Pages

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Bài toán tranh chấp biển đảo nguy hiểm của Trung Quốc


Nếu lịch sử có bất kỳ một hướng dẫn nào thì có nhiều nguy cơ Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực chống lại Nhật Bản để lấy quần đảo Senkaku.

Vụ tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) đang bước vào tháng thứ hai. Cuộc đối đầu hiện nay lại nguy hiểm hơn những gì đang được nhiều người chứng kiến. Những hành vi trong quá khứ của Trung Quốc liên quan đến các vụ tranh chấp lãnh thổ khác chứng minh lý do tại sao những bế tắc tại Senkaku là tiền đề để vụ này có thể bùng nổ.

Tàu Nhật Bản và Trung Quốc trong khu vực quanh quần đảo Senkaku. Ảnh: Associated Press
Kể từ năm 1949, Trung Quốc đã tham gia vào 23 vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trên đất liền và trên biển. Mười bảy vụ trong số đó đã được giải quyết êm thỏa, thường là thông qua các hiệp định thỏa hiệp giữa các nước. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực sáu lần trong các vụ tranh chấp này. Và đó là những trường hợp tương tự nhất đối với bế tắc tại Senkaku.

Thông thường thì Trung Quốc chỉ sử dụng vũ lực trong các vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng có lực lượng quân sự mà họ có khả năng đối phó. Chúng bao gồm các cuộc chiến tranh hoặc các vụ đụng độ lớn với Ấn Độ, Nga và Việt Nam (nhiều lần), cũng như các cuộc khủng hoảng liên quan đến Đài Loan. Các quốc gia này có khả năng kiểm soát lớn nhất đối với những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Trong các vụ tranh chấp với những quốc gia yếu hơn, như Mông Cổ hay Nepal, thì Bắc Kinh đã né tránh đề cập đến vũ lực vì họ có thể sử dụng sức mạnh [quân sự] trong các cuộc đàm phán. Hiện nay, Nhật Bản là hàng xóm hàng hải mạnh nhất đối với Trung Quốc, với một lực lượng hải quân hiện đại và đội ngũ lính tuần duyên khá lớn.

Trung Quốc cũng đã thường xuyên sử dụng vũ lực trong các tranh chấp liên quan đến biển đảo gần bờ của họ như quần đảo Senkaku. Dọc theo biên giới gần đất liền, Trung Quốc đã ụng sử dụng vũ lực chỉ 1/5 trong tổng số 16 vụ tranh chấp. Ngược lại, một nữa các vụ còn khác thì Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đối với 4 hòn đảo tranh chấp. Các quần đảo thường được coi là có giá trị nhiều hơn vì các điều kiện chiến lược, quân sự và kinh tế bởi chúng ảnh hưởng đến an ninh đường biển và có thể chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí đốt và ngư trường.

Ngoài ra, Trung Quốc đã chủ yếu sử dụng vũ lực để củng cố vị trí của họ, đặc biệt tại những nơi mà họ chiếm rất ít hoặc thậm chí là không có chủ quyền, điều này có thể giúp họ tuyên bố chủ quyền sau khi chiếm đoạt chúng. Ví dụ như năm 1988, Trung Quốc đã đụng độ với Việt Nam và sau đó họ đã chiếm sáu rạn san hô, một phần trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa trong nhiều thập kỷ, nhưng họ không kiểm soát được bất kỳ một phần đất nào cho đến khi họ chiếm đóng khu vực này.

Trong trường hợp Trung Quốc đã kiểm soát được một phần lãnh thổ có tranh chấp, chẳng hạn như trường hợp tranh chấp biên giới với Kazakhstan, thì phía Trung Quốc có vị thế mạnh mẽ hơn, do đó họ ít sử dụng vũ lực để chiếm đoạt. Nhưng trường hợp ở Biển Hoa Đông, Trung Quốc hiện không nắm giữ bất kỳ một phần chủ quyền nào tại quần đảo Senkaku. Quần đảo này hiện đang thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản.

Quan trọng nhất, Trung Quốc thường sử dụng vũ lực trong các vụ tranh chấp lãnh thổ giữa các thời kỳ mà chế độ của họ suy yếu nhất, vì các nhà lãnh đạo hướng tới động lực lớn hơn là giải quyết vấn đề nội bộ: Họ tin rằng các thành phần đối lập tìm cách tận dụng thời điểm khủng hoảng trong nước, và rằng một phản ứng yếu hoặc hạn chế có thể làm gia tăng những thành phần bất mãn [chống lại chế độ].

Các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay có thể cảm thấy nhiều áp lực vì một số lý do: tranh chấp nội bộ giữa các đảng viên ưu tú cao cấp ở thượng tần trong Đảng Cộng sản đang cầm quyền; một nền kinh tế chậm chạp làm suy yếu tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc; và quá trình chuyển đổi quyền lực từ thế hệ này sang thế hệ lãnh đạo kế tiếp. Những yếu tố này làm tăng giá trị của việc sử dụng vũ lực nhằm báo hiệu cách giải quyết đối với Nhật Bản và cả công chúng Trung Quốc. Họ cũng làm giảm thiện chí thỏa hiệp của Bắc Kinh, hay một cách khác là Trung Quốc không muốn khoan nhượng.

Đối với người Trung Quốc, nước cờ của Nhật Bản tại Senkaku trông giống như Nhật Bản đang cố gắng tận dụng những khó khăn của Trung Quốc. Những bế tắc hiện nay đã bắt đầu hồi tháng Tư, khi Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara, người được biết là có quan niệm dân tộc chủ nghĩa, đã công bố kế hoạch mua lại ba trong những hòn đảo từ chủ sở hữu người Nhật. Tuyên bố của ông Ishihara được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh đình chỉ tất cả những chức vụ của Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai trong Đảng Cộng sản Trung Quốc – nhân vật được biết đến như một đảng viên ưu tú tại Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua.

Chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn giữa lúc tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này bắt đầu chậm lại nhanh hơn so với dự kiến. Đây là một điều mà các lãnh đạo Bắc Kinh rất lo lắng. Sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã công bố quyết định mua lại hòn đảo này hôm tháng Bảy nhân dịp ngày kỷ niệm sự cố Marco Polo Bridge năm 1937, đánh dấu ngày Nhật Bản chiến thắng Trung Quốc. Vụ mua bán này đã được hoàn thành trong tháng Chín, chỉ vài ngày trước ngày kỷ niệm cuộc xâm lược của Nhật Bản tại Mãn Châu vào năm 1931.

Cuối cùng, các yếu tố gây mất ổn định trong vụ bế tắc Senkaku khác là cả hai đều đang dính vào các tranh chấp với những nước khác. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak mới đây đã phá vỡ truyền thống và trở thành lãnh đạo đầu tiên đến thăm khu vực tranh chấp tại đảo Dokdo (Takeshima), nơi đang được Hàn Quốc kiểm soát và tranh chấp với phía Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc đang đôi co với Việt Nam và Philippines ở Biển Đông. Tokyo và Bắc Kinh đều có thể kết luận rằng bất cứ ai chiếm ưu thế tại quần đảo Senkaku sẽ có cơ hội tốt hơn để tuyên bố chủ quyền tại những nơi có tranh chấp khác.

Lịch sử không phải là định mệnh. Trung Quốc đã không sử dụng vũ lực trong các vụ tranh chấp lãnh thổ trong hơn 20 năm qua. Những căng thang đang leo thang tại quần đảo Senkaku có thể tránh được. Tuy nhiên, tình hình hiện nay là đầy nguy hiểm. Nếu một sự cố nghiêm trọng xảy ra liên quan đến các tàu chính phủ giữa hai nước thì đây có thể là một cuộc khủng hoảng thực sự mà kết quả không thể báo trước được.

Ông Fravel là giáo sư khoa học chính trị và là thành viên của Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông là tác giả của cuốn sách “Biên giới mạnh mẽ, Quốc gia an toàn: Hợp tác và xung đột trong các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc” do Princeton xuất bản năm 2008 (Strong Borders, Secure Nation: Cooperation and Conflict in China’s Territorial Disputes).

M. Taylor Fravel - WSJ

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước

© Bản tiếng Việt TC Phía trước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét