Pages

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Tại sao các đại gia Trung Quốc “né” Đại hội Đảng 18?


Hồi tháng 3, Zong Qinghou, người giàu có nhất Trung Quốc đã đại diện tỉnh quê mình tham dự cuộc họp thường niên của quốc hội nước này. Nhưng trong Đại hội đảng 18 sắp tới, ông Qinghou sẽ không có mặt.

Mặc dù Báo cáo Hurun về những người giàu có nhất Trung Quốc cho thấy số đại biểu quốc hội thuộc nhóm những người giàu có nhất nước này đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua, nhưng tầm ảnh hưởng của giới nhà giàu trong Đảng Cộng sản Trung Quốc đang ngày càng bị hạn chế. Theo số liệu của Hurun, số đại biểu quốc hội là tỉ phú tại Đại hội Đảng sắp tới sẽ tăng cao nhất kể từ Đại hội Đảng lần trước vào năm 2007.

Hai xu hướng trái ngược này cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc ngày càng nhạy cảm trước tầm ảnh hưởng lan rộng của giới nhà giàu trong việc ra chính sách, đặc biệt là sau khi vụ bê bối của cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người bị khai trừ khỏi Đảng hôm 28/9, đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới tới những đặc quyền dành cho người thân của các lãnh đạo cấp cao nhất Trung Quốc.

Trong thập kỷ qua, trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giang cánh tay chào đón các “đại gia” công nghiệp thì khoảng cách thu nhập ngày càng mở rộng và xã hội Trung Quốc ngày càng bất ổn với nhiều cuộc đình công và biểu tình xảy ra.

Giáo sư Perry Link từ Đại học California nhận định rằng: “Một đảng cầm quyền đang phải vật lộn để bảo vệ quyền lực tuyệt đối của mình sẽ không muốn bị ghét bỏ. Và tôi nghĩ rằng nguyên nhân khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc hạn chế để các tỉ phú xuất hiện tại Đại hội Đảng 18 là: Lo sợ sự bất mãn của quần chúng”.

Tại sao các đại gia Trung Quốc “né” Đại hội Đảng 18?

Tại sao các đại gia Trung Quốc “né” Đại hội Đảng 18?
Là đảng viên Đảng Cộng sản, nhưng ông Zong Qinghou, người giàu nhất Trung Quốc sẽ không tham dự Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 18 sắp tới.

Các “đại gia” lớn nhất tránh Đại hội 18

Wahaha, người giàu thứ 29 trên thế giới với tài sản lên tới 19,9 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg, là một trong 3.000 đại biểu của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, Quốc hội của Trung Quốc.

Cả hai tỉ phú này đều không có mặt trong danh sách đại biểu tham dự Đại hội Đảng 18 được công bố vào tháng 8 vừa qua. Những tỉ phú có mặt trong danh sách tham dự Đại hội có Liang Wengen, chủ tịch Tập đoàn công nghiệp nặng Sany đồng thời là người giàu thứ 7 của Trung Quốc với khối tài sản 5,2 tỷ USD và Chủ tịch tập đoàn ô tô Vạn Lý Trường Thành Wei Jianjun với khối tài sản 3 tỉ USD.

Là đại biểu quốc hội, các giám đốc điều hành giàu có thuộc về cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước Trung Quốc. Tuy vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành đất nước và Đại hội Đảng, diễn ra 5 năm một lần, quyết định bộ máy quyền lực của nước này.

Theo giáo sư Susan Shirk thuộc Đại học California, Mỹ: “Hơn một thập kỷ sau khi Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân chào đón giới doanh nhân vào hàng ngũ của đảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn giữ bị chi phối bởi các quan chức Đảng và chính quyền, các quan chức quân đội và lãnh đạo các tập đoàn nhà nước. Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành đất nước và giới doanh nghiệp tư nhân gần như không có tiếng nói gì trong tổ chức Đảng cả”.

Trung Quốc ngày càng có nhiều tỉ phú

Theo báo cáo Hurun, trong vòng 5 năm kể từ năm 2007, số tỉ phú đô la ở Trung Quốc đã tăng từ 106 lên 251, tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng của toàn bộ nền kinh tế. Vào năm 2007, Hurun cho biết có 38 trong số 800 người giàu có nhất Trung Quốc trở thành đại biểu quốc hội. Năm nay, 75 trong số 1.000 người giàu nhất nước này tham dự Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc.

Trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc có vẻ như đang hạn chế số đại biểu quốc hội là tỉ phú, thì các đại biểu cũ ngày càng giàu có hơn. Đại biểu Liang của Tập đoàn Sany đã trở thành người giàu có nhất Trung Quốc vào năm ngoái còn năm nay ông Zong đã chiếm lĩnh vị trí này sau khi công bố cổ phần của mình trong tập đoàn Hangzhou Wahaha.

Tỉ phú Wang của Dalian Wanda hồi tháng 5 đã mua Công ty giải trí AMC ở thành phố Kansas, bang Missouri với giá 2,6 tỷ USD đã tham gia Đại hội Đảng năm 2007.

Năm đó, ông Wang đứng vị trí thứ 146 trong danh sách của Hurun. Theo bảng xếp hạng của Bloomberg, hiện ông đang là người giàu thứ 2 Trung Quốc.

Yang Jian, người phát ngôn của tập đoàn Sany, cho biết tỉ phú Liang không tham gia các cuộc phỏng vấn trên truyền thông, đặc biệt về các vấn đề như Đại hội Đảng.

Shang Yugui, phát ngôn viên của tập đoàn ô tô Vạn lý trường thành cũng cho biết tỉ phí Wei không thể trả lời phỏng vấn về việc ông tham gia Đại hội. Ngoài ra, phát ngôn viên của các tỉ phú Trung Quốc khác cũng từ chối bình luận về vấn đề này.

Tại sao các đại gia Trung Quốc “né” Đại hội Đảng 18?
Tại sao các đại gia Trung Quốc “né” Đại hội Đảng 18?
Chủ tịch tập đoàn Dalian Wanda Wang Jianlin, người có tài sản thuần 8,9 tỷ USD, là một đại biểu tham dự Đại hội Đảng Cộng Sản năm 2007 và Zong, chủ tịch tập đoàn Hangzhou
Chủ tịch tập đoàn Dalian Wanda Wang Jianlin, người có tài sản thuần 8,9 tỷ USD, là một đại biểu tham dự Đại hội Đảng Cộng Sản năm 2007.

Quyết định thuộc về ý thức hệ

Cách đây 1 thập kỷ, nhiều doanh nhân bắt đầu gia nhập Đảng Cộng sản khi Chủ tịch Giang Trạch Dân mở rộng thành phần đảng viên để ngoài công nhân, nông dân thì giới doanh nhân tư bản cũng được tham gia.

Ngày nay, nhiều người giàu có nhất Trung Quốc đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Được tham dự Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc hồi tháng 3 vừa qua là cơ hội để các doanh nhân như ông Zhong và ông Wang có cơ hội thắt chặt các mối quan hệ làm ăn của mình.

“Đó là quyết định có suy nghĩ, có chủ ý và thuộc về ý thức hệ của Đảng Cộng sản” khi mở rộng cửa với các doanh nhân, cựu thủ tướng Australia Kevin Rudd, người nói tiếng Trung trôi chảy và đã theo dõi chính trường Trung Quốc trong hơn 3 thập kỷ, nhận xét.

“Một thực tế là cấu trúc kinh tế và xã hội Trung Quốc đang thay đổi”, ông Rudd kết luận.

Một trong những thay đổi của Trung Quốc là khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn.

Trong buổi họp báo cuối cùng của mình vào ngày 9/3, ông Bạc Hy Lai cho biết chỉ số Gini (chỉ số thể hiện khoảng cách về thu nhập) của Trung Quốc vượt mức 0,46. Chỉ số này dao động từ 0 đến 1 và theo các nhà phân tích thì Gini mức 0,4 phản ánh sự xáo trộn của xã hội nước này. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank), chỉ số Gini của Trung Quốc năm 1981 là 0,3 và năm 1999 là 0,39.

Xã hội bất ổn

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng ở Trung Quốc song hành với tình hình xã hội ngày càng rối loạn. Theo nhà xã hội học Sun Liping của trường Đại học Thanh Hoa, số các vụ việc mà Trung Quốc gọi là biến cố hàng loạt – đình công, biểu tình và bạo loạn – trên cả nước đã tăng gấp đôi từ năm 2006 đến 2010 tới 180.000 vụ một năm.

Trong khi đó, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 10,1% trong vòng 30 năm qua, hàng trăm người Trung Quốc đã thoát khỏi nghèo đói.

Sự kiện chuyển giao lãnh đạo năm nay đã bị tấn công bởi các báo cáo cho thấy tình trạng giàu có bất thường trong khi mức lương cao nhất của các quan chức Trung Quốc chỉ đạt mức 10.000 nhân dân tệ (1.591 USD)/tháng.

Theo Kerry Brown, một nhà cựu ngoại giao người Anh từng làm ở Bắc Kinh và hiện đang là giáo sư Đại học Sydney, việc hạn chế các tỉ phú xuất hiện tại Đại hội Đảng có thể xóa bỏ ấn tượng rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang bị giới trung lưu thao túng.

“Tôi nghĩ đó chỉ là vấn đề nhận thức. Nếu để họ chiếm lĩnh Đại hội Đảng thì dư luận sẽ phản ứng vì cho rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc bình thản trước tình trạng bất bình đẳng và tạo nên giới đầu sỏ chính trị kiểu Trung Quốc. Chỉ cho một số tỉ phú được tham gia là ổn. Còn nếu để quá nhiều người giàu có xuất hiện sẽ khơi dậy rất nhiều câu hỏi chất vấn không mong muốn”, giáo sư Brown nhận xét.

Tùng Lâm

(Infonet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét