Pages

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Trung Quốc đang xâm lược Biển Đông ngụy trang dưới hình thái tranh chấp lãnh hải.



Trong tuần lễ rồi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ra văn bản khuyến cáo một loạt động thái “nhằm siết chặt kiểm soát” Biển Đông của Trung Quốc. Đáp trả sự quan tâm của Hoa Kỳ, vào cuối tuần, Trung Quốc đã cho triệu tập ông Robert Wang, US charge d’affaires, để bày tỏ “thất vọng và phản đối mạnh mẽ.” Ông Trương Côn Thịnh, Trợ Lý Ngoại Trưởng Trung Quốc, còn nói “Phát ngôn [của phía Mỹ] hoàn toàn không tôn trọng sự thật, làm phải trái lẫn lộn và gửi đi một thông điệp sai lầm nghiêm trọng… Điều này không có lợi đối với nỗ lực của các bên liên quan để duy trì hòa bình và ổn định ở Nam Hải cũng như rộng hơn là cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương.” (Nguồn: BBC)

Theo Patti Waldmeir và Kathrin Hille trong bài viết US and China Argue over South China Sea (Nguồn: Financial Times, Updated August 5, 2012, 10:04 A.M.), hôm Thứ Sáu, ngày 4 tháng 8, ông Tần Cương (Qin Gang), Phát Ngôn Viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã phát biểu “Tại sao Hoa Kỳ có thể giả đui trước những sự thật là có một số nước đã mở thầu một số lô dầu khí và ra những đạo luật nhằm chiếm đoạt một cách phi pháp biển đảo của Trung Quốc?… Tại sao Mỹ lại né tránh việc một số nước cho chiến hạm đe dọa ngư dân Trung Quốc cũng như những tuyên bố chủ quyền không thể biện minh của họ đối với đảo của Trung Quốc?”
Nếu như biển đảo thực sự là của Trung Quốc thì lời cáo buộc “Hoa Kỳ giả đui… không tôn trọng sự thật, làm phải trái lẫn lộn” của ông Tần Cương và Trương Côn Thịnh là có cơ sở. Nhưng ở đây cái mà ông Cương và ông Thịnh cho là “sự thật” lại “không phải là sự thật.”
Sự thật là TRUNG QUỐC HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ CHỦ QUYỀN TRONG VÙNG TRANH CHẤP, DẦU LÀ CĂN CỨ THEO PHÁP LÝ QUỐC TẾ HAY CĂN CỨ THEO LỊCH SỬ. Sự thật là Trung Quốc đang cố tình làm cho phải trái lẫn lộn.
Trung Quốc hiểu rõ là họ không có cơ sở để thiết lập chủ quyền dựa trên pháp lý quốc tế. Chính vì vậy cho nên họ luôn bám chặt vào cụm chữ “lịch sử… hai ngàn năm… không thể tranh cãi” kèm theo cái lưỡi bò chín đoạn.
Và họ đã có một loạt động thái nhằm thiết lập “chuyện đã rồi” để trong tương lai sẽ dùng “cái đoạt được từ chuyện đã rồi” này làm cơ sở thiết lập chủ quyền dựa trên pháp lý quốc tế, với sức mạnh của quả đấm đi kèm.
Trung Quốc đã và đang vận dụng bộ máy tuyên truyền của họ để dẫn dư luận thế giới theo hướng “tranh chấp chủ quyền.” Tuy là họ không lừa bịp được những chuyên gia tinh tế và những nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới, nhưng số lượng quần chúng trên thế giới đồng tình với “âm mưu” của họ có lẽ không phải là số ít.
Nếu mọi người tiếp tục “đặt vấn đề” trong cái khung “tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc” thì mọi người đã gián tiếp công nhận Trung Quốc là “một đối tượng trong những đối tượng” nằm trong danh sách đàm phán tranh chấp chủ quyền, tức là gián tiếp công nhận “tư cách sở hữu” của Trung Quốc mà đúng ra họ hoàn toàn không có một chút sở hữu nào trong vùng Biển Đông đang tranh chấp giữa những nước còn lại. Nói một cách khác, họ đã thành công trong việc làm phù phép để biến cái không ra cái có.
Trung Quốc đang diễn tuồng tranh chấp bằng cách “nói như là có quyền sở hữu, làm như là có quyền sở hữu, và đòi đàm phán như là có quyền sở hữu” để dẫn cả thế giới vào mê hồn trận “tranh chấp chủ quyền” trên Biển Đông. Nhưng chiến sách ảo này thực ra là để che đậy một chiến sách thực: xâm lược trá ngụy. Nói một cách khác: TRUNG QUỐC ĐANG XÂM LƯỢC BIỂN ĐÔNG NGỤY TRANG DƯỚI HÌNH THÁI TRANH CHẤP LÃNH HẢI.
Thế giới và nhân dân Việt Nam cần nhìn thấy chiến sách xâm lược trá ngụy này của Trung Quốc và cần có đối sách thích ứng hơn. Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ thấy rõ chiến sách này của Trung Quốc và Hoa Kỳ đang chờ đợi nhân dân Việt Nam cùng nhân dân của các nước trong khối Asean “đặt vấn đề” trong một cái khung khác, “khung Trung Quốc xâm lược Biển Đông.”
Nhân dân Việt Nam cần phải mạnh mẽ vạch mặt TRUNG QUỐC ĐANG XÂM LƯỢC BIỂN ĐÔNG NGỤY TRANG DƯỚI HÌNH THÁI TRANH CHẤP LÃNH HẢI. Nhân dân Việt Nam cần xuống đường để thể hiện sự phản đối mạnh mẽ và gióng lên tiếng chuông cảnh báo với toàn thế giới là TRUNG QUỐC ĐANG XÂM LƯỢC BIỂN ĐÔNG NGỤY TRANG DƯỚI HÌNH THÁI TRANH CHẤP LÃNH HẢI. Những ngôn ngữ phản đối thụ động như là “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” hoặc “No U” không đủ sức để phơi bày ý đồ xâm lăng của Trung Quốc. Và tệ hơn là tiếp sức để dẫn dư luận thế giới đi sâu hơn vào trận ảo “tranh chấp chủ quyền” mà Trung Quốc âm mưu bày bố.
Thêm vào đó, nhân dân Việt Nam cần khuyến khích “sự liên thủ và chia sẻ quyền lợi giữa các nước đang tranh chấp” (ngoại trừ Trung Quốc) để cô lập tên khổng lồ xấu xa. Vận dụng “cái không thể độc chiếm và khó có thể giữ hết cho mình” để kiến tạo MỘT LIÊN MINH QUÂN SỰ VÀ KINH TẾ nhằm kềm chế “lâu dài và hiệu quả” tham vọng của tên khổng lồ xấu xa là điều cần phải thực hiện.
Bên cạnh mặt trận chính trị – quân sự – ngoại giao, nhân dân cần phải “đánh” cả mặt trận văn hóa và lịch sử. Nhân dân cần “thách thức” những “kiến thức kinh điển” của các học giả/ trí thức “Hoa tâm”. Nhân dân cần truy lại cội nguồn dân tộc và xét lại lịch sử cổ đại và cận đại.
Nhân tiện tôi cũng xin thưa cái gọi là “lịch sử… hai ngàn năm… không thể tranh cãi” CÓ THỂ TRANH CÃI. Những khám phá khoa học trong vài thập niên gần đây đã giúp cho những học giả trẻ không thuộc trường phái “Hoa tâm” có cơ hội lật ngược lại lịch sử. Nếu người Trung Quốc muốn truy ngược lại hai ngàn năm lịch sử để đòi chủ quyền thì chúng ta cũng nên dạy cho họ biết là từ hơn mười ngàn năm trước, trước khi đám con lai Hoa Hạ ra đời và sau đó tự xưng là Hán tộc, các tộc Bách Việt đã có mặt trên vùng đất Trung Nguyên để mở cõi và khai hoá phương Bắc. Như vậy, một phần lớn của đất Trung Hoa ngày nay là của, và ngay cả nguồn gốc văn hóa Trung Hoa là phát xuất từ, các tộc Việt xưa, mà dân tộc Việt Nam ngày nay là hậu duệ chính thống.
Chúng ta cũng có thể nói như họ là chúng ta có bằng chứng “lịch sử… trên mười ngàn năm… không thể tranh cãi”. (Nguồn: Tìm Cội Nguồn Qua Di Truyền Học, sách khảo luận của Hà Văn Thùy, NXB Văn Học, xuất bản bản năm 2011, nhà in Song Nguyên; Hành Trình Tìm Lại Cội Nguồn, sách nghiên cứu và đối thoại của Hà Văn Thùy, NXB Văn Học, xuất bản năm 2008, nhà in Fahasa; Giải Mã Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống của TS Hà Hưng Quốc, Blog Vườn Ươm Việt Dịch, www.vietdich.blogspot.com; Bách Việt Sử: Những Lớp Bụi Mờ Của Lịch Sử của Đỗ Thành, www.anviettoancau.net; Hoàng Và Viêm Là Hoẳng Và Chim Trong Trống Đồng của tác giả Đỗ Thành, www.anviettoancau.com; Phát Hiện Chữ Việt Cổ ở Quảng Tây, do Lí Nhĩ Chân đưa tin trên news.xinhuanet.com; Phát Hiện Lại Việt Nhân Ca, của Đỗ Thành, www.nguyenthaihocfoundation.org; Kinh Dịch Là Di Sản Sáng Tạo Của Việt Nam, của Nguyễn Thiếu Dũng, www.anviettoancau.net; Kinh Dịch: Sản Phẩm Sáng Tạo Của Nền Văn Hiến Âu Lạc, của Trần Quang Bình, www. vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa/kinhdich/1.htm).
Nguyễn Trung Chính
http://danlambaovn.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét