Pages

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Vụ Giết Đại Sứ Mỹ Ở Libya

Ðại sứ Hoa Kỳ tại Libya Christopher Stevens
Vi Anh


Cái chết của Đại sứ Mỹ Christopher Stevens và ba nhân viên ngoại giao Mỹ bị sát hại trong Toà Lãnh sự Mỹ ở Benghazi ngày 11-9-2012 (trùng ngày quân khủng bố tấn công Mỹ 11 năm trước đây) là một cơ hội để xét lại tầm quan trọng bảo vệ an ninh cho cơ quan và nhà ngoại giao có khi quan trọng hơn cung cách ngoại giao cởi mở và thân dân của Mỹ nữa.

Cũng như cung cách của tổng thống Mỹ là thân dân, gần dân nhưng đâu phải vì thế mà coi nhẹ nhu cầu bảo vệ vị lãnh đạo quốc gia.

Vì dĩ lỡ có chuyện gì xảy ra cho nhà ngoại giao Mỹ ở ngoại quốc, điều đó có thể nguy hại cho bang giao, hậu quả còn trầm trọng hơn việc nhà ngoại giao thiếu cởi mở. Và đối với tổng thống Mỹ ở nước nhà cũng vậy, chuyện dĩ lỡ xảy ra cho người lãnh đạo quốc gia là cả một cuộc khủng hoảng tâm lý trong xã hội và biến động trong chánh trị quốc gia và ngoại quốc.

Còn quá sớm, chưa cần xác định cuộc tấn công sát hại Đại sứ Mỹ Christopher Stevens và ba nhân viên ngoại giao chết trong toà Tổng Lãnh sự Mỹ ở Benghazi, là một cuộc tấn công của quần chúng bạo loạn, cuồn tín, cuồn nộ chống Mỹ vì một cuốn phim tài tử hoàn toàn của tư nhân xuất phát từ Mỹ với quan điểm riêng tư của người làm không tín ngưỡng Tiên tri Muhammad của đạo Hồi. Hay đó là  một cuộc tấn công của quân khủng bố al-Qaeda có kế hoạch, xảy ra ngay ngày Mỹ bị quân khủng bố tấn công với cuộc khủng bố 911 ở ngay thủ đô kinh tế New York và chánh trị Washington DC của Mỹ.

Một số hành động đầu tiên chánh quyền Mỹ nhứt thiết phải làm  và đã là báo động và tăng cường an ninh cho tất cả các cơ sở và phái bộ ngoại giao Mỹ khắp thế giới, đặc biệt là ở Libya cái đã.  Và khẳng định đòi hỏi chánh quyền Libya phải điều tra đưa bọn sát nhân ra trước công lý - chết hay sống -  như TT Bush đòi hỏi đối với bọn gây ra cuộc khủng bố 911 ở Mỹ.

Lẽ dĩ nhiên vì nhân viên chánh quyền Mỹ là nạn nhân, ngành an ninh Mỹ có quyền dự sự trong việc truy tầm, điều tra trong nội vụ. Chánh quyền Libya theo tập tục ngoại giao có nhiệm vụ bảo vệ an ninh ngoài cho toà tổng lãnh sự Mỹ mà không làm đủ để những người bạo loạn Libya xông vào tấn công thì không có lý do gì để viện đây là chuyện nội bộ không để cho viên chức an ninh  Mỹ dự sự.

Nhưng Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng phải tự kiểm điểm khuyết điểm của mình. Quá sống lâu trong an bình ở các sứ quán Mỹ, quá cởi mở ngoại giao, quá bình dân, thành ra lơ là trong nhiệm vụ  bảo vệ an ninh. Qua vụ tấn công sát hại đại sứ và ba nhân viên ngại giao Mỹ ngày 11 tháng 9 ở Libya, ngày 12 tháng 9, Bộ Ngoại Giao  có hơi chậm, mới yêu cầu Bộ Quốc Phòng dùng máy bay Hercules C-130 đưa một đơn vị Thủy quân lục Chiến đáp xuống phi trường Tripoli để bảo vệ sứ quán – cũng như bị cướp rồi mới làm rào.

Nhưng trễ còn hơn không, Bộ Quốc Phòng điều hai chiến hạm đến ngoài khơi Libya, có hoả tiển hải đối địa và đưa  thêm một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến vào bảo vệ sứ quán, các nhà ngoại giao và kiều dân Mỹ.

Liên bộ Quốc Phòng Ngoại Giao và hai cơ quan CIA và FBI cũng như Hội Đồng An Ninh Quốc Gia xem xét lại những biện pháp bảo vệ an ninh cho các phái bộ và cơ sở ngoại giao khắp thế giới.

Bộ Ngoại Giao triệu tập cuộc hội đàm khẩn cấp bằng điện thoại mã hoá, ra chỉ thị nhân viên ngoại giao và xét thấy chưa cần thiết ở Tripoli và những người làm việc cũng như những người bi thương vong ở Benghazi sẽ được di tản qua căn cứ của Mỹ tại Đức. Tại Tripoli chỉ để lại một số nhà ngoại giao theo qui chế chỉ có mặt trong trường hợp khẩn trương thôi.

1 năm sau  Mỹ  cùng các đồng minh Tây Âu giúp người dân Libya giành lại tự do, dân chủ và 11 năm sau cuộc khủng bố đầy thách thức Mỹ, quân khủng bố đánh thẳng vào nội địa, thủ đô kinh tế và hành chánh Mỹ, chánh quyền và nhân dân Mỹ thức tỉnh với cuộc tấn công sát hại nhà ngoại giao Mỹ ở Benghazi là căn cứ địa của lực lượng nổi dậy chồng chế độ độc tài Gadhafi.

Cả thế giới bàng hoàng. Người bị sát hại là Đại Sứ Mỹ Christopher Stevens, 69 tuổi  là  một nhà ngoại giao chuyên nghiệp với 21 năm thâm niên trong ngành, và là một trong các đại sứ kinh nghiệm nhất của Mỹ trong vùng Trung Đông và Bắc Phi.

Ông  mới  nhậm chức tại thủ đô Tripoli hồi tháng 5 năm nay 2012. Nhưng  Ông đã từng giữ hai chức vụ trước đây ở Libya, và từng đảm nhận các chức vụ ngoại giao ở Israel, Syria, Ai Cập và Ả Rập Saudi. Ông là người hồi thiều thời đã từng đến Morocco dạy tiếng Anh trong chương  thiện nguyện Peace Corps của Mỹ từ 1983 đến 1985.

Trong cuộc nổi dậy của nhân dân Libya chống độc tài Gadhafi vừa qua,  Ông Stevens nhiệt huyết ủng hộ chánh nghĩa của nhân dân Libya, nên đại đa số dân chúng Libya ngưỡng mộ. Chủ Tịch Quốc Hội Libya, Mohammed Magarief, hôm Thứ Tư đã xin lỗi Hoa Kỳ, dân chúng và toàn thế giới về những gì đã xảy ra.

Cái chết của Ông là cái chết đầu tiên của một đại sứ Mỹ ở ngoại quốc kể từ hơn 20 năm nay. Người chết thứ hai là ông Sean Smith là Giám Đốc Cơ Quan Thông Tin của Sở Ngoại Vụ Hoa Kỳ. Bộ chưa cho biết lý lịch của hai nạn nhân Mỹ còn lại.

Tổng Thống Barack Obama hôm Thứ Tư đã lên án vụ sát hại 4 người Mỹ. Ôn vinh danh Christopher Stevens là  “người đại diện can trường và gương mẫu của Hoa Kỳ” đã thi hành nhiệm vụ với lòng vị tha trong suốt cuộc cách mạng ở Libya. Ông ban hành cờ rũ để quốc tang vị đại sứ  đã hy sinh vì nhiệm vụ này. Hãng thông tấn AP loan tin, ông Stevens và những người đồng sự đã thiệt mạng, khi ông vào Tòa Lãnh Sự để di tản nhân viên.

Cộng đồng thế giới  lên án vụ sát hại Đại Sứ Christopher Stevens và 3 nhân viên lãnh sự. Thủ tướng Ai Cập Hisham Qandil nói cuốn phim xúc phạm đến Hồi giáo, nhưng ông kêu gọi những người tức giận vì cuốn phim hãy tự chế.

Ngoại trưởng William Hague nói không thể biện minh vụ sát hại Đại Sứ Hoa Kỳ. Ông kêu gọi nhà chức trách Libya cải tiến an ninh và truy cứu những ai chịu trách nhiệm. Tổng thống Pháp Francois Hollande lên án cuộc tấn công, và yêu cầu nhà chức trách Libya đưa ra ánh sáng tội ác đáng kinh tởm và không thể chấp nhận này.

Ông Ibrahim Dabbashi, Phó đại sứ Libya tại Liên Hiệp Quốc, gọi nhóm tấn công là “những kẻ cực đoan hoạt động ngoài vòng pháp luật”, và vụ này không phải là chuyện bảo vệ Hồi giáo.

Bộ Ngoại giao Nga thì xem các vụ tấn công ở Libya và Ai Cập là “biểu hiện của khủng bố.”

Tố chức Ân xá Quốc tế,  Tổ chức Nhân Quyền quốc tế lên án “vụ tấn công có tính toán nhắm vào người Mỹ” và nói cần phải đưa những người chịu trách nhiệm ra trước công lý.

“Kẻ chết đã yên rồi một kiếp, Người sống còn tái tiếp noi gương”. Nhứt định chánh quyền và nhân dân Mỹ sẽ rút kinh nghiệm bảo toàn an ninh ngoại giao hữu hiệu hơn. Nhứt định Mỹ sẽ đòi công lý cho Đại sứ và ba nhà ngoại giao Mỹ bị sát hại. Những kẻ bạo loạn Libya hãy coi chừng, Mỹ không bao giờ quay lưng lại trong việc giúp cho nhân dân Libya xây dựng tự do, dân chủ./
 
@. Vi Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét