Pages

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

VỀ NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG VĂN SƯƠNG: NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT


 
Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu quý chiến hữu cùng quý niên trưởng,Gần đến ngày giỗ đầu của người anh hùng dân tộc, người tù bất khuất Trương Văn Sương, chúng tôi xin đăng tải lại những bài viết về người anh hùng dân tộc, người tù bất khuất này một lần nữa, như một nén hương lòng để nguyện cầu cho anh linh Trương Văn Sương được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng và cùng hồn thiêng sông núi phó trì cho công cuộc chống cộng của dân tộc Việt nam sớm đạt thành kết quả.
Lữ Tống/ Người Việt
 tem thư việt nam, quân sự việt nam
Anh Hùng Trần Văn Bá
‘Ít Nhất 200 Người Của Nhóm Trần Văn Bá Đã Bị Bỏ Tù’ -
LTS: Ông Trương Văn Sương, năm nay 67 tuổi, người tù chính trị được xem là bị nhà nuớc Cộng Sản Việt Nam bắt giam lâu nhất kể từ năm 1975 trở lại đây. Ông bị tù hai lần trong chế độ Cộng Sản. Khi miền Nam thất thủ, ông bị “cải tạo” sáu năm. Ra tù, năm 1981, ông vượt biên sang Thái, tham gia cùng nhóm Lê Quốc Túy, Trần Văn Bá quay trở lại Việt Nam kháng chiến. Nhóm của ông bị đặc tình an ninh Việt Nam cài người vào nên bị bắt ở tỉnh Minh Hải (Cà Mau) năm 1983. Ngày 13 tháng 7 vừa qua, ông Sương được nhà cầm quyền cho xe chở về nhà con trai ở đường 30 tháng 4, khóm 2, phường 3, thị xã Sóc Trăng, Việt Nam.

Phóng viên Lữ Tống của Người Việt đã liên lạc được với ông Trương Văn Sương, qua đường điện thoại, và được ông dành cho cuộc phỏng vấn sau đây.
****
 tem việt nam
Hình ảnh sinh hoạt của tù nhân tại trại tù Nam Hà, nơi ông Trương Văn Sương
bị giam cầm trong hàng chục năm. (Hình:news.zing.vn)
Lữ Tống (Người Việt)Xin cám ơn ông cho phép tôi có cuộc nói chuyện hôm nay. Trước tiên xin ông cho biết tình trạng sức khỏe của ông hiện nay?
Trương Văn Sương : Rất yếu. Tôi bị suy tim cấp 3, cộng với các thứ bệnh do mấy chục năm trong tù gây ra. Nhiều khi không có thuốc tôi chỉ nằm thở mong cho mau qua cơn mà thôi. Bây giờ thì tạm ổn. Tôi được phát thuốc uống đầy đủ và công an trại giam trước khi chở tôi về nhà đã chữa trị cho tôi một thời gian. Bây giờ thì những cơn nguy hiểm đã qua, nhưng còn những bệnh mãn tính thì vẫn còn hành dữ lắm.
Người Việt : Theo chúng tôi được biết, ông bị kêu án chung thân vì tội gián điệp. Với bản án này, người thi hành án phải được lệnh ân xá từ chủ tịch nước. Trường hợp của ông có phải ngoại lệ?
Trương Văn Sương : Tôi xin nhắc lại cho rõ là họ không trả tự do cho tôi mà chỉ tạm hoãn thi hành án 12 tháng mà thôi. Họ bắt con trai tôi ký giấy bảo lãnh cho tôi mới được về chữa bệnh chứ không phải họ chính thức trả tự do cho tôi.
Người Việt : Trên chuyến xe cùng về, chắc ông và công an cũng có nhiều dịp nói chuyện với nhau. Họ có khuyên hay gợi ý cho ông tránh những việc làm như trả lời phỏng vấn với báo, đài ngoại quốc, hoặc không nên có những hành động mà họ gọi là chống phá cách mạng?
Trương Văn Sương : Tất nhiên. Họ bảo già rồi, về thì lo việc chữa bệnh, chăm sóc gia đình, đừng nghe bất cứ ai hết. Không làm bất cứ điều gì để chánh quyền địa phương phiền hà. Họ còn căn dặn rằng khi về nhà thì phải báo cáo cho Ủy ban Nhân dân phường đàng hoàng và không được có hành vi hay cử chỉ chống đối. Không được đi đâu mà không xin phép… Nói chung, coi như đang được tạm tha, muốn bắt lại hồi nào thì bắt…
Người Việt : Ðược biết ông là người tù lâu nhất trong trại giam Cộng Sản sau năm 1975. Ông có thể kể sơ qua một vài chi tiết về các hoạt động của ông, đã dẫn tới việc bắt giữ và tuyên án nặng nề như vậy?
Trương Văn Sương : Sau khi bị tập trung cải tạo sáu năm vì tôi là trung úy QLVNCH, ra tù, tôi vượt biên sang Thái Lan, gia nhập vào “Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.”
Tôi làm trưởng toán, dẫn mười anh em nhập biên vào Hòn Ðá Bạc tại mũi Cà Mau. Ðến đó thì tôi và anh em cả toán đều bị bắt. Tôi bị kết án chung thân vào ngày 1 tháng 3, 1983. Tính đến nay, khi tôi được ra khỏi trại giam Nam Hà, thì đã 27 năm 4 tháng rưỡi.
Người Việt : Trong những đợt bắt bớ này, Hà Nội công khai đăng tải những thông tin mà họ nói là “gián điệp thâm nhập chống phá cách mạng.” Ông là người trong cuộc, xin cho biết một ít chi tiết về việc này.
Trương Văn Sương : Thật ra, rất nhiều đợt kháng chiến quân về Việt Nam. Mỗi đợt về có một toán, kéo dài tới ba năm như thế. Tôi làm trưởng toán dẫn 10 người về nước và tháng 12 năm 1980 có một toán đường bộ do thiếu úy Biệt Ðộng Quân tên Trần Dự dẫn về. Toán này cũng bị bắt vì không thành công. Sau này có nhiều toán xâm nhập bằng đường biển, vì đường bộ bị phát hiện nhiều quá. Từ năm 1981 cho đến 1985, rất nhiều toán quân thâm nhập vào Việt Nam. Số anh em bị nhốt chung với tôi ước lượng khoảng 200 người. Ða số bị bắt từ năm 1980 tới 1985.
Toán của tôi thì coi như họ đã được thả ra hết. Một số bị bệnh chết, một số vượt trại bị bắn chết, còn bao nhiêu người còn lại đều được thả hết, chỉ còn duy nhất một mình tôi ở cho đến hôm nay.
Người Việt : Ông nổi tiếng là người dám chống đối công an công khai trong trại giam. Xin ông kể cho vài chuyện liên quan đến ông.
Trương Văn Sương : Tại trại giam Nam Hà, tôi chống đối họ rất nhiều lần. Tất cả anh em đều cho tôi là người anh hùng, nhưng tôi không dám nhận danh từ này. Cứ sáu tháng thì tôi phải bị cùm, bị biệt giam kỷ luật một lần. Mỗi năm tôi bị bắt đi hai lần như vậy. Lý do là vì họ bắt tôi phải viết lại bản kiểm điểm vì bản kiểm điểm của tôi họ không vừa lòng.
Người Việt : Họ không vừa lòng ở điểm nào, thưa ông?
Trương Văn Sương : Bản kiểm điểm của tôi viết như vầy: “Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi vô tội và chúng tôi là những người có công với đất nước. Chúng tôi đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ cho Việt Nam. Còn với những người có tội thì chính đảng Cộng Sản Việt Nam mới là người có tội. Bằng chứng là các cuộc cải cách ruộng đất đã giết chết bao nhiêu người vô tội tại miền Bắc. Sau đó năm 1975, một lần nữa sau khi chiếm được miền Nam họ đã làm kiệt quệ kinh tế bằng các cuộc cải tạo tư sản. đánh tư bản, đẩy dân đi kinh tế mới, gây cho hàng triệu người vượt biên trong đó hàng trăm ngàn người đã chết. Họ đã buộc hàng trăm ngàn sĩ quan QLVNCH đi cải tạo và có biết bao người chết mà không biết thân xác bị vùi dập nơi đâu. Cán bộ thì tham nhũng, thối nát, hiếp đáp dân chúng trong hàng chục năm qua nhưng lại hèn nhát cúi đầu trước các vụ lấn đất, lấn biển của ngoại bang. Hoàng Sa, Trường Sa không được bảo vệ khiến đất nước cha ông đã và đang rơi vào tay quân giặc.”
Tôi viết như vậy mấy lần giống nhau, và khi họ thấy không ép tôi được nữa, họ kể như lơ luôn.
Người Việt : Riêng trường hợp họ đề nghị ông viết đơn xin ân xá thì ông trả lời ra sao?
Trương Văn Sương : Ban đầu, họ biểu tôi làm đơn xin ân xá nhưng tôi không chịu. Tôi là người có công với đất nước chớ đâu phải có tội như họ đâu mà xin ân xá. Người xin ân xá phải là họ chớ đâu phải tôi? Nhưng đến khi nghĩ lại, thời gian qua tôi đã chứng tỏ mình là người như thế nào rồi và hơn nữa tôi bệnh quá nặng, sợ không nhìn thấy được con cháu. Cuối cùng tôi nhượng bộ làm đơn xin ân xá. Tôi vẫn tin rằng lịch sử sẽ minh chứng cho tôi và mọi người anh em, bạn bè sẽ hiểu cho tôi sau này…
Người Việt : Những ngày cuối cùng trong trại giam trước khi được thả, công an đối xử với ông có khác trước hay không? Vì họ biết phải thả ông ra và không muốn lôi thôi nếu ông chết trong tù?
Trương Văn Sương : Phải nói là trong những ngày cuối cùng, kể từ đầu năm 2010 tới giờ, họ đối xử với tôi rất tử tế. Họ có vẻ kính trọng mình, nhất là qua đợt bệnh vừa rồi họ chăm sóc rất chu đáo. Mới đây nhất, trong chuyến đưa tôi từ miền Bắc vào Nam, họ ưu ái tôi không khác nào đối với một vị tướng vậy! (sic)
Nếu mà nói Cộng Sản xấu thì cũng không hẳn lắm. Bởi ở giai đoạn cuối họ đối xử với tôi rất khác lạ, phải nói là ưu đãi đủ mọi chuyện. Nhưng ngắn thôi, chừng một năm trở lại đây thôi, còn hai mươi mấy năm về trước họ coi tôi như con bọ, con dòi vậy, thua con vật xa… Chuyện này cho tôi hiểu như thế này: Họ biết họ phải thả mình nhưng nếu cứ đối xử với mình một cách tồi tệ như trước đây thì tất nhiên mình sẽ nói xấu họ. Ðó chẳng qua là một thủ đoạn. Ngày nào họ giẫm mình xuống bùn nhưng đến khi nhận thấy rằng giẫm mình không xuể thì họ vuốt mình mấy câu… Họ khen, rồi tắm rửa cho mình, lau chùi đánh bóng cho mình… để quảng cáo rằng: họ là những người tốt, là những ân nhân làm ơn cho mình…
Người Việt : Hoàn cảnh gia đình ông, theo chúng tôi biết, rất khó khăn. Ông chia sẻ gì về vấn đề này hay không?
Trương Văn SươngTôi có ba con, hai trai một gái. Bảy cháu nội và hai cháu ngoại nhưng không có đứa nào đi học đàng hoàng cả. Ðó là nỗi đau nhất của tôi từ xưa tới nay. Nghèo quá mà làm sao đi học cho được, hơn nữa cha của tụi nó ở tù vì tội phản cách mạng nên tụi nó đâu dám chường ra với người ta mà học hành đàng hoàng. Vừa nghèo vừa dốt nát… Kết quả sau bao nhiêu năm trong tù còn lại với gia đình tôi như thế.
Người Việt : Và cuối cùng thì ước nguyện của ông đối với đồng bào, dân tộc như thế nào?
Trương Văn Sương : Tôi vẫn muốn dân tộc Việt Nam bây giờ nên hướng về tương lai. Nên đối xử với nhau trong tinh thần nhân đạo. Hãy để quá khứ về quá khứ.
Người Việt : Xin cám ơn ông!
♣♣♣♣
Trân trọng kính mời quý độc giả, quý vi hữu, quý niên trưởng và quý chiến hữu nghe bản tin đặc biệt của ĐÀI Á CHÂU TỰ DO qua phần trả lời phỏng vẫn của NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT TRƯƠNG VĂN SƯƠNG về chuyến trở về sau 33 năm bị giam cầm, bị đọa đày trong ngục tù của cộng sản Việt Nam. Và một số hình ảnh do một hội viên hội ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAM, vượt qua mọi sự canh phòng của lực lượng an ninh của CSVN, ém sẵn trong nhà để chuyển đến quý độc giả, quý vi hữu quý chiến hữu và quý niên trưởng những hình ảnh đầu tiên của NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT TRƯƠNG VĂN SƯƠNG trong những giờ phút đầu tiên trở lại mái ấm gia đình sau 33 năm tù ngục
 Trương Văn Sương
Nelson Mandela Trương Văn Sương đang trả lời phỏng vấn với Thanh Quang-Đài Á Châu Tự Do RFA
 tem thư việt nam
Nelson Mandela Trương Văn Sương đang khóc thương trước di ảnh vợ hiền qua đời 3 năm trước,
nhưng đến khi bước chân vào nhà người tù bất khuất Nelson Mandela Trương Văn Sương 
mới biết  được nỗi đau thương này
Dâng nén hương yêu cho người vợ hiền đã chết trong mòn mõi đợi chờ
 lịch sử việt nam
Lẵng hoa do anh Hồng Lĩnh, Nguyễn Hà Tịnh và nhóm ủng hộ  tự do dân chủ quốc nội tại Oregon gởi chúc mừng Nelson Trương Văn Sương trở về trong niềm vinh quang của người chiến thắng được anh Sương trang trọng đặt lên trên bàn thờ vợ hiền
 lịch sử việt nam
Ngôi “Biệt Thự” của Nelson Mandela Trương Văn Sương
giữa lòng thành phố Sóc Trăng trong ngày trở về của người tù bất khuất
Đứa cháu nội lần đầu tiên được thấy mặt ông,
đang đón vị anh hùng của dân tộc trở về trong chiến thắng Victory! Victory! Victory!
Phỏng vấn ông Nguyễn Khắc Toàn về người tù Trương Văn Sương
Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt
 nguyễn khắc toàn
Ông Nguyễn Khắc Toàn
Sáng 12 tháng 7, 2010, nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội phóng thích một tù nhân chính trị nổi tiếng, là ông Trương Văn Sương, từ trại giam Ba Sao, Nam Hà. Ông Trương Văn Sương là tù nhân có thời gian bị cầm tù dài nhất Việt Nam, tổng cộng 33 năm từ sau năm 1975 đến nay, vì ông liên quan đến một lực lượng kháng chiến xâm nhập từ Thái Lan về Việt Nam nhằm mục đích lật đổ nhà cầm quyền Hà Nội.
Trước năm 1975, ông mang cấp bậc trung úy, giữ chức vụ phân chi khu trưởng chi khu Mỹ Tú, Ba Xuyên. Sau năm 1975, ông bị đưa đi tập trung cải tạo sáu năm, từ 1975 tới năm 1981 tại Quảng Bình. Sau khi ra khỏi trại, ông vượt biên sang Thái Lan và tham gia tổ chức của ông Trần Văn Bá, ông Lê Quốc Túy và Hồ Thái Bạch, xâm nhập vào Việt Nam nhằm xây dựng những cơ sở đấu tranh vũ trang chống lại nhà cầm quyền.
Tổ chức của ông bị công an khám phá, ba người bị tử hình là Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch; riêng ông Mai Văn Hạnh thì được giảm án từ tử hình xuống chung thân và sau đó do áp lực của quốc tế, ông Hạnh được thả và về sinh sống tại Pháp.
Ðể tìm hiểu chân dung của người tù Trương Văn Sương trong suốt thời gian bị giam cầm, Người Việt liên lạc bằng điện thoại với nhà tranh đấu cho dân chủ Việt Nam hiện đang sống tại Hà Nội là ông Nguyễn Khắc Toàn. Ông Toàn từng có thời gian ở tù chung với ông Trương Văn Sương. Cuộc phỏng vấn do Ðinh Quang Anh Thái thực hiện.
- ÐQAThái (NV)Ông ở tù chung với ông Trương Văn Sương trong những giai đoạn nào?
- Nguyễn Khắc ToànNăm 2003, sau khi bị xử xong cả án sơ thẩm và phúc thẩm, tôi bị kết án 12 năm và bị đưa đến trại giam Ba Sao Nam Hà phân trại 3, cục số 6. Tại đây tôi gặp một số tù nhân, chẳng hạn anh Tung, anh Ðồng, anh Khiêm, là những tù nhân phạm tội an ninh quốc gia, những người này bán tài liệu cho Trung Quốc nên bị kết án nhiều năm tù; và họ từng ở trực tiếp với anh Trương Văn Sương ở buồng số 6, phân trại 1 trại giam Nam Hà. Họ kể cho tôi nghe về trường hợp tù nhân Trương Văn Sương, rất dũng cảm và bất khuất, trong suốt thời gian bị giam giữ.
Tôi ở đây đến cuối tháng 12, 2003 thì bị chuyển về phân trại 1 trại Ba Sao Nam Hà, ở cùng phân trại của anh Trương Văn Sương, nhưng khác buồng giam.
- NVTrong thời gian ở cùng trại giam, ông có những ghi nhận gì về ông Trường Văn Sương?
- Nguyễn Khắc ToànTên tuổi tù nhân Trương Văn Sương thì cả trại giam Nam Hà ba phân trại gồm gần 4 nghìn tù nhân ai cũng biết, vì anh ta có một khí phách đấu tranh rất can đảm rất dũng cảm, bất khuất.
Mỗi một lần ban giám thị trại giam Nam Hà cho tù nhân viết kiểm điểm để nhận tội thì không bao giờ anh Trương Văn Sương nhận tội, và anh viết thẳng vào trong bản kiểm điểm mà ban giám thị đã phát sẵn cho tù nhân rằng anh là người đấu tranh cho lý tưởng tự do dân chủ, cho chính nghĩa quốc gia, không bao giờ có tội; và sẽ đấu tranh đến cùng để giải thể chế độ độc tài của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Mỗi lần viết như vậy, anh lại bị công an, quản giáo báo cáo với ban giám thị để đưa đi cùm, biệt giam. Khi đội cưỡng chế đưa anh xuống khu biệt giam thì anh hô vang những khẩu hiệu “Ðả đảo đảng Cộng Sản Việt Nam, đả đảo chế độ độc tài, Trương Văn Sương này suốt đời đấu tranh cho lý tưởng dân chủ tự do, cho chính nghĩa quốc gia, các cán bộ có giỏi thì hãy bắn thẳng vào ngực Trương Văn Sương đây;” rồi anh phanh ngực ra.
Trước những lời hô bất khuất và dõng dạc như vậy, cán bộ công an rất tức giận và sợ. Có những trường hợp không kềm chế được thì công an xông vào bịt mồm anh, đánh đập anh. Tấm gương đấu tranh của anh như vậy làm cho hàng ngàn tù hình sự và rất nhiều tù chính trị của chúng tôi khâm phục.
Việc này lập đi lập lại không phải một hai lần mà kéo dài trong hàng chục năm ở tất cả các trại giam anh từng đặt chân đến, như trại Suối Máu, Xuân Lộc Ðồng Nai, ở trại Quy Nhơn, ở Thanh Hóa và cuối cùng là trại giam Ba Sao Nam Hà. Mà cũng không phải trong một năm anh bị cùm một lần hai lần mà ba bốn lần, đó là điều chúng tôi hết sức khâm phục ngưỡng mộ tinh thần đấu tranh của anh Trương Văn Sương.
Một điểm nữa tôi muốn nhấn mạnh là Tổng Cục An Ninh là cơ quan quản lý theo dõi các án tù chính trị ở trại giam Ba Sao Nam Hà nhiều lần đến làm việc với anh ở trại giam Ba Sao, yêu cầu anh ấy chỉ cần viết đơn xin khoan hồng, xin giảm án thì nhà nước sẽ tha tù nhưng anh trả lời thẳng với cán bộ là Trương Văn Sương này một là sẽ ở lại đến chết trong tù và hai là sẽ chờ đến ngày đa nguyên đa đảng có tự do dân chủ sẽ được tự phóng thích ra khỏi tù chứ không bao giờ đầu hàng, nhận tội.
Ðấy là anh Trương Văn Sương. Ngoài ra anh ấy còn cầm đầu các cuộc đấu tranh trong buồng giam số 6, phân trại 1 trại giam Nam Hà đòi cải thiện chế độ lao tù, thí dụ không ăn cơm khi nấu cháy khê hoặc nấu sống không đủ định lượng, hai là phát những đồ đựng thức ăn cho những tù nhân ở tù chính trị nhưng thiếu tôn trọng họ như là bát đũa, xô chậu bị méo mó không sạch sẽ, anh cương quyết đấu tranh không nhận khẩu phần ăn, nên ban giám thị ở đây họ hết sức kiêng nể và tôn trọng những yêu sách của tù nhân buồng số 6 do anh Trương Văn Sương dẫn đầu.
Trong những năm cuối cùng trước khi tôi rồi rời trại vào tháng 1 năm 2006 thì anh Trương Văn Sương là một trong những người “cứng đầu” nên công an đưa anh ấy xuống khu giam riêng gọi là buồng 17 nơi Linh Mục Nguyễn Văn Lý và nhiều những tù nhân chính trị, trọng án bị giam ở đây như ông Huy, Bùi Thúc Du, Phan Văn Bàng…
- NVPhía công an trông coi trại giam đánh giá thế nào về người tù nhân bất khuất này?
- Nguyễn Khắc ToànÐối với quản giáo của trại giam Nam Hà, ví dụ như ông Hoàng Xuân Nam là trung tá, người được ban giám thị và Tổng Cục An Ninh phân công chuyên theo dõi các buồng giam tù chính trị và án tù nhân tôn giáo như buồng số 1, 2, 6 và buồng 17 trong đó có anh Trương Văn Sương và nhiều những tù chính trị, và ông quản giáo thứ hai là Trung Tá Nguyễn Văn Tiên người trực tiếp quản lý những buồng giam này, họ coi trường hợp Trương Văn Sương là một người đấu tranh đối kháng kiên cường, họ rất nể trọng cho nên từng lời ăn tiếng nói đối với anh Trương Văn Sương và những tù nhân tại buồng này, họ hết sức dè chừng và tỏ ra cũng có một phần nào kính trọng các vị này; bởi vì họ cho đó là những tù nhân không thể khuất phục được.
- NVLà một người đã từng ở tù chung với ông Trương Văn Sương, bây giờ nếu được gặp nhau thì ông sẽ thể hiện cảm xúc của ông ra sao và ông sẽ nói gì với ông Sương?
- Nguyễn Khắc ToànCách đây hơn bốn năm, tôi đã viết trong một bài sau khi ra tù, tựa đề bài đó là “Tù nhân Trương Văn Sương, một Nelson Mandela của Việt Nam”, tôi ngợi ca, mến phục, biểu dương khí phách đấu tranh của anh Sương. Nếu như bây giờ tôi được gặp anh Trương Văn Sương thì tôi sẽ chúc mừng một trong những người anh hùng của chúng ta đã bất khuất không hề lùi bước trước đòn roi và nhiều chục năm tù đày của chế độ.
- NVCám ơn ông đã trả lời phỏng vấn của Người Việt.
♣♣♣
Địa chỉ của người tù bất khuất Trương Văn Sương
Tòa Soạn: Rất nhiều thư độc giả, trong mấy ngày qua, yêu cầu được biết thông tin liên lạc với gia đình người tù 33 năm, Trương Văn Sương. Người Việt đã liên lạc với gia đình ông Sương, và được yêu cầu, mọi liên lạc, xin gặp con trai ông Sương, là anh Trương Văn Dũng, phường 3, khóm 2, đường 30 tháng 4, thị xã Sóc Trăng, Việt Nam. Ðiện thoại: 3617269.

Không có nhận xét nào: