Lẽ thường, danh phải đi đôi với thực, nội dung thì phải đáp ứng được hình thức. Trái với đó thì có nghĩa là trí trá và bịp bợm, điều mà tiền nhân vẫn gọi là “Hữu danh vô thực” vậy. Ví như một con người không có tài cán gì cả, nhưng lúc nào cũng khoe khoang với mọi người là mình giỏi giang xuất chúng. Hoặc có kẻ ngoài miệng thì lúc nào cũng nói mình làm việc thiện, nhưng bên trong lại làm toàn những chuyện tàn ác xấu xa. Quý vị hãy cùng nhau xem, đảng Cộng Sản ở nước ta có thuộc hạng đó không nhé.
Việt Nam ta dưới thời Cộng Sản, người dân toàn được chứng kiến những sự giả dối và bịp bợm. Đến nổi dân ta đã nhiễm cái thói xấu đó tự lúc nào mà không hay, dẫn đến rối loạn hành vi ứng xử và suy thoái giống nòi. Nói về thực trạng đó, các nhà cách mạng Dân chủ hiện nay tuyên bố: “Khắc phục nạn suy thoái kinh tế do chế độ Cộng Sản để lại không khó, mà khó nhất là thay đổi nhận thức và hành vi của người dân đã bị băng hoại”. Mà mấu chốt của cái bệnh rối loạn hành vi này là sự gian dối và chủ nghĩa hình thức.
Điều đó có nguyên nhân sâu xa từ cách thức hành xử của người Cộng Sản.
Chúng ta ai cũng hiểu rằng, người Cộng Sản lời nói không bao giờ đi đôi với việc làm. Họ chỉ cần hình thức để lừa bịp mà không bao giờ quan tâm tới nội dung. Có thể nói, họ là những chuyên gia lừa dối và bịp bợm, những kẻ khoác lác vô tiền khoáng hậu. Nguyên nhân khiến người Cộng Sản trở nên dối trá thì có nhiều, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là để biện minh cho sự tồn tại phi lý của chế độ Cộng sản. Chính vì vậy mà họ buộc phải nói dối, lâu dần sự giả dối lan rộng và tồn tại dưới đủ mọi hình thức. Và để hợp thức hoá sự lừa dối, người Cộng Sản chỉ còn cách tuyên truyền bằng hình thức.
Ở các nước phát triển, sự văn minh và dân chủ dẫn đến một hệ quả tất yếu: Người dân được hưởng thụ đầy đủ về vật chất và tinh thần, từ đó họ có nhu cầu học tập suốt đời. Nhà nước bảo đảm và khuyến khích điều này. Người dân có quyền dành mọi thời gian cần thiết trong đời để dành cho học tập, kể cả những người già. Họ có thể đến thư viện hay các lớp học miễn phí để tìm hiểu thêm về tri thức. Mới đây, ở ViệtNam chúng ta – một đất nước độc tài, kẻ thù của tự do thông tin – cũng tuyên bố xây dựng một mô hình xã hội học tập suốt đời. Là người yếu bóng vía, tôi suýt ngất xỉu khi nghe Ti-vi nhà nước đưa thông tin này. Rồi tôi tự vấn rằng: Nếu như ViệtNamlà một xã hội học tập suốt đời thì người dân vốn đã nghèo thì nay lại càng kiệt quệ. Vì rằng người đi học phải mất tiền cho nạn chạy bằng chạy cấp, và họ sẽ không có tiền để theo học, vì ở ViệtNamhọc cái gì cũng phải mất nhiều tiền. Ai đó mà chẳng may phải theo học một ngành gì đó, thì chỉ mong học xong để được thoát nạn. Cả gia tài đổ vào việc học, nếu như phải học thêm một vài năm thì đã không chịu nổi, huống chi học tập suốt đời? Và nữa, chế độ độc tài Cộng sản tồn tại được là nhờ ngu dân và lừa dối, nay nếu người dân vì học tập suốt đời mà trở nên thông minh thì làm sao họ còn lừa dối được nữa? Người dân học tập nhiều, thấy được các quyền của mình mà đấu tranh, thấy được sự phi lý của học thuyết Cộng Sản thì chế độ này sụp đổ là cái chắc. Vì vậy mà ở đâu thì được, chứ ViệtNamthì nhất định không thể có một xã hội học tập suốt đời. Chừng nào chế độ Cộng Sản còn tồn tại thì tôi còn dám khẳng định chắc chắn như vậy.
Như vậy thì có khác gì Trưởng Giả học làm sang, phải không quý vị?
Các tổ chức xã hội được hình thành là do nhu cầu tự thân của người dân. Họ lập nên các tổ chức và tự điều hành hoạt động. Tổ chức tồn tại là để bảo vệ – phát triển các quyền và lợi ích của thành viên, để các thành viên sinh hoạt và giao lưu với nhau. Ngoài điều đó ra thì các tổ chức không có mục đích chính đáng nào khác. Nay nhà nước ViệtNam- một kẻ chuyên tôn thờ chủ nghĩa hình thức – lại cũng bắt chước điều này. Đảng Cộng Sản tự thành lập nên các tổ chức xã hội và tự mình lãnh đạo. Như vậy mới ngộ chứ, thành ra tự nhiên người dân bị cướp đi cái quyền chính đáng của mình. Sau khi tự mình thành lập các tổ chức, đảng Cộng Sản cho những kẻ lâu la của mình đóng giả người dân để sinh hoạt trong đó. Vậy là trước cộng đồng thế giới, ViệtNamnào có kém ai, cũng có các tổ chức xã hội đầy đủ cả. Như thế thì ViệtNamlà một quốc gia tiến bộ – văn minh rồi còn gì? Ai còn nói gì được nữa nào? Ai dám lên án chế độ Cộng Sản đàn áp dân chủ, vi phạm nhân quyền nào? Nếu người nào lên tiếng phản đối điều đó, thì bị những kẻ nhân danh các tổ chức xã hội bao vây và hành hung tập thể ngay, có ba đầu sáu tay cũng khó mà chống đỡ. Thế là một căn bệnh hình thức nữa đã được thiết lập, mà nội dung thì không có gì cả. Để các tổ chức này hoạt động thì người dân phải đóng góp tiền bạc. Vậy người dân phải nuôi những tổ chức không hề đại diện cho mình, mà ngược lại còn để trói buộc bản thân, ở đâu có chuyện tương tự như thế nhỉ?
Biểu tượng của Đảng Cộng Sản là lá cờ búa liềm, có nghĩa là họ đại diện cho giai cấp Công Nhân và Nông dân. Ấy vậy mà từ khi cầm quyền, chưa thấy đảng Cộng Sản đại diện hay bảo vệ gì cho hai giai cấp này cả, mà ngược lại ngày càng thấy họ bị bóc lột nặng nề. Ngay cái biểu tượng này cũng đã mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức rồi. Mà cái biểu tượng này lại đi lãnh đạo xã hội, thì thử hỏi làm sao mà không mâu thuẫn cho được cơ chứ?
Khi mình không có khả năng làm một việc gì đó mà cũng bắt chước thì gọi là học đòi. Thấy đất nước người ta có các tổ chức Từ Thiện thì nhà nước Việt Nam cũng tổ chức làm từ thiện. Về hình thức thì giống nhau, thậm chí ở Việt Nam còn hoành tráng và đẹp đẽ hơn nhiều, nhưng bản chất thì hoàn toàn khác xa. Quý vị có biết vì sao không? Vì kiểu làm từ thiện ở Việt Nam người ta vẫn gọi là “Lấy xôi làng đãi ăn mày”. Nhà nước lấy tiền của người dân rồi lại bố thí cho dân. Không những vậy, nhân dịp này họ còn tham ô – tham nhũng, chứ tiền đến được tay người nghèo chỉ có vài đồng bạc cắc. Cũng thật thú vị cho cái chế độ Cộng Sản này.
Như vậy thì đâu còn là danh đi đôi với thực, nội dung gắn liền với hình thức nữa. Thực là:
Búa Liềm mà cũng học đòi Văn Minh.
Minh Văn
SAO KHONH
Trả lờiXóa