Pages

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Cần sửa đổi dự thảo của Bản tuyên bố nhân quyền ASEAN


Photo Quốc Việt RFA
Quang cảnh Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh hồi tháng 7 năm 2012.

2012-09-28
 

Hơn 50 tổ chức nhân quyền trong khu vực ASEAN đã cùng kiến nghị một bức thứ lên Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN yêu cầu Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) tiếp tục trao đổi và sửa đổi một số nội dung trong dự thảo của Bản tuyên bố nhân quyền ASEAN.

Trong bức thư đề ngày 26 tháng 9, 57 tổ chức nhân quyền trong khu vực lên tiếng kêu gọi Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền và Tổng thư ký ASEAN sửa đổi và bổ sung một số nội dung tại điều 6, 7 và điều 8 trong dự thảo của bản tuyên ngôn nhân quyền ASEAN.

Bản tuyên ngôn chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế

Sau khi tài liệu dự thảo của bản tuyên ngôn nhân quyền ASEAN được tiết lộ, nhiều tổ chức trong khu vực đang rất quan tâm đến một số nguyên tắc mà các tổ chức nhân quyền coi là sai sót nghiêm trọng. Nếu dự thảo trên được thông qua mà không được cải thiện, thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người và quyền tự do cơ bản của hơn 600 triệu dân.

Ông Liu John, lãnh đạo Diễn đàn Nhân quyền và Phát triển Châu Á (FORUM-ASIA) phát biểu:

“Trước mắt, chúng tôi quan ngại hai vấn đề. Thứ nhất là nội dụng của bản tuyên ngôn. Thứ nhì, bản tuyên ngôn này có giá trị thấp hơn tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Sau khi chúng tôi biết nội dung bản dự thảo của bản tuyên ngôn không đạt tiêu chuẩn quốc tế, chúng tôi rất thất vọng. 


Bên cạnh đó, AICHR vẫn bàn thảo bí mật. Chúng tôi cũng thất vọng vì nội dung của bản tuyên ngôn nhân quyền ASEAN chưa đáp ứng được nhu cầu người dân. Chúng tôi muốn AICHR thảo luận với các tổ chức dân sự và sửa đổi một số nội dung, nên chúng tôi gửi yêu cầu này đến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.”


Bản tuyên ngôn về nhân quyền của ASEAN được Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) soạn thảo nhưng các tổ chức dân sự trong khu vực nói rằng vẫn chưa cỡi mở, công khai và không được phép tham gia cho ý kiến.
Trước mắt, chúng tôi quan ngại hai vấn đề. Thứ nhất là nội dụng của bản tuyên ngôn. Thứ nhì, bản tuyên ngôn này có giá trị thấp hơn tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc
Ông Liu John
Các tổ chức dân sự muốn được AICHR thông qua một số quy định của bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc; giải quyết các vấn đề vướng măt trong lĩnh vực nhân quyền nhằm đảm bảo quyền kinh tế, chính trị và an ninh của người dân trong khối ASEAN; đảm bảo rằng các cuộc họp tham vấn ý kiến của AICHR bao gồm tất cả các tổ chức nhân quyền trên toàn khối ASEAN.

Theo nội dung bức thư, Điều 6 của dự thảo tiết lộ việc thụ hưởng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản phải được thu hẹp.

Điều 7 của dự thảo việc thực hiện các quyền con người phải được xem xét 
trong bối cảnh khu vực và quốc gia theo thể chế chính trị, kinh tế, pháp lý, xã hội khác nhau, nền văn hóa, lịch sử và tôn giáo. 
Ông Om Samart, lãnh đạo tổ chức nhân quyền LICADO. Photo Quốc Việt RFA
Ông Om Samart, lãnh đạo tổ chức nhân quyền LICADO. Photo Quốc Việt RFA

Còn điều 8, hạn chế quyền con người dựa trên những vấn đề an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, an toàn công cộng, đạo đức công cộng, cũng như phúc lợi chung của các dân tộc trong một xã hội dân chủ.

Tài liệu dự thảo này còn bỏ qua quyền tự quyết, quyền người dân bản địa, người khuyết tật, dân tộc thiểu số, lao động nhập cư, công nhân trong nước, đồng tính nữ, đồng tính nam…

Cần có sự tham gia ý kiến từ các tổ chức liên quan 

Ông Om Samart, lãnh đạo tổ chức nhân quyền LICADHO nhận xét: “Tôi nghĩ rằng cần có sự tham gia từ các tổ chức liên quan. Như chúng ta được biết các nước ASEAN có thể chế chính trị khác nhau. Tự do dân chủ cũng có, độc đảng, độc tài cũng có. Để bản tuyên ngôn này đạt được tiêu chuẩn quốc tế, cần có tổ chức dân sự độc lập tham gia cho ý kiến.

Lý do đơn giản là vì thể chế chính trị các nước ASEAN khác nhau, nhiều nước không muốn đề cập đến một số quyền lợi dân trong bản tuyên ngôn này.”

Tuy nhiên, ông Om Yentieng, Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền nói với phóng viên Quốc Việt của RFA rằng lúc đầu không ai dám nghĩ ASEAN có thể lập được Hiến chương của mình, sau đó là Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền. Thể chế chính trị khác nhau không phải là một trở ngại cho bản tuyên ngôn nhân quyền ASEAN mà ngược lại sẽ giúp ASEAN có được một bản tuyên ngôn nhân quyền hoàn hảo hơn.
Tôi nghĩ rằng cần có sự tham gia từ các tổ chức liên quan. Như chúng ta được biết các nước ASEAN có thể chế chính trị khác nhau. Tự do dân chủ cũng có, độc đảng, độc tài cũng có. Để bản tuyên ngôn này đạt được tiêu chuẩn quốc tế, cần có tổ chức dân sự độc lập tham gia cho ý kiến
Ông Om Samart
Ông Om Yentieng phát biểu: “AICHR đã hoàn thành 100% bản tuyên ngôn nhân quyền ASEAN. AICHR gửi đến Ngoại trưởng các nước ASEAN để xem lại tại cuộc họp ở New York để đánh giá lần cuối. Bản tuyên ngôn này được Ngoại trưởng ASEAN đồng thuận từ tháng 7/2012 nhưng do còn nhiều thời gian nên Ngoại trưởng ASEAN chỉ đạo cho AICHR tiếp tục thảo luận với các đối tác, tổ chức dân sự nhằm bổ sung thêm những ý kiến hay.”

Dự kiến dự thảo của bản tuyên ngôn nhân quyền này sẽ được giới chức cấp cao ASEAN thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 diễn ra vào giữa tháng 11/2012. Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội-Kinh tế và Môi trường (ISEE) hy vọng bản tuyên ngôn mới này sẽ giúp các tổ chức dân sự hoạt động tự do hơn ở Việt Nam.

Ông Lê Quang Bình: “Thực ra tôi nghĩ không những về mặt thể chế chính trị khác nhau mà văn hóa khác nhau và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội khác nhau…việc áp dụng như thế nào cũng sẽ tùy thuộc rất nhiều vào từng nước. Quan điểm chung, đã là con người thì có quyền giống nhau thôi. Khi các nước ASEAN đều ký kết bản tuyên ngôn nhân quyền thì nó sẽ được triển khai giống nhau ở các nước. 

Chúng tôi cho rằng cơ chế nhân quyền ASEAN sẽ thêm cơ hội cho tổ chức ở Việt Nam dựa vào đó để làm công việc. Dựa vào đó, các tổ chức quan tâm đến quyền con người ở Việt Nam như quyền người có HIV, người khuyết tật, người đồng tình, người dân tộc…dựa vào đó để triển khai thêm. Nó có thể thêm cơ hội, thuận tiện hơn cho những tổ chức quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam.”

Tháng 7 vừa qua, hơn 100 tổ chức dân sự trong khu vực cũng đã lên tiếng kêu gọi giới chức ASEAN gia hạn thêm thời gian tham vấn và sửa đổi một số nội dung. Trong khi đó, một số tổ chức dân sự thân với chính phủ đã được phép tham gia tư vấn.

Lần này, các tổ chức dân sự cho rằng quy định trên đã hạn chế rất nhiều quyền lợi công dân và đi ngược pháp luật quốc tế, tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, tuyên bố Vienna và Chương trình hành động năm 1993 hoặc các điều ước quốc tế nhân quyền mà các nước thành viên ASEAN đang là thành viên. Do đó, AICHR cần phải giải quyết và sửa đổi những sai sót nghiêm trọng này.

Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét