộ của Chệt để cho hàng hóa Trung quốc, kể cả hàng độc hại nhập vào Việt Nam.
Nhà nước bất lực hoặc cấu kết với kẻ xâm lăng, thì buộc lòng dân chúng, nhất là những xí nghiệp VN nạn nhân, phải buộc lòng phản ứng. Phản ứng bằng cách nào ? Chúng tôi đề nghị thực tiễn là tìm cách ĐỐT NHỮNG KHO HÀNG CỦA CHỆT tại VN. Việc ĐỐT này là chống xâm lăng Kinh tế, là bảo vệ Kinh tế VN, nhất là bảo vệ sức khỏe cho chính mình và thế hệ tương lai. Việc ĐỐT hàng hóa Chệt, nhất là hàng hóa độc hại không có TỘI. Thực vậy, những Nhà nước Tây phương, khi bắt được những chất liệu ma túy, đều mang ĐỐT đi để thiêu hủy. Do đó việc ĐỐT những hàng độc hại của Chệt là cứu xã hội vậy.
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 19.04.2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét