Pages

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Việt Nam: Cần bắt giữ tàu xâm phạm chủ quyền VN ; China’s new missile brigade marks Hanoi as target





China has set up a new missile brigade in its southern province of Guangdong as part of a “shock and awe” strategy to deter other countries with claims to the South China Sea from challenging its dominance in the region, a local newspaper reported Monday. 
Citing sources familiar with the matter, the United Daily News said the new 827 Ballistic Missile Brigade is based in Guangdong’s Shaoguan City. 
While the brigade’s administrative building was still under construction at the end of March, missile launch vehicles had been posted at the Shaoguan base, the report said. 
Missiles installed at the base might include Dongfeng (DF)-21D anti-ship ballistic missiles and Dongfeng-16 — a new type of ballistic missile that has a longer range than anything in China’s current cross-Taiwan Strait arsenal, according to the report. 

The exposure of the new Chinese missile brigade came amid increasingly active efforts by Vietnam and the Philippines to ramp up their sovereignty claims to South China Sea island groups, the report said. 
The following is an excerpt from the United Daily News report on China’s “shock and awe” strategy to underscore its claim to the South China Sea: 
Satellite images on the Internet show that the new base covers a large area, with a number of missile launch vehicles parked outside a hangar at the northeastern wing of the base. 
Some vehicles stand 16 meters long and are mounted with cylindrical tubes, while others stand some 12 meters long with square-shaped tubes that look like those used for a new type of ballistic missile unveiled by the People’s Liberation Army (PLA) earlier this year. 
Military experts said the new missile base is equipped with DF-21D anti-ship missiles that have a range of 2,000-3,000 km and are potentially capable of hitting moving targets with pinpoint precision. 
Some geopolitical analysts have called DF-21D missile a “game changer” that could threaten the U.S. aircraft carrier fleet’s supremacy in the Pacific, particularly if conflict breaks out in the Taiwan Strait or in the South China Sea. 
The new DF-16 has a range of about 1,200 km and possesses considerable destructive power, military experts said. 
Judging from Shaoguan’s geographic location, they said, the 827 Missile Brigade is apparently charged with the mission of intimidating Taiwan and countries bordering the South China Sea. 
For instance, Hanoi, Vietnam’s capital, is less than 1,000 km away from Shaoguan. If a conflict breaks out between China and Vietnam over their conflicting claims to the South China Sea island groups, the 827 Missile Brigade could include Hanoi as a target. 
Besides China, five other countries — Taiwan, Vietnam, the Philippines, Malaysia and Brunei — also claim full or partial sovereignty over the South China Sea island groups and surrounding waters, which are believed to be rich in oil and gas reserves and are close to one of the world’s busiest sea lanes. 
Vietnam and the Philippines have also become increasingly assertive in their South China Sea claims. 
After a two-month-long standoff in the Scarborough Shoal between the Philippines and China ended because of adverse weather in late June, the Philippine government has opened a small kindergarten on another islet, Pagasa Island (known as Chungyeh Island in Mandarin Chinese) in the Spratlys. 
In the meantime, Vietnam has purchased a large quantity of naval and aerial weaponry from Russia and deployed Su-27 jet fighters to inspect the Spratlys recently. 
Moreover, Vietnam passed a maritime law in June that claims sovereignty and jurisdiction over the Paracel and Spratly islandsin the South China Sea. Taiwan has protested such a move. (July 2,2012). 
(By Sofia Wu)

Việc bắt giữ các tàu cá xâm phạm chủ quyền sẽ giúp Việt Nam giữ vững lợi thế pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp. 

Trước việc tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia trên biển của Việt Nam, các cơ quan chấp hành pháp luật Việt Nam cần tiến hành bắt giữ và thực hiện các quyền tài phán khác theo luật định. Điều này nhằm khẳng định chủ quyền của mình. Nếu không, hồ sơ pháp lý – lợi thế lớn nhất của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề biển Đông – sẽ bị tổn hại.
Đó là nhận định của một số chuyên gia khoa học chính trị, công pháp quốc tế về việc tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng – Viện Nghiên cứu công nghệ và phát triển SENA – cho rằng: “Trước đây có dự đoán là Trung Quốc có thể thuê công ty “chân gỗ” nước ngoài vào nhận thầu trên biển Đông, rồi họ cho tàu hải giám đi theo lấy cớ bảo vệ để khiêu khích ta, nhưng nay họ đã bỏ qua các động tác giả ấy, trực tiếp ra mặt và ngang nhiên xâm phạm biển đảo của ta bằng việc cho hàng chục ngàn tàu cá tràn ra biển Đông. Đây rõ ràng là một bước leo thang nghiêm trọng”.
 Cần bắt giữ tàu xâm phạm chủ quyền VN
Tàu cá Trung Quốc tại cảng Tam Á, tỉnh Hải Nam, chuẩn bị cho một đợt đánh bắt trái phép trên biển Đông – Ảnh: China Daily
Đồng tình với nhận định này, tiến sĩ Lê Vĩnh Trương – thành viên Quỹ nghiên cứu biển Đông – cũng quan ngại về ý đồ khiêu khích quân sự dưới vỏ bọc dân sự của Trung Quốc: “Họ cố ý dùng các tàu dân sự, mà khả năng rất cao là có binh lính của họ điều khiển hoặc đi cùng, một mặt vẫn tỏ ra hòa bình, mặt khác khiêu khích phía Việt Nam. Đó là cái bẫy mà họ giăng ra”.
Điều mà Việt Nam có thể làm được là thực hiện quyền tài phán theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982 cũng như luật Biển mà Quốc hội mới thông qua tháng 6. Theo đó, Việt Nam có thể bắt giữ tàu của ngư dân Trung Quốc, yêu cầu họ nộp phạt.
Tiến sĩ luật học Lê Minh Phiếu
Điều đáng lo ngại là nếu không bắt giữ tàu cá Trung Quốc, lợi thế pháp lý của Việt Nam có thể bị tổn hại. Tiến sĩ Lê Vĩnh Trương nhận định: “Trong khi đưa tàu cá vào Việt Nam vừa để khiêu khích vừa để đánh bắt nguồn lợi hải sản, họ vẫn có thể ngang nhiên tuyên bố rằng vào thời điểm này, tại tọa độ này, tàu cá Trung Quốc đã tiến hành hoạt động khai thác bình thường mà phía Việt Nam chỉ phản đối chứ không ngăn chặn. Và điều này rất bất lợi cho phía Việt Nam”.
Bình luận về khía cạnh pháp lý của vụ việc, tiến sĩ luật học Lê Minh Phiếu cho rằng: “Điều mà Việt Nam có thể làm được là thực hiện quyền tài phán theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982 cũng như luật Biển mà Quốc hội mới thông qua tháng 6. Theo đó, Việt Nam có thể bắt giữ tàu của ngư dân Trung Quốc, yêu cầu họ nộp phạt”.
Bên cạnh đó, Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26.1.2008 cho phép lực lượng này kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia. Nếu phát hiện hành vi vi phạm, cảnh sát biển có thể xử lý vi phạm hành chính, buộc người và phương tiện đó phải rời khỏi vùng nước đang hoạt động hoặc vùng biển Việt Nam; tiến hành bắt, giữ người và phương tiện phạm pháp quả tang; và cưỡng chế, truy đuổi nếu các đối tượng này có hành vi chống đối hoặc cố tình bỏ chạy.
Theo ông Phiếu, nếu chỉ phản đối mà không có biện pháp thực thi quyền tài phán trên, ngư dân Việt Nam về lâu dài sẽ không đến được các ngư trường truyền thống nữa.
Xét về mặt tuyên truyền, tiến sĩ Lê Minh Phiếu cũng quan ngại về việc hình ảnh các đoàn tàu mang cờ Trung Quốc ngang ngược đi lại tự do trên vùng biển, đảo của Việt Nam.

Sri Lanka bắt 37 ngư dân Trung Quốc
Hôm qua, Tân Hoa xã dẫn lời trung tá Kosala Warnakulasuriya, phát ngôn viên hải quân Sri Lanka, cho hay vừa bắt giữ 37 ngư dân Trung Quốc vào đêm 5.8. Trong khi đó, đại diện ngoại giao của Trung Quốc ở Sri Lanka đang thúc giục chính quyền địa phương xử lý vụ việc đúng luật và sớm phóng thích ngư dân của họ. Theo ông Warnakulasuriya, 37 ngư dân Trung Quốc trên 2 tàu cá bị phát hiện khi đang đánh bắt trái phép tại vùng biển ngoài khơi thị xã Batticaloa, phía đông Sri Lanka. Sau đó, hải quân nước này đã bàn giao những người này cho cơ quan cảnh sát sở tại để điều tra. Ngoài ra, hai người Sri Lanka cũng đã bị bắt giữ trong vụ việc trên. Tới tối qua, có tin 37 người Trung Quốc đã được thả, theo Tân Hoa xã.
 Lê Loan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét