Pages

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

VIỆT NAM LUÔN LUÔN PHẢI LÀ ĐIỂM ĐỘNG TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA HOA KỲ


LÝ ĐẠI NGUYÊN
Việc Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việtnam, nuôi tham vọng làm chủ toàn cõi Biển Đông, quản chế toàn vùng Đông Nam Á, khống chế toàn thể Châu Á để tranh thắng với Hoakỳ trên toàn Thế Giới, vốn nằm trong sự toan tính của Đế Quốc Trung Cộng, do Mao Trạch Đông chủ xướng.Nó đã trở thành nguyên lý chiến lược truyền thống của Cộng Đảng Trung Hoa. Nó là lợi khí tuyên truyền của Trung Cộng để biến thành lý tưởng chủ đạo của đại khối dân Trung Hoa, dù là người Cộng Sản, hay chống Cộng, vì họ từng kinh qua những tủi nhục, khổ nạn do người Da Trắng và Nhật Bản trong quá khứ tạo ra cho họ.
Chính vì vậy, mà khi Trung Cộng có cơ hội phát triển kinh tế, thì họ lập tức tăng cường tối đa sức mạnh quốc phòng để thực hiện chủ trương bành trướng như trên; vừa để mị dân, khơi lại lòng yêu nước và tham vọng Đế Quốc Đại Hán, nhằm đè bẹp những đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền của dân chúng, giữ vững chính quyền cộng sản đã biến chất thành tư bản cực quyền, phát xít, phong kiến, man rợ; vừa để uy hiếp các nước lân bang; vừa để đo lường ý chí của Hoa Kỳ. Việc Trung Cộng thiết lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việtnam, lập cơ quan hành chánh, bộ tư lệnh quân sự để minh định quyền làm chủ trọn vẹn Biển Đông chỉ là việc làm nằm trong tiến trình lấn chiếm, bành trướng của Bắc Kinh mà thôi.

Về phía Mỹ, trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Cộng, với thái độ hung hăng hiếu chiến và hành động trắng trợn uy hiếp các nước trong khu vực Biển Đông, thì vào năm 2010, trong chiều hướng tăng cường trở lại sự hiện diện tại vùng Châu Á – Thái Bình Dương, ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton đã từng tuyên bố: “Việc bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và duy trì hoà bình, ổn định ở Biển Đông là vấn đề quyền lợi quốc gia đối với Mỹ”. Đi đôi với lời tuyên bố trên, Mỹ  đã tiến hành thiết lập một vòng đai chiến lược quân sự từ Bắc Á với Nhật Bản, Nam Hàn, tới Đông Nam Á với Phi Luật Tân, Nam Dương, Thái Lan, Xuống Nam Á với Úc, Tân Tây Lan, sang tận Ấn Độ, nhằm hỗ trợ cho các nước trong khối Asean tự tin, đứng vững trước sự bành trướng của Trung Cộng. Nhưng Mỹ lại thường nhấn mạnh tới quan điểm rằng:  Washington không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông”. Đây lý do để Trung Cộng tha hồ ngang nhiên nhận láo chủ quyền ở những hòn đảo nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven Biển Đông.  Như việc Trung Cộng cấm, đuổi, bắt ngư dân Việtnam ở vùng Hoàng Sa, Trường Sa của Việtnam; xua tàu đánh cá, được tàu ngư chính hộ tống vào chiếm bãi đá Scarborough của Phi Luật Tân, nơi mà 2 bên Tầu, Phi đều nhận chủ quyền, nhưng cố tránh dùng võ lực, để không phạm vào  công bố của Mỹ.
Tại diễn đàn Đối Thoại Shangri-La lần thứ 11, bàn về An Ninh Khu Vực Châu Á, hôm 02/06/2012 ở Singapore, bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon Edward Panetta, nói về chủ trương tái cân bằng lực lượng của Mỹ qua vùng Châu Á – Thái Bình Dương, đã chính thức tuyên bố: “Tới năm 2020, Hải quân Hoa Kỳ sẽ chuyển dịch cán cân lực lượng ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương thành 60/40 thay vì 50/50 như hiện nay”. Có lẽ Trung Cộng muốn lợi dụng cơ hội Mỹ chưa thực sự áp dụng chiến lược mới về châu Á, trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào cuối năm nay, và trước cuộc thay đổi lãnh đạo của Trung Cộng sắp tới, để đặt Hoa Kỳ và Thế Giới vào việc đã rồi, nên ngày 22/07/2012 Trung Cộng đã công bố Hội Đồng thành phố và bộ tư lệnh thành phố Tam Sa, chính thức chiếm đóng vĩnh viễn 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và làm chủ toàn vùng Biển Đông. Ngày 03/08/12  bộ ngạo giao Mỹ lên tiếng chỉ trích quyết định của Trung Cộng về việc đó. Thông cáo viết: “Đặc biệt, việc  Trung Quốc nâng cấp đơn vị hành chánh ở thành phố Tam Sa và thiết lập một đơn vị quân sự đồn trú mới ở nơi này, bao trùm các vùng tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), đi ngược lại các nỗ lực hợp tác, ngoại giao, nhằm giải quyết các bất đồng, và có nguy cơ làm tăng căng thẳng trong vùng”.  Cùng ngày, Thượng Viện Hoa Kỳ cũng chính thức thông qua Nghị Quyết về Biển Đông. “Nghị quyết khẳng định cam kết của Hoa Kỳ ủng hộ các nước trong khu vực vì hoà bình, ổn định chung, cũng như ủng hộ tự do hàng hải, tôn trọng luật quốc tế liên quan tới vấn đề Biển Đông”. Sau tuyên bố của Mỹ về Biển Đông,  phản ứng của Trung Cộng đã cứng rắn khác thường với việc triệu mời viên phó Đại Sứ Mỹ tại Bắc Kinh, Robert Wang – Vương Hiểu Dân-  để đòi hỏi: “Hoa Kỳ phải tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”. Đồng thời cho truyền thông Trung Cộng dùng lời thô lỗ với Mỹ, như “câm miệng”, hay tuyên bố của Mỹ xứng đáng bị nguyều rủa”…
Rõ ràng là sự cố gắng bành trướng của Bắc Kinh ra khắp Biển Đông, đang gặp sức mạnh chuyển hướng chiến lược của Mỹ về Á Châu chận lại, khiến cho tình thế ở Biển Đông mỗi ngày một căng thẳng thêm. Trong khi đó Việt Cộng lại cố gắng duy trì chính sách đi giây giữa Mỹ và Tầu, với tham vọng đóng vai trò ‘trục xoay’ cho chiến lược Mỹ – Tầu, mới là hoang tưởng, hoang tưởng hơn cả việc ‘tiến lên xã hội chủ nghĩa’ nữa. Không phải bây giờ mà ngay sau Thế Chiến Thứ Hai, Việtnam bất hạnh đã phải thường xuyên diễn vai trò là “Điểm Động” trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Chưa kết thúc cuộc Thế Chiến II, thì Mỹ đã hỗ trợ cho tên Cộng Sản Quốc Tế Hồ Chí Minh thành lập một lực lượng võ trang để cướp chính quyền, nhằm làm công cụ cho việc tạo ra cuộc chiến tranh cục bộ Chống Thực Dân. Sau khi chiến tranh Cao Ly giữa Mỹ và Tầu kết thúc năm 1953, thì đến năm 1954 cuộc chiến tranh Việt – Pháp cũng phải chấm dứt với việc 2 nước cùng bị chia đôi, miền Bắc thuộc thế giới Cộng Sản dưới sự lãnh đạo Nga- Tầu, miền Nam thuộc thế giới Tự Do trong vòng ảnh hưởng của Mỹ. Tạo ra 3 nước chia đôi là Đông Đức – Tây Đức, Bắc Hàn – Nam Hàn, Bắc Việt – Nam Việt, lập thế tương quan lực lượng, tạm thời ổn định giữa Thế Giới Tự Do và Quốc tế Cộng Sản.
Đến thời cần phá bỏ thế tạm thời quân bằng ổn định này đi, thì Việtnam lại bị chọn làm ‘điểm động’ cho chiến lược mới của quốc tế. Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản phát động cuộc xâm chiếm Miền Nam, kéo cả Nga lẫn Tầu vào cuộc chiến, bắc cầu cho quân Mỹ đổ bộ vào Việtnam. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Ngô Đình Diệm cản trở, liền bị loại bỏ. Đến ngay vị tổng thống Mỹ, Kennedy vì không muốn có chiến tranh cũng bị bỏ mạng. Vì Việtnam không phải nằm ở ‘trục xoay’ của chiến lược Mỹ, mà nó nằm ở vị thế của ‘điểm động’. Nên bất kể thế lực nào, nhân vật nào, cản đà quay của chiến lược đó đều bị nghiền nát. Xem vậy, nhóm cầm đầu Việtcộng ngu dốt rất khó lòng trụ được ở cuộc chuyển trục chiến lược của Mỹ từ Tây sang Đông lần này. Tuy chiến lược của Mỹ không phải chuyển từ hòa bình sang chiến tranh, mà chỉ là ‘ngăn bành trướng’. Muốn ngăn bành trướng hữu hiệu thì phải Dân Chủ Hóa chế độ để được Toàn Dân tham dự, và dễ cho các nước dân chủ trên thế giới hậu thuẫn. Chính đó mới là sự thách đố đối với các nhà lãnh đạo ở Đông Nam Á, Châu Á và nhất là ở Việtnam, một nước cộng sản độc đảng, độc tài, tham nhũng, công an trị, đang tự biến thái thành chế độ côn đồ lưu manh: “Ác với Dân, Hèn với Giặc”.
Viết bởi LÝĐẠINGUYÊN – Litlle Saigon ngày 07/08/2012.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét