Pages

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

TQ đẩy mạnh xây dựng hạ tầng ‘Tam Sa’



Thủ phủ 'thành phố Tam Sa'
Trung Quốc quyết tâm muốn biến 'Tam Sa' thành cơ sở vững 
chắc trên Biển Đông
Chính quyền thành phố mới nhất Trung Quốc bắt đầu phác thảo một số dự án cơ sở hạ tầng cũng như triển khai một dự án nhà ở cho thành phố này, hãng tin Tân Hoa Xã cho biết.
Những dự án này nằm trong nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm thúc đẩy xây dựng thành phố ‘Tam Sa’ trên Biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố có chủ quyền.

Hòn đảo này cũng là nơi đặt trụ sở chính quyền của ‘thành phố Tam Sa’.
Các dự án hạ tầng này bao gồm xây đường, hệ thống cấp nước và thoát nước trên đảo Vĩnh Hưng, hòn đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa mà phía Việt Nam nói thuộc sở hữu của họ với tên gọi Phú Lâm.
Theo kế hoạch của chính quyền nơi đây thì họ sẽ làm bảy con đường với tổng chiều dài 5 km. Các con đường này sẽ được tu sửa hoặc làm mới để ‘cải thiện giao thông trên đảo’.

Bên cạnh đó, một nhà máy khử mặn nước biển với công suất 1.000 mét khối nước một ngày cũng sẽ được xây dựng trên đảo để đảm bảo cung cấp nước ngọt cho người dân ở đây.
Các dự án còn bao gồm xây dựng các tuyến giao thông nối liền các đảo nhỏ và một bến tàu. Chính quyền ‘Tam Sa’ cũng dự tính xây dựng trên đảo Triệu Thuật mà phía Việt Nam gọi là Đảo Cây.
Hôm thứ Bảy ngày 30/9, ‘thị trưởng Tam Sa’ Tiêu Kiệt đã loan báo bắt đầu chương trình xây dựng nhà ở trên đảo với tổng vốn đầu tư là 18,7 triệu nhân dân tệ, tương đương với gần 3 triệu Mỹ kim.
‘Thành phố Tam Sa’ được Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức thành lập vào ngày 24/7 trên đảo Vĩnh Hưng/Phú Lâm để cai quản toàn bộ các quần đảo và vùng biển có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng trên Biển Đông.
Theo đó, phạm vi quản lý của ‘Tam Sa’ bao trùm ba quần đảo Tây Sa và Nam Sa mà Việt Nam lần lượt gọi là Hoàng Sa, Trường Sa, và Trung Sa mà quốc tế gọi là Bãi Macclesfield.
Trong suốt hai tháng qua, chính quyền sở tại đã cố gắng biến ‘Tam Sa’ trở thành ‘một thành phố hài hòa giữa con người với thiên nhiên’, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Trương Canh, phó chủ tịch điều hành của ‘Tam Sa’, cho biết.

Động thái dồn dập

Kế hoạch mới nhất của chính quyền Trung Quốc nằm trong một loạt các động thái dồn dập của nước này để củng cố chủ quyền của họ đối với ‘Tam Sa’ chỉ hơn hai tháng sau khi thành phố này ra đời.
Trước đó, hôm 28/8, Sở Cung ứng điện Tam Sa thuộc Công ty Lưới điện Hải Nam 'chính thức gắn biển thành lập tại đảo Vĩnh Hưng, Tây Sa'. Cách đó không lâu, dự án trạm xử lý rác thải cũng được khai trương trên hòn đảo này.
Ngoài các lĩnh vực điện, môi trường, hiện trên đảo này còn tập trung nhiều ngành nghề khác như viễn thông, ngân hàng ...
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc nói các tập đoàn nhà nước như Viễn thông Trung Quốc, Điện thoại di động Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Công ty Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc đều đã thiết lập trạm dịch vụ tại Tam Sa.
Trung Quốc đã xây dựng một sân bay lớn đáp ứng được cho các máy bay hạng nặng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét