Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nhắc đến hai tiếng/chữ “trù úm” thời hậu Đại Hội Vê Một (Vl), Khóa 11 của đảng CSVN quang vinh muôn năm, người ta nhớ ngay đến anh Tư Sờ. Viết “anh Tư Sờ” một phát cho vừa thân mật vừa bí mật kiểu “đồng chí Ba Ích-Xờ” chút xíu thôi; phải gọi cho ra thể thống “chủ-tớ” là Chủ tịch nước CHXHCNVN Trương Tấn Sang.
Bác Chủ tịch nước ơi, các cháu là bạn đồng khóa đồng môn với con bé Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, đang nóng lòng thấp thỏm hồi hộp lo âu trước sự nín khe của bác Chủ tịch. Có phải vi bác sợ các “đồng chí dị mưu” của bác trù úm nếu bác lên tiếng OK với “Thư Cầu cứu Khẩn cấp” của chúng cháu? Hay là chính bác Chủ tịch nước cũng trù úm luôn bọn cháu vì tội bày tỏ sự đồng thuận và ủng hộ hành động chống Trung quốc xâm lược của bạn Nguyễn Phương Uyên?
Trước tâm trạng hoang mang chẳng những của các cháu sinh viên mà còn của rất nhiều người, có người an ủi bảo cứ nhẫn nha, cứ tin tưởng vì bác Chủ tịch từng nói Đảng quyết tâm bảo vệ lãnh thổ không để mất một cục đất liền, một thìa nước biển. Bác Chủ tịch nói là bác Chủ tịch làm. Chẳng hạn như bác Chủ tịch nói “có kẻ cõng đang rắn cắn gà nhà” là bác ấy cho người đi… tìm “kẻ đó” là ai. Chẳng hạn bác Chủ tịch lên tiếng báo động cho đồng bào biết nạn “sâu” hoành hành, tình hình cực kỳ khẩn trương, “Sâu, chẳng phải một con sâu, nhưng là một đàn sâu”, thế là bác Chủ tịch liền xuống phố kêu gọi bà con đi bắt sâu, bảo đừng sợ trù úm; bác lại còn chỉ con sâu chúa X đang bò trên cổ bác, bảo đồng bào bắt đi, nếu anh chị cô bác tất cả đều sợ trù úm hết trơn hết trọi thì ai bắt sâu cho… tui.
Có người lại quả quyết bác Chủ tịch nước im lặng vì bác chưa nhận được thư cầu cứu của 109 cháu sinh viên. Giả thuyết này bị xem là vô giá trị. Thời bác Hồ mới đọc Tuyên ngôn Độc lập, tức chưa có xeo-phôn xeo-phiếc, chưa có i-meo i-miếc, chưa có này nọ, chưa có vân vân gì, mà thư đi thư lại đã nhanh như thư chú Trần Dân Tiên xin cái cái hẹn gặp bác Hồ Chí Minh và thư hồi âm của bác Hồ (xin trích từ “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” của chú Trần Dân Tiên):
“Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình. Ngày 2-9-45, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử. Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày thứ hai tôi viết thơ xin phép được gặp Hồ chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi rất sung sướng tiếp được thư trả lời của Hồ chủ tịch viết như thế này:
“Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đến
Ký tên: Hồ Chí Minh”.
Thư trả lời chóng, nội dung thư giản đơn và giờ hẹn gặp sớm khiến cho tôi rất băn khoăn…”(trang 5)
Hồi đó mà thư đi thư lại nhanh đến chóng mặt như vậy, đó là chưa kể Chủ tịch nước Hồ Chí Minh còn phải lo toan bao nhiêu công việc, lại tiếp khách nước ngoài, phái đoàn nọ đoàn kia. (Nếu bạn đọc chưa thấm được sự nhanh hơn email này, xin vào đây đọc http://trandantien.tripod.com/
Trước đây 67 năm mà thư đã (nhanh) như vậy, thì hôm nay ngày 2/11/, Thư cầu Cứu khẩn cấp của Tập thể Sinh viên Khoa Công nghiệp Thực Phẩm Khóa 10 gửi ngày 20/10/2012 tính đến nay đã 13 ngày rồi lại chưa đến, và Bác Chủ tịch nước lại không đọc được. Thư kêu oan vì đất đai nhà cửa bị cướp trắng của nhân dân chân lấm tay bùn quê mùa dốt nát bị lờ thì được, chứ Thư cầu Cứu khẩn cấp của sinh viên là rường cột nước nhà, bác Chủ tịch đâu có lơ là coi thường được.
Như vậy thì chắc chắn lời cầu cứu khẩn cấp của 109 em sinh viên cũng là lời cầu cứu khẩn cấp của nhiều người khác nữa, và đặc biệt, trên hết, là của bà mẹ của cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã “gặp sự cố”.
“Sự cố” đó không gì khác hơn: hoặc chú Tư Sờ sợ bị trù úm, hoặc chính chú Tư Sờ cũng đang trù úm bất cứ ai, bằng cách này cách khác, chống Tàu Cộng xâm lược, như cô sinh viên xứng đáng cháu chắt các Bà Triệu Trưng Nguyễn Phương Uyên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét