Pages

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

HRW: Việt Nam hành hạ tù nhân Khmer Krom?


Chính phủ Việt Nam vừa trả tự do cho một nhà vận động cho quyền sở hữu đất đai Khmer Krom tại huyện Tri Tôn sau khi bị giam cầm gần hai năm. Cựu tù nhân này bị tra tấn hành hạ trong trại giam khiến sức khỏe trong tình trạng nguy kịch.
Ông Chau Hêng năm 2009, trước lúc bị bắt
Ông Chau Hêng năm 2009, trước lúc bị bắt. Photo Quốc Việt, RFA
Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) yêu cầu chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước sức khỏe nguy kịch của một người Khmer Krom, từng tham gia biểu tình đòi quyền sở hữu đất đai vừa được chính phủ trả tự do hồi ngày 17/9/2012.
2 năm tù vì khiếu nại quyền sở hữu đất
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền nói với RFA ngày 21/9 rằng việc tòa án nhân dân huyện Tri Tôn truy tố ông Chau Hêng gây rối trật tự công cộng là một hành động tự mình hạn chế và vi phạm quyền sở hữu đất đai, quyền tự do bày tỏ ý kiến và nhân quyền, đặc biệt cho thấy hệ thống tư pháp ở Việt Nam đã và đang nằm trong tình trạng suy thoái nặng nề.

Ông Robertson nói đáng lẽ cựu tù nhân Khmer Krom này không nên bị bắt từ lúc đầu vì tất cả mọi hành động đều bày tỏ bằng cách sử dụng quyền của mình để nói ra một cách hòa bình phản đối những nỗ lực phân biệt đối xử, cưỡng chế đất đai đang diễn ra chống lại Khmer Krom tại Việt Nam. Tuy nhiên, toà án Việt Nam hoạt động đúng cách hướng dẫn của chính phủ và chính quyền đã chụp mũ ông này một tội phạm, rõ ràng ông Chau Hêng không được xét xử công bằng.
Việc tòa án nhân dân huyện Tri Tôn truy tố ông Chau Hêng gây rối trật tự công cộng là một hành động tự mình hạn chế và vi phạm quyền sở hữu đất đai, quyền tự do bày tỏ ý kiến và nhân quyền, đặc biệt cho thấy hệ thống tư pháp ở Việt Nam đã và đang nằm trong tình trạng suy thoái nặng nề
Ông Phil Robertson
Ông Phil Robertson: “Trong những thời gian bỏ ông ấy trong tù, Human Rights Watch đã có tài liệu chứng minh ông ấy thường xuyên bị tra tấn và các hình thức lạm dụng trong thời gian bị giam giữ trước khi xét xử và giam giữ tại Việt Nam. Vì vậy, tôi không ngạc nhiên khi Chau Heng bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần trong thời gian ở trong tù.
Thật quá đáng khi cảnh sát và các quan chức có thể lạmquyền chỉnh sửa hồ sơ như thế mà không bị trừng phạt, nhưng đây chỉ có ở Việt Nam.Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong nhữngchính phủ lạm dụng quyền tồi tệ nhất trong số các chính phủ  khu vực Đông Nam Á.”
Ông Chau Hêng, 59 tuổi, quê quán ở xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông bị Công an xã Châu Lăng bắt tạm giam từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 12 năm 2010. Sau đó, Trung tá Đào Văn Hùng, Trưởng cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tri Tôn ra thông báo quyết định tạm giam thêm 87 ngày.
Sáng ngày 31/3/2011, tòa án nhân dân huyện Tri Tôn xét xử, cáo buộc ông theo điều 143 của Bộ luật hình sự về tội hủy hoại, hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, và điều 245 gây rối trật tự công cộng. Ông bị kết án hai năm tù tính từ ngày 17/12/2010 đến 17/12/2012.
Cho về trong tình trạng nguy kịch
Bà Neáng Thuôn, vợ cựu tù nhân trên cho biết, bà được Hội đồng xét xử huyện gọi đến làm thủ tục nhận chồng về nhà. Công an nói trong quá trình thực thi bản án, chồng bà biết ăn năn hối cải và chấp hành tốt luật pháp Việt Nam nên chính phủ giảm án 3 tháng tù.
Nguyên nhân chính phủ thả chồng bà, có lẽ do chồng bà có sức khỏe suy yếu, không thể nói chuyện, khủng hoảng tinh thần và bây giờ đang nằm trong tình trạng nguy kịch
Bà Neáng Thuôn
Tuy nhiên, bà cho rằng nguyên nhân chính phủ thả chồng bà, có lẽ do chồng bà có sức khỏe suy yếu, không thể nói chuyện, khủng hoảng tinh thần và bây giờ đang nằm trong tình trạng nguy kịch.
Theo bà Thuôn, trước khi bị bắt, cựu tù nhân Khmer Krom này có thể nói tiếng Việt lưu loát, là một người có bản lĩnh, có khả năng viết đơn khiếu nại từ cấp xã tới Trung Ương. Nay khi đón ông về bà cho biết, ông không thể nói được nữa có lẽ vì trong trại giam lúc bệnh không được chích thuốc lại bị đánh đập.
Bà Neáng Thuôn: “Mặc dù ông ấy được trả tự do nhưng tôi không biết làm gì hơn nuôi cơm vì ông ấy không nói được, không làm gì được. Rất khổ vì không có tiền để đi khám bệnh. Bản thân tôi cũng đang có bệnh. Gia đình chúng tôi chỉ mua bán rau cải chút đỉnh…Tôi không biết phải làm sao bây giờ.”
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Sương, Phó trưởng công an huyện Tri Tôn cho biết tòa án giảm án để ông trở về sinh sống với gia đình. Sau này, gia đình gặp khó khăn gì thì địa phương sẽ hỗ trợ vì huyện Tri Tôn nói riêng, Việt Nam nói chung có chế độ an sinh xã hội cho người dân tộc và cả người Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Sương: Ông ấy vi phạm pháp luật Việt Nam, có lệnh truy nã khi trở về thì phải ra đầu thú bình thường. Mình phải áp dụng theo luật pháp Việt Nam. Sau khi về, trình giấy trại cho chính quyền địa phương. Mình cũng không biết ông ấy bị bệnh gì không, sau khi trình xong thì đưa ông ấy về tới nhà. Cái này vì tình cảm. Ai khó khăn thì giúp đỡ. Anh thấy ở Việt Nam, hay ở huyện Tri Tôn cũng vậy. Chế độ chính sách về an sinh xã hội không phải riêng người dân tộc mà tất cả người dân tộc tiểu số hay người Kinh thì chính phủ cũng đối xử như nhau.
Quốc Việt: Thưa Chị, chúng tôi có tin rằng ông ấy bị đánh đập trong trại giam. Vấn đề này ra sao?
Bà Nguyễn Thị Sương: Cái đó pháp luật Việt Nam thì anh rất rõ, đừng hỏi mấy vấn đề đó. Tại vì pháp luật Việt Nam quy định không có bức cung, nhục hình. Làm sao mà có chuyện đánh đập!”
Tuy nhiên, ông Phil Robertson cho biết: Việt Nam liên tục vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Các chính phủ cung cấp tài trợ cho Việt Nam cần phải nâng cao mối quan tâm về việc này nhiều hơn. Tại thời điểm này, các nhà chức trách Việt Nam phải chịu trách nhiệm điều trị bệnh cho ông ấy và họ nên cung cấphỗ trợ tài chính và hỗ trợ tâm lý xã hội đầy đủ vì ông ấy bị tra tấn, ngược đãi và chấn thương ở trong tù.
Ông Chau Hêng từng đứng lên cùng với hàng trăm nông dân trong huyện Tri Tôn làm đơn khiếu kiện và tổ chức biểu tình ôn hòa chống hành động cưỡng chế đất dân của chính quyền địa phương vào những năm 2007 và 2008. Sau cuộc biểu tình liên miên, chính phủ Việt Nam đã nặng tay đàn áp người dân và truy nã bắt ông cùng nhiều người khác.
Lo sợ ông chạy sang lánh nạn tại Campuchia, rồi tiếp tục sang Thái Lan để xin tỵ nạn đi định cư nước thứ ba nhưng bị Cao ủy tỵ nạn của LHQ ở Bangkok từ chối. Ông trở về Việt Nam vào ngày 17/12/2010. Vừa về đến nhà thì công an xã Châu Lăng đã ập đến khám phá nhà và bắt giữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét