Pages

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Đọ sức Trung-Mỹ trong việc tái phân chia lợi ích kinh tế


Ảnh minh họa internet

Vấn đề mất cân bằng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ là một trong nhũng nguyên nhân chủ yếu khiến va chạm và tranh chấp thương mại giữa hai bên liên tục tăng lên trong mấy năm gần đây, cũng là vấn đề tích tụ ân oán sâu sắc nhất trong quan hệ thương mại Trung-Mỹ.

Trong các cuộc đối đầu và giao đấu thương mại liên tiếp, chính sách thương mại đối với Trung Quốc của Mỹ ngày càng cứng rắn, đã làm tăng thêm độ đọ sức kinh tế Trung-Mỹ, khiến cho quan hệ thương mại song phương rơi vào giai đoạn nhạy cảm. Trung Quốc và Mỹ lần lượt đại diện cho khối kinh tế mới nổi và khối kinh tế phát triển, do sự bất đồng ngày càng tăng lên và mưu cầu lợi ích khác nhau nên cuộc đọ sức kinh tế đã được triển khai toàn diện, dẫn tới quan hệ kinh tế Trung-Mỹ rơi vào thời kỳ nhạy cảm điều chỉnh và va chạm. 



Trong thế giới ngày nay, khi sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, tài chính giữa các nước ngày một sâu sắc hơn, mọi người bất đắc dĩ phải chấp nhận một sự thật là nếu không có sự hợp tác quốc tế rộng rãi thì không thể tạo ra những giá trị tối đa. Các nước trên thế giới cùng lúc theo đuổi và thực hiện lợi ích quốc gia, phải học cách nhìn nhận, phán xét vấn đề quan hệ lợi ích đất nước và lợi ích chung với các nước khác trên thế giới. Tính bổ sung cho nhau trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là sự thể hiện của cùng tồn tại, dựa vào nhau trong quan hệ kinh tế, tài chính đồng thời đọ sức kinh tế cũng là ván cờ bảo vệ tối đa lợi ích đất nước.

Tính bổ sung lẫn nhau trong lĩnh vực kinh tế, thương 
mại Trung-Mỹ
Trung Quốc và Mỹ có tính bổ sung lẫn nhau rất mạnh trong lĩnh vực kinh tế thương mại. Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu các sản phẩm sử dụng nhiều sức lao động và giá trị khá thấp, vừa có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng nội địa Mỹ, vừa mang lại nhiều hàng hóa giá rẻ hơn cho người tiêu dùng Mỹ, có thể làm giảm áp lực lạm phát trong nước Mỹ.
Sản phẩm mà Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc lại chủ yếu là sản phẩm sử dụng kỹ thuật cao và có giá trị gia tăng lớn. Đây là những sản phẩm mà công cuộc chuyển đổi phương thức phát triẻn kinh tế của Trung Quốc đang cần, cũng là nội dung không thể thiếu trong hợp tác kinh tế kỹ thuật Trung-Mỹ, thậm chí là sản phẩm có thể lựa chọn để cân bằng thương mại giữa hai bên. Tiềm lực phát triển của thị trường Trung Quốc cũng có sức hấp dẫn rất lớn đối với nước Mỹ.

Vì thế tính bổ sung lẫn nhau trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, về khách quan đã quyết định sự không thể đứt đoạn của quan hệ kinh tế Trung-Mỹ, không chỉ khiến không gian họp tác kinh tế, thương mại ngày càng lớn mà còn có thể hóa giải một số mâu thuẫn lợi ích kinh tế, thực hiện cùng nhau có lợi về kinh tế trong đọ sức.
Nhưng mặt khác, sự không ổn định và nghi ngờ lẫn nhau trong quan hệ Trung-Mỹ ngày càng sâu sắc hơn, có lúc mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa hai bên lại rõ ràng lớn hơn lợi ích chung. Mấy năm gần đây, tranh chấp thương mại Trung-Mỹ liên tục phát sinh, đặc biệt là khi Mỹ áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm vào Trung Quốc khiến Trung Quốc phải gánh chịu nhiều áp lực về chống bán phá giá, điều tra chống trợ giá hoặc “trừng phạt”.
Tranh chấp thương mại Trung-Mỹ chưa từng ngừng nghỉ, điều này đã phản ánh mâu thuẫn mang tính kết cấu gay gắt hơn trong thương mại giữa hai bên, cũng đã phản ánh ván cờ lợi ích kinh tế giữa hai nước đằng sau tranh chấp thương mại.

Rõ ràng, sự trỗi dậy của Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi đã khiến cho bố cục phân chia lợi ích quốc tế vốn có ngày càng bộc lộ sự bất hợp lý không phù hợp với sự phát triển của thời đại. Việc điều chỉnh lại sự phan chia lợi ích quốc tế đã trở thành mưu cầu của các nền kinh tế mới nổi (như Trung Quốc).

Xung đột lọi ích trong đọ sức kinh tế Trung Mỹ

Cùng với sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi (như Trung Quốc), mâu thuẫn lợi ích giữa “phương Đông – phương Tây” truyền thống trong hệ thống kinh tế, tài chính quốc tế đang dân bị thay thế bởi những mâu thuẫn lợi ích giữa các nền kinh tế mới nổi và nên kinh tế phát triển, đặc biệt càng thể hiện rõ nét và nổi trội trong ván cờ lợi ích quốc gia căn bản giữa Trung Quốc và Mỹ.

Do Trung Quốc và Mỹ là hai nền kinh tế lớn nhất, có sức ảnh hưởng, nhất trên thế giới, nên quan hệ kinh tế Trung-Mỹ là một trong những hình thái quan trọng nhất trong quan hệ kinh tế quốc tế; đồng thời cũng là mô hình kinh tế khác nhau và trận địa khác nhau trong hệ thống kinh tế phương Đông – phương Tây. Trong hai nhóm lợi ích lớn là các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi cùng các nước đang phát triển có tính đại diện đặc thù, tức lần lượt đại diện cho các nước thuộc loại hình khác nhau và mưu cầu lợi ích của các nhóm lợi ích khác nhau.

Việc tái phân phối lợi ích của Trung Quốc tất động chạm tới lợi ích trong kinh tế quốc tế truyền thống của các nước phát triển như Mỹ. Mỹ và các nước phát triển không muốn từ bỏ địa vị chủ đạo trong bố cục kinh tế, tài chính quốc tế, cũng không mong muốn tái phân chia lợi ích quốc tế và chuyển sang mất đi những lợi ích có được. Vì thế, trong sự cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ, Mỹ và các nước phát triển một mặt phải gắng hết sức có thể bảo đảm lợi ích có được của họ, mặt khác phải kiềm chế Trung Quốc và các nước mới nổi ở mọi lĩnh vực.

Còn Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi, trong quá trình cải cách quản lý kinh tế, tài chính quốc tế, cần nâng tính đại diện của mình trong lĩnh vực kinh tế, tài chính quốc tế, thúc đẩy sự tái phân chia và điều chỉnh lợi ích quốc tế.
Do so sánh sức mạnh kinh tế giữa hai nhóm lợi ích là các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế phát triển vẫn còn chênh lệch rất lớn, nền tình hình kinh tế quốc tế mang đậm dấu vết của nền kinh tế phát triển, sự thay đổi (gần đây) của tình hình kinh tế quốc tế chưa thể làm thay đổi cục diện căn bản trong việc khối kinh tế phát triển chủ đạo kinh tế thế giới, quyền chủ đạo tái phân chia lợi ích quốc tế vẫn nằm trong tay các nước phát triển như Mỹ.
Vì thế, sự tái phân chia và chuyển dịch lợi ích quốc tế sẽ trở thành yếu tố chủ đạo trong ván cờ giữa các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế phát triển, ván cờ lợi ích giữa các nền kinh tế mang xu thế trường kỳ hóa và phức tạp hóa, xung đột và ván bài lợi ích Trung-Mỹ có thể sẽ hết sức căng thẳng.

Cùng với sự va chạm và tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, có dư luận cho rằng tranh chấp thương mại Trung-Mỹ bất cứ lúc nào cũng có thể “leo thang”; thậm chí có dư luận cho rằng sự leo thang không ngừng của tranh chấp thương mại Trung-Mỹ cuối cùng có thế diễn biến thành một trận chiến thương mại, thế nhưng sự leo thang tranh chấp thương mại Trung-Mỹ trong giai đoạn hiện nay có thể dẫn tới chiến tranh thương mại hay không? Quan hệ kinh tế Trung-Mỹ có thể vì thế mà đi xuống không? Rõ ràng dư luận nói trên không đúng thực tế, có ít nhiều tuyên truyền nhảm.

Du luận thổi phồng tranh chấp thương mại Trung-Mỹ

Nên nhìn nhận rằng va chạm và tranh chấp thương mại xuất hiện giữa Trung Quốc và Mỹ là vấn đề phổ biến thường gặp trong thương mại song phương trên phạm vi toàn cầu, vấn đề hiện thực này đã có từ lâu, và do vậy tranh chấp thương mại Trung-Mỹ vẫn thuộc trong những tranh chấp song phương bình thường. Đặc biệt là trong tình hình khuynh hướng bảo hộ mậu dịch toàn cầu ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, Trung Quốc đã trở thành “mục tiêu công kích” không thể tránh khỏi trong ngoại thương. Mỹ không ngừng tăng cường chính sách thương mại đối với Trung Quốc thì mới là chuyện lạ.

Vì thế chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc hiện nay, vẫn chỉ hạn chế ở chính sách bảo hộ trong lĩnh vực thương mại, nói cho cùng là chính sách bảo hộ mậu dịch nằm trong phạm vi WTO cho phép, không thể ngang bằng với chủ nghĩa bảo hộ thương mại, vẫn có khả năng thông qua cơ chế đối thoại và thương lượng đàm phán để xóa bỏ bất đồng cuối cùng, khởi động trình tự giải quyết tranh chấp WTO vẫn là tất yếu và có hiệu quả. Có thể thấy, tranh chấp thương mại Trung-Mỹ vẫn chưa gay gắt đến mức trở thành chiến tranh thương mại toàn diện, dư luận rõ ràng đã thổi phồng thêm tranh chấp thương mại này.

Thực sự hai nước Trung-Mỹ đều có những nhận thức chung rộng rãi và sâu sắc, triển khai chiến tranh thương mại toàn diện không có cho tính tương hỗ tốt đẹp của quan hệ thương mại hai nước và lợi ích quốc gia. Nắm vững điểm này, Trung Quốc và Mỹ luôn bàn bạc giải quyết các tranh chấp thương mại có liên quan dựa trên quy tắc quốc tế, các hiệp định song phương và cơ sở đôi bên cùng có lợi, nhằm tránh làm nảy sinh chiến tranh thương mại toàn diện và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.
Cho tới nay, tranh chấp thương mại Trung-Mỹ tuy được dư luận thổi phồng quá mức, song vẫn chưa thấy khả năng phát sinh cuộc chiến thương mại toàn diện, ngược lại trao đổi thương mại vẫn ngày càng gắn bó.
Xét từ các tầng lợi ích chung của các nước trên thế giới, trong quá trình đối phó với các thách thức mang tính toàn cầu và sự cải cách điều chỉnh kinh tế, tài chính quốc tế, sự cân bằng về lợi ích kinh tế và quyền lợi của các nước cần được thực hiện thông qua hợp tác và phối hợp quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, một khi một vấn đề cụ thể liên quan tới lợi ích quốc gia hay các bất đồng lớn liên quan lợi ích quốc gia khó có thể điều hòa, thì các hợp tác hay phối hợp quốc tế cũng trở nên khó khăn hơn, ở một mức độ nhất định đã hạn chế tính hiệu quả của sự hợp tác và phối hợp quốc tế, vì thế Trung-Mỹ vừa có hợp tác và phối họp, lại vẫn có đọ sức về lợi ích./ TTXVN (Basam)

Không có nhận xét nào: