Pages

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Bị tấn công, người viết blog thề chiến đấu đến cùng


Chris Brummitt/ Associated Press
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố sẽ đàn áp ba trang blog bất đồng chính kiến, một động thái có vẻ là bị phản ứng ngược vào hôm thứ năm khi các trang blog này có số khách truy cập kỷ lục và các blogger đã cam kết sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh vì tự do ngôn luận.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho công an phải bắt giữ những người chịu trách nhiệm các trang web phản ánh nỗi bực bội ngày càng tăng trong nội bộ Đảng Cộng sản về sự xuất hiện của các blog và phương tiện truyền thông xã hội, các bài viết công bố quan điểm bất đồng chính kiến, các bài báo độc lập và các tiết lộ nội bộ. Đảng (CS) không cho phép tự do thông tin, và lo sợ những chỉ trích hay thảo luận về những thất bại của mình trên Internet có thể dẫn đến bất ổn xã hội và cuối cùng có thể dẫn đến việc mất đi quyền lực của mình.

“Không ai có thể ngăn chặn quyền tự do phát biểu hoặc bắt chúng tôi phải im tiếng”, người điều hành DanlamBao, một trong những blog bị nhắm mục tiêu, đã tuyên bố. “Đây là nhiệm vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục bằng bất cứ giá nào.” Người viết blog này trò chuyện qua Internet với hãng thông tấn AP.
Danlambao, hay “Tờ báo của người dân” là một trong những trang blog bất đồng chính kiến nổi bật nhất nổi lên trong hai năm qua.
Trang blog này đã thu hút hàng ngàn người xem trong những tuần gần đây từ những bài báo nghi ngờ về cuộc đấu tranh quyền lực giữa các tầng lớp cầm quyền và cho rằng đấy chính là động cơ đằng sau việc bắt giữ một nhà tài phiệt ngân hàng vào tháng trước. Trang blog còn suy đoán rằng việc tạm giữ Nguyễn Đức Kiên, người được cho là gần gũi với con gái của thủ tướng, là kết quả từ sự căng thẳng giữa Thủ tướng và chủ tịch nước.
Cuối hôm thứ Tư, chính phủ cho biết trang Danlambao và hai trang web khác đã “xuất bản các bài báo bóp méo và bịa đặt” nhằm chống lại giới lãnh đạo. Họ cho biết rằng các nhân viên nhà nước Việt Nam đã được lệnh cấm truy cập vào các trang web nói trên.
Đối với người Việt Nam, truy cập vào các trang web ấy không phải là điều phi pháp, nhưng họ bị chặn bởi tường lửa của chính phủ. Việt Nam vẫn ngăn chặn nhiều trang web nhạy cảm, mặc dù tường lửa khá dễ dàng để tránh né được.
“Đây là một âm mưu mờ ám của các thế lực thù địch”, một tuyên bố của chính phủ cho biết, thêm rằng thủ tướng đã ra lệnh cho công an bắt giữ những người có liên quan với các trang web ấy.
Tuyên bố này đã dẫn đến một sự đột biến trong lượt khách truy cập vào các trang web khi người Việt Nam tò mò muốn đọc những thông tin trong các trang này.
Blog Danlambao nói vào hôm thừ Năm, họ đang đạt được mức hơn 500.000 lượt truy cập, gấp đôi số lượng truy cập bình thường của mình, nhờ những gì mà họ gọi là một cú quảng cáo vô tình ngoài ý muốn của chính phủ.
Một trong các trang blog bị nhắm mục tiêu khác, trang Quanlambao, hoặc “Báo chí của các quan chức” nói rằng lời đe dọa của ông Dũng có ý đặt để cơ sở pháp lý cho một chiến dịch bắt bớ đối với các blogger.
Người blogger liên lạc với hãng thông tấn AP cho biết Dũng đề cập đích danh đến trang web của họ để cố gắng làm cho những người viết bài sợ hãi không dám liên lạc nữa.
“Họ (chính phủ) đang mất sự kiểm soát các trang blog độc lập, người blogger cho biết. “Không chỉ một mình trang của chúng tôi.”
Người viết blog này cho biết rằng, nguồn thông tin của Danlambao là những người viết blog khác, những nhà báo làm việc cho các phương tiện truyền thông nhà nước, những công dân bình thường và các đảng viên Đảng Cộng sản tìm cách gây thiệt hại cho thành phần phe phái khác trong đảng. Một số gnuồn tin, bài vở đến từ việc suy đoán qua các báo cáo trong các phương tiện truyền thông nhà nước.
“Họ cung cấp đạn cho chúng tôi bắn – bởi vì họ không thể bắn”, người blogger nói.
Tổ chức Phóng Viên Không biên giới, cơ quan giám sát quốc tế nói rằng hiện nay có ít nhất năm nhà báo và 19 blogger đang bị giam giữ ở Việt Nam vì những cáo buộc khác nhau, một phần trong nỗ lực dập tắt các chỉ trích của chính phủ từ hai năm qua khi đất nước cố gắng tiến lên phía trước với việc mở cửa nền kinh tế cho đầu tư từ nước ngoài. Chính phủ gán cho các nhà hoạt động dân chủ và tự do ngôn luận là khủng bố.
Các nhà báo làm việc cho các tổ chức tin tức nước ngoài được phép sống ở trong nước nhưng phải xin phép khi làm tin về những gì ở bên ngoài thủ đô. Những thông tin ấy thường xuyên bị từ chối nếu chủ đề của câu chuyện được coi là nhạy cảm hoặc gây tổn hại cho Việt Nam.
Nguồn: ABC News

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét