Pages

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Hải quân Hoa Kỳ: Đường ta, ta cứ đi ở biển Nam Hải


(AP) – Hoa Kỳ gởi hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân đến tuần tra, nhỡn nhơ qua vùng biển Nam Hải hôm thứ Bảy ngày 20 tháng Mười, như muốn trình làng sức mạnh của mình ở vùng biển đang nhanh chóng trở thành điểm trọng tâm của sự kình địch mang tính chiến lược với Bắc Kinh.

Cuộc tuần tra của hàng không mẫu hạm (HKMH) USS Washington có thể làm Trung Quốc nổi cáu, là nước vốn đang tranh chấp lãnh hải với Việt Nam, Phi Luật Tân và các chính phủ khác về sự sở hữu chủ của những quần đảo trong vùng.

Điều này cũng sẽ có thể làm cho các nước nhỏ vốn lo lắng về tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc an tâm hơn khi thấy sự ủng hộ của Hoa Thạnh Đốn, vì Trung Quốc ngày càng cứng rắn hơn trong việc cho mình có chủ quyền ở vùng biển Nam Hải khi sức mạnh kinh tế và quân sự của họ ngày càng tăng. Hoa Kỳ đang xây dựng mối quan hệ quân sự và kinh tế gần gũi hơn với Việt Nam và các nước khác trong vùng như là một phần của điểm “then chốt” xa vùng Trung Đông xa xôi đến Á châu.

Trung Quốc cũng đang có sự tranh chấp quyết liệt không ngờ với Nhật Bản, là một đồng minh của Hoa Kỳ về chủ quyền của những quần đảo nằm gần Biển Đông Hải (East China Sea). Hôm thứ Sáu, Bắc Kinh tiến hành cuộc thao diễn quân sự gần những quần đảo này để chứng tỏ khả năng bảo vệ tính chủ quyền của mình.

Trung Quốc cho hầu hết biển Nam Hải thuộc về chủ quyền của họ, cũng là nơi mà Hoa Kỳ nói là họ có lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm sự tự do giao thông hàng hải huyết mạch đi qua vùng này. Việt Nam, Phi Luật Tân và các nước Á châu khác cũng cho mình có chủ quyền phần nào trong vùng biển này.

Hải quân Hoa Kỳ thường tuần tra vùng Á châu – Thái Bình Dương này, và cuộc hải hành của HKMH George Washington ngoài khơi Việt Nam là lần thứ nhì trong hai năm qua.

Chiếc HKMH thứ nhì, USS John C. Stennis, cũng đang hoạt động trong vùng biển tây Thái Bình Dương, theo Bộ Tư lệnh Hải quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho hay.


HKMH USS John C. Stennis
Nguồn ảnh: thesantosrepublic.com

“Trung Quốc sẽ chấp nhận điều này như một sự bày tỏ khác của Hoa Kỳ cho thấy họ muốn duy trì sự thống trị trong vùng,” một nhà nghiên cứu thâm niên của Trung tâm Đông – Tây ở Hawaii ông Denny Roy nói. “Hoa Kỳ cũng muốn gởi một thông điệp ra cho vùng là Hoa Kỳ đang có mặt ở đây và sẽ ở đây dài dài... và Hoa Kỳ muốn bảo đảm luật quốc tế được tôn trọng.”

Việt Nam hoan hỉ tiếp nhận sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ là một nước từng là cựu thù của Việt Nam như là một đối lực với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Việt Nam đã phản ứng giận dữ đối với những động thái gần đây nhất của Trung Quốc khi họ thành lập một đơn vị quân sự đồn trú trên một trong những đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam cho mình có chủ quyền. Hoa Kỳ cũng đã chỉ trích Bắc Kinh về chuyện này.

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng tính chủ quyền của Việt Nam và tự chế để không có những hành động sai trái tương tự,” Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong tháng này.

Trong lúc hầu hết các nhà phân tích tin rằng sự chạm trán quân sự ở vùng biển là khó xảy ra, nhưng họ nói là căng thẳng trong vùng biển này có khả năng gia tăng khi Trung Quốc tiếp tục khẳng định tính chủ quyền của mình và xây dựng sức mạnh hải quân.

© DCVOnline

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét