Pages

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Người dân Việt Nam đang “còng lưng” gánh giá thuốc


(Dân trí) – Mỗi người dân Việt Nam đang phải chi 23USD cho việc sử dụng thuốc trị bệnh, dự tính năm 2014 con số trên sẽ tăng thêm 10USD. Ngành dược bị các doanh nghiệp nước ngoài “lấn sân”, người dân phải còng lưng gánh giá thuốc.
Doanh nghiệp dược Việt Nam đang lép vế trên sân nhà
Doanh nghiệp dược Việt Nam đang lép vế trên sân nhà
Hiện, cả nước có 180 doanh nghiệp sản xuất thuốc bao gồm cả tân dược và đông dược, trong số đó có 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, ngoài ra có 5 doanh nghiệp sản xuất vắcxin, sinh phẩm y tế.

Tuy nhiên, có đến 2/3 thuốc thành phẩm và nguyên liệu đang phải nhập từ nước ngoài. Bên cạnh đó, một số nhóm thuốc doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thể sản xuất như nhóm thuốc gây mê, nhóm thuốc giải độc đặc hiệu, nhóm thuốc chống ung thư, thuốc chống Parkinson, chế phẩm máu…
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã chi 1,1 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng dược phẩm và nguyên phụ liệu, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2011, chiếm 1,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Con số trên cũng đẩy đầu thuốc nước ngoài tăng khoảng 10 đến 20%.
Một trong những nguyên nhân khiến thuốc ngoại tăng là do giai đoạn 2011-2012, thuế nhập khẩu dược phẩm giảm từ 5% xuống còn 2,5%. Điều này đồng nghĩa sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất dược phẩm phổ thông ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp dược Việt Nam không cạnh tranh nổi với các công ty nước ngoài…

Người dân đang phải còng lưng gánh giá thuốc
Người dân đang phải còng lưng gánh giá thuốc

Cùng với sự tăng giá của các mặt hàng như xăng dầu, thực phẩm… giá thuốc cũng đang tăng nhanh. Nguyên nhân được đưa ra là do quá trình chi phí thuốc men của hệ thống y tế Việt Nam đang bị nhiều cửa “làm luật” từ chi phí quảng cáo đến việc trình dược viên làm việc cho các nhà phân phối đã chi tiền hoa hồng cho bác sĩ để họ kê toa thuốc đắt tiền cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các khoản chi trên đều được cộng dồn vào giá thuốc. Hiện, BHYT chỉ thanh toán tiền thuốc ở cấp thấp, thực trạng này khiến người bệnh đặc biệt là những người nghèo phải còng lưng gánh giá thuốc.
Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Ngành dược & dược phẩm Việt Nam cuối năm 2012 – Thách thức và thời cơ” do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức ngày 25-10, ông Trần Thanh Đạm, Giám đốc Bộ phận kinh doanh quốc tế Công ty CP XNK y tế Domesco, cho biết tiền chi vào việc sử dụng thuốc trị bệnh tính theo đầu người ở Việt Nam hiện nay là quá cao so với các nước trong khu vực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét