QuocThien - Sau hơn một tháng tố cáo Công an (CA) P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM đánh đập đến bầm tím hai đầu gối, ngày 12/9, chị Đinh Thị Thu Diễm (SN 1992, ngụ P.Bình Trưng Tây, Q.2, TP.HCM) đã được CA Q.7 trả lời. Theo đó, thương tích trên người chị là do… tự té.
Chị Diễm trình bày lại sự việc
Sau đó, hai anh em chị Diễm bị đưa về trụ sở CA P.Tân Phong. Theo chị Diễm, tại đây, chị bị lực lượng thi hành nhiệm vụ CA phường tra vấn việc chị “lấy trộm xe máy”. “Tôi không biết chuyện gì mà khai, tôi có lấy trộm xe máy của ai đâu. Khi tôi không thừa nhận việc mình lấy xe thì bị mấy anh CA còng và treo tay lên cao, dùng gậy cao su, cán dao đánh vào đùi, đầu gối và chích điện vào hông. Sau đó, họ bắt tôi lột quần áo, kể cả đồ lót để kiểm tra”, chị Diễm bức xúc nói. Đến tối 29/7, CA phường đưa nhân chứng nhận dạng và cho rằng chị không phải là người ăn trộm xe của họ nên sau khi bị nhốt một ngày một đêm, đến 16g30 ngày 30/7, CA P.Tân Phong mới cho chị Diễm về
Ngay sau khi sự việc xảy ra, chị Diễm được gia đình đưa đến Bệnh viện Q.2. Các bác sĩ chẩn đoán, chị bị chấn thương mô mềm hai đầu gối. Suốt một tháng qua, hai đầu gối vẫn còn bầm tím, hông và đùi vẫn còn đau nhức, đi lại khó khăn.
Ngày 11/9, Báo Phụ Nữ đã liên hệ với CA Q.7 để xác minh. Cơ quan này cho biết, đã nhận được đơn của chị Diễm tố cáo về việc chị bị CA P.Tân Phong đánh trong trụ sở. Trung tá Vũ Văn Minh (Đội trưởng đội tổng hợp – CA Q.7) cho biết, Ban chỉ huy CA Q.7 đã giao cho Thanh tra CA quận xác minh vụ việc.
Ngày 12/9, chị Diễm bất ngờ được CA Q.7 gọi lên trụ sở để nhận “Thông báo về kết quả xác minh đơn tố cáo”, do trung tá Trang Viết Thanh, Phó Trưởng CA Q.7 ký ngày 11/9. Theo đó, ngày 1/8, CA Q.7 nhận được đơn tố cáo của chị Diễm, ngày 6/8 CA Q.7 ra quyết định xác minh nội dung đơn tố cáo. Căn cứ vào hồ sơ, lời khai của những người liên quan và biên bản làm việc với chị Diễm về nội dung tố cáo; hồ sơ giải quyết vụ việc của CA P.Tân Phong, CA Q.7 nhận thấy: chị Diễm chở theo anh Vinh bị dân phòng xã Phước Lộc (huyện Nhà Bè) và một số người dân nghi ngờ cướp xe, rượt đuổi đến đường Nguyễn Hữu Thọ (P.Tân Phong, Q.7) thì bị té, sau đó chị Diễm và anh Vinh được giao CA P.Tân Phong. Việc chị Diễm tố cáo một số cán bộ, chiến sĩ CA P.Tân Phong treo lên và đánh vào hai đầu gối, chích roi điện vào hông bắt khai nhận việc lấy xe là không có cơ sở.
Nhận công văn của CA Q.7, gia đình chị Diễm rất ngỡ ngàng, bức xúc vì sự thật đã hoàn toàn bị đảo ngược. Bà Nguyễn Thị Tuyền, mẹ của chị Diễm, cho biết: “Họ đánh con tôi như vậy mà ra thông báo là con tôi bị té thì không còn một chút lương tâm nào nữa. Mẹ con tôi sẽ gửi đơn kiện lên CA TP, để mọi chuyện được sáng tỏ. Chúng tôi không cần tiền bồi thường danh dự mà chỉ cần CA phường xin lỗi con tôi, trả lại sự trong sạch cho cháu”.
Quỳnh Mai – Hải Dương
Điều 6, Bộ luật Tố tụng hình sự nêu rõ, nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Nếu có căn cứ về việc CA dùng nhục hình xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị Diễm có thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định tại điều 334 Bộ luật Tố tụng hình sự: Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Người tố cáo có quyền: gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền; yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù. Người tố cáo có nghĩa vụ: trình bày trung thực về nội dung tố cáo; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật (điều 335 Bộ luật Tố tụng hình sự).
Luật sư Hồ Nguyên
(Văn phòng luật sư Luật Tín Nghĩa)
(Văn phòng luật sư Luật Tín Nghĩa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét