Pages

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Chiếc áo nịt vàng hay cơ chế chính trị?



Lucifer-Diễn Đàn XCafeVN
 Có một chương trong cuốn sách “The Lexus and Olive Tree” của tác giả Thomas L. Friedman, nói về một chiếc áo nịt bằng vàng. Chiếc áo nịt đó là cơ chế thị trường tự do, hạn chế khả năng can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Và điều đó đã giúp các nước kém phát triển đẩy nhanh tốc độ thịnh vượng và thu nhập của mỗi người dân. Nhưng song song đó cũng là một thách thức đối với các thể chế chính trị độc tôn như chính lời tác giả nói “Kinh tế tăng tiến và chính trị xẹp đi”. Mà điển hình ta có thể thấy ngay bây giờ là một đất nước láng giềng với VN . Myanma, một đất nước đã giám từ bỏ thể chế quân phiệt độc tôn để đến một xã hội tự do và cởi mở. Liệu VN, một đất nước đang trên đà đi xuống từ cả 2 phía Chính Trị và Kinh Tế , có dám mang vào mình chiếc nịt bằng vàng đó để có thể vực dậy đất nước đang quằn quại vì những bất ổn của xã hội từ nền kinh tế yêu kém ?

Thể chế chính trị VN ngày hôm nay đã khác rất xa cách đây 30 năm. Khi đó, một xã hội thuần CNCS vẫn còn được nuôi dưỡng , nhưng tình trạng bất ổn về kinh tế đã buộc chính phủ phải mở cửa và tư nhân hóa một số ngành trọng yếu. Nói đúng hơn là hình thái CNTB đã được điều tiết bởi CNCS! Và cơ chế này đã tạo ra những nhóm lợi ích cá nhân hay những tập đoàn nhà nước khổng lồ trong các kỹ nghệ quan trọng bậc nhất của quốc gia. Đầu giữa năm 2007 có lẽ là đỉnh điểm thăng hoa của nền kinh tế VN, khi đất nước này trở thành điểm sáng thu hút đầu tư và phát triển, tốc độ tăng trưởng đạt gần 8% một năm làm cho VN gần như trở thành một con hổ mới ở Châu Á, những cam kết về tự do mậu dịch làm cho nguồn vốn đổ vào VN không ngừng, và nâng uy tín của nhà cầm quyền tại VN trong con mắt của các nhà đầu tư.
Nhưng một năm sau đó, mọi tình hình đã quay ngoắt 180 độ với cuộc khủng hoảng kinh tế của thế giới và tình trạng tham nhũng trầm kha khiến cho sự rạn nứt trong nội bộ nhà cầm quyền tại VN ngày càng sâu hơn. Vinashin với cơ chế như một cheybol của Hàn Quốc , được xem như là “quả đấm thép” của VN đã tan biến gần với 4 tỷ USD , nay chỉ còn là một hãng xưởng tạm bợ. Các tập đoàn nhà nước như EVN, PetroVN liên tục báo cáo thua lỗ nhưng lại đẻ ra hàng trăm công ty con trong các chuyên ngành mà chẳng dính dáng gì tới chuyên môn kinh doanh của mình như địa ốc, chứng khoán, du lịch và đương nhiên là mức ban thưởng cho giới lãnh đạo ở các tập đoàn này là một con số quá khủng. Gần đây với Vinalines , chủ tịch của doanh nghiệp nhà nước này đã bị bắt giữ với tội danh tham nhũng. Nhưng trớ trêu thay doanh nghiệp đó lại từng được chủ tịch nước đi thăm viếng và quan sát.
Lạm phát của VN, tính tới thời điểm này đã lên tới 2 con số , sắp xĩ 20% kèm theo đó là hệ thống bất ổn của ngân hàng làm cho hàng chục ngàn doanh nghiệp tư nhân phải phá sản. Nhưng có lẽ điêu đứng nhất chính là người dân, một đất nước với 18% dân số tương đương với 16 triệu người thu nhập dưới 2USD/ngày thì quả thật đây là một cơn ác mộng. Lạm phát quá cao đã gặm nhấm hầu hết vào thu nhập của mỗi người dân, khi đồng tiền càng ngày càng mất giá trị và sức mua. Giá cả các mặt hàng thiết yêu lại tăng không “ngừng nghĩ” khiến cho hàng chục triệu người dân phải quằn mình dưới cơn bảo giá đặc biệt là xăng dầu. Tình trạng đình công, ngộ độc thực phẩm, đầu cơ và thất nghiệp là diễn biến xãy ra thường xuyên tại VN.
Điều quan trọng bật nhất và cũng là mối quan tâm lớn nhất của nhà cầm quyền tại VN bây giờ chính là kinh tế, điều đó không chỉ là sự bình yên của xã hội mà còn chính là sự tồn vong của Đảng CS. Vì đơn giản một điều rằng, nếu nhà cầm quyền tại VN không thể cải thiện được đời sống đang bế tắc của người dân thì chắc chắn rằng một cuộc bạo loạn sẽ rất có thể xãy ra.  Những tiếng nói trái chiều đã được vang lên, nhưng rồi sau đó lại chìm lụi vào quên lãng bằng sự đàn áp và bỏ tù. Các nước tây phương vẫn đang theo dõi sự dân chủ và tự do tại VN, đã có thời kì nguồn đầu tư tăng thật mạnh từ phương tây đặc biệt là Mỹ. Nhưng tham nhũng và quan liêu đã làm cho nguồn đầu tư ấy càng ngày càng giảm đi. Và khi bước vào thời kì khó khăn như hiện nay , thì VN lại quay sang người bạn phương bắc TQ để nhờ sự giúp đỡ về kinh tế và chính trị. Một điều rất rõ ràng là TQ sẽ không bao giờ để VN thoát ra khỏi vòng cương tỏa của mình, vì đó là một hậu cần không những là chính trị mà còn là những lợi ích về kinh tế và tài nguyên. Những cuộc biểu tình phản đối sự xâm lăng của TQ đã bị loại bỏ, và đỉnh điểm của vụ việc này là một bản án tù dành cho ba nhà blogger yêu nước. Đàn áp và bắt bớ xãy ra nhiều hơn, các bản án tù ngày càng nặng hơn như là một hình thức làm dịu lòng người bạn TQ?
Đầu tháng Mười , hội nghị trung ương của Đãng CS cầm quyền tại VN diễn ra bất thường, không một thông báo và cũng chẳng được công khai. Mọi thứ có vẽ đang rất gấp rút trong thời gian này, để quyết định xem tương lai chính trị và kinh tế của VN sẽ đi về. Một câu hỏi mà sẽ có rất nhiều người được đặt ra trong bối cảnh hiện nay dành cho Đãng CSVN là – Kinh tế với sự tự do và dân chủ hay là sự tồn vong của cơ chế chính trị?
Lucifer-Diễn Đàn XCafeVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét