Pages

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Lưới Tình Báo TQ!


Tác giả :Trần Khải
Có phải Phó Thủ Tướng CSVN Hoàng Trung Hải là gián điệp Hoa Nam do Trung Quốc gài vào để chui sâu, trèo cao trong Đảng CSVN, theo lời tố cáo của một người viết blog tại VN?
Chính xác, những chuyện như thế chúng ta không xác minh được. Nhưng hiển nhiên rằng, tình báo TQ luôn luôn muốn thò tay vào nội tình các nước, và tuyệt vời nhất sẽ là cài cắm gián điệp.
Trên trang báo Top Secret Writers, một phóng viên ký tên WC cho biết rằng nhà nước TQ luôn luôn có kế hoạch để biến các công dân Trung Quốc khắp thế giới trở thành  gián điệp  thu thập tin cho TQ.

Sở tình báo Trung Quốc được học giới Hoa Kỳ viết tắt là MSS, tức là Ministry of State Security (Bộ An Ninh Quốc Gia), đã lập một mạng lưới gián điệp trong nội địa Hoa Kỳ.
Để phát triển mạng lưới này, MSS đã dàn dựng cho các điệp viên nộp đơn xin di trú tại Mỹ. Có nhiều cách và có nhiều thành phần để MSS thực hiện mục tiêu gài người qua di trú.
Từ 20 năm trước, hơn 30% sinh viên TQ tốt nghiệp Harvard đã nộp đơn xin thường trú luôn tại Hoa Kỳ, và con số này ngày càng nhiều.
Trong cuốn sách tựa đề “Chinese Intelligence Operations” (Hoạt Động Tình Báo TQ), tác giả Nicholas Eftimiades kể về một sinh viên, một trường hợp điển hình, chuyển sang thành điệp viên cho TQ.
Trước khi vào Hoa Kỳ, các sinh viên TQ được gặp bởi các cán bộ đảng CSTQ. Những sinh viên được dặn dò, “Hãy nhớ tới gia đình quý bạn, nhớ tới Đảng Cộng Sản, và đất nước” trong khi sống xa xứ.
Các cán bộ đảng khuyến cáo sinh viên sắp rời nước là “phải ráng học và tìm bạn ở những cấp càng cao càng tốt.”
Đặc biệt, những sinh viên TQ sang Mỹ đều phải liên lạc thường xuyên với chi bộ Đảng CSTQ hải ngoại, và phải giữ mối liên lạc với cán bộ quản lý sinh viên.
Những cán bộ quản lý này có 2 nhiệm vụ: Tìm những sinh viên phù hợp với khả năng của một điệp viên giỏi, và nhận dạng những sinh viên có cơ nguy chuyển hướng sang lực lượng đòi hỏi dân chủ.
Do vậy, cả 2 công tác nhồi sọ trung thành với đảng CSTQ và quản lý chặt phải song song thực hiện từ sơ kỳ.
Dĩ nhiên, chính phủ TQ đã bác bỏ những gì tác giả  Eftimiades nêu ra trong sách.
Tuy nhiên, phóng viên WC của mạng Top Secret Writers kể rằng trong năm đầu tiên ông sống ở Hoa Lục, ông đã có buổi họp để “gặp đặc biệt” với nhiều sinh viên TQ đang chờ sang Hoa Kỳ. Vì có mặt WC, những buổi họp mặt kia nhẹ về chính trị, mà chủ yếu biến sang vui chơi.
Các sinh viên được yêu cầu là để giữ được visa du học, họ phảỉ giữ liên lạc với một cơ quan chính phủ. Và các sinh viên được theo dõi liên tục, kể cả khi cần thiết, thư tín của các sinh viên gưỉ về gia đình phảỉ bị mở ra xem trộm. Kể từ thời chưa có email, đôi khi sinh viên bị người cán bộ quản lý ở Hoa Kỳ kêu lên giảỉ thích về các lá thư khả nghi. Gia đình và sinh viên lúc đó bị đe dọa trừng phạt kinh tế, hoặc là sẽ bị trường phạt một cách  khác – ngay cả khi được chọn làm gián điệp mà từ chối.
Đối với sinh viên, khi gặp cảnh ngộ đó, có nghĩa là phải rời đại học. Đối với gia đình, khi bị trừng phạt có nghĩa là cả cha và mẹ có thể bị sa thải ra khỏi công việc họ đang làm ở quê nhà.
Trong thời email theo dõi còn dễ dàng hơn. Với những công ty viễn thông như Huawei và ZTE, hai công ty bị xem là cánh tay nối dài của quân đội TQ, đọc lén email của toàn bộ gia đình  sinh viên này không khó, và sẽ dễ dàng nhận ra những sinh viên nào trung thành với Đảng CSTQ và sinh viên nào có thể trở thành bất trị.
Các cán bộ CSTQ cũng tìm các sinh viên có gia đình gặp cảnh ngộ khó khăn, và rồi đưa tiền giúp đỡ khi các sinh viên này chịu hoạt động cho mạng lưới MSS. Đối với những sinh viên có thể trở thành yêu thích dân chủ, giấy visa du học sẽ bị thu hồi.
Trong một trường hợp, một người Nhật Bản tên là Yosshizaki bị cáo buộc là hoạt động chống TQ, và bị đe dọa tống giam ở TQ.
Công an TQ nói, Yosshizaki có “nguồn gốc tổ tiên Trung Hoa,” và cũng có một đứa con đang sống ở TQ, nên Yosshizaki bị xem là công dân Trung Quốc. Yosshizaki bị hăm dọa bỏ tù hay bị xử tử nếu không hoạt động cho CSTQ, và cũng không được phép mang con trai ra khỏi TQ.
Điểm phi lý ở đây là: Yosshizaki  có một passport của Nhật Bản.
Bên cạnh chuyện hăm dọa sinh viên, CSTQ cũng lập chi bộ đảng hải ngoại, và tòa đại sứ TQ đóng vai tích cực tuyển mộ gián điệp tương lai.
Phương pháp từ nhu tới cương đã thiết lập mạng lưới gián điệp TQ thành công ở Mỹ.
Một viên chức ở công ty Union Carbide, thuộc chi nhánh công ty hóa chất Dow,là gốc Hoa, được cán bộ CSTQ tới mời làm việc để trộm bí mật công nghệ ở Dow. Người này từ chối.
Một trường hợp khác thì thành công: Larry Chin là thông dịch viên Hoa Ngữ cho tình báo Mỹ CIA. Chin đã trở thành gián điệp đôi, mang bí mật của Mỹ bán cho TQ. Và lãnh án tù dài ah5n ở Mỹ năm 1986 về tội gián điệp và trốn thuế.
Hay như Xiang Dong Yu làm cho hãng Ford, hạ tải 4,000 hồ sơ về bí mật kỹ thuật xe hơi, và mang về cho nơi bà làm việc kế tiếp là Beijing Automotive Company. Cac1 hồ sơ này trị giá hàng chục triệu đô và là bí mật kỹ nghệ của nhiều năm nghiên cứu của các kỹ sư hãng Ford.
Mới tháng 1-2012, nhà hóa học Yuan Li thú tội trộm bí mật kỹ nghệ của Sanofi Aventis và bán sang TQ.
Hay như kỹ sư Wen Chyu Liou bị kết án trộm bí mật của Dow Chemicals và bán sang TQ.
Năm 2009, Dongfan Chung bị kết án trộm bí mật về phi đạn và phi thuyền tại Boeing.
Danh sách gián điệp nhiều không kể xiết.
Có phải Phó Thủ Tướng Hoàng  Trung Hải là gián điệp TQ gài vào Hà Nội hay không? Chúng ta chưa biết, nhưng chỉ biết một điều rằng, TQ không ngừng cài cắm toàn cầu cho mục tiêu thống trị thế giới của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét