Pages

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Hy vọng gì ở Ủy ban Tư pháp của Quốc hội?



Nguyễn Anh Dũng - Vẫn biết Ủy ban tư pháp của quốc hội là một tập thể những người có đức, có tài, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn ngành tư pháp. Nhưng người đứng đầu là Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện với tư chất như trên. Liệu vụ kỳ án 194 phố Huế và các vụ án oan sai khác có được giải quyết theo quy định của pháp luật hay không? Hay cần phải có sự giám sát ở cấp cao hơn? Công luận đang theo dõi sát sao kỳ án này, để từ đó hiểu rõ hơn về nền tư pháp của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...

*

“Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN ” (Đ 12 HP). “Đã là nguyên tắc pháp trị thì mọi thành viên từ dân thường đến người cầm quyền, lãnh đạo đều phải tuân theo” (Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người – NXB Sự Thật 2005). 

Báo điện tử Dân Trí đã đăng nhiều bài viết về kỳ án nhà 194 phố Huế. Đó là tiếng nói của công lý, của lương tâm và trách nhiệm. Đồng thời cũng là tiếng nói của công luận về những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hiện nay. 

Trích dẫn báo Dân Trí: Thứ Ba, 06/11/2012 - 06:02 

“Vụ án 194 phố Huế: Đề nghị Ủy ban Tư pháp Quốc hội giám sát quá trình truy tố, xét xử (Dân trí) 

Dư luận đang mong chờ vụ án 194 phố Huế được kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật, trừng trị thích đáng những kẻ lợi dụng quyền lực công để mưu cầu lợi ích riêng, thanh lọc cán bộ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. 


Các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đã được quy định rõ trong bộ luật tố tụng dân sự, luật thi hành án dân sự. Chỉ cần làm trái một điều cũng gây ra hậu quả không lường mà nghiêm trọng nhất là làm mất lòng tin của người dân vào chế độ. 

Vụ án “Đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng, để nhận tiền bồi hoàn từ ngày 01/5/1983” tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà nội. Đã kết thúc bằng bản án phúc thẩm số 118/DSPT ngày 22/8/2003 của tòa án ND TP Hà Nội. Sau khi phải hoãn thi hành án trong thời hạn 03 tháng mà không có kháng nghị. Đội THA quận Thanh xuân ra quyết định THA số 37/THA ngày 05/9/2003 và xác nhận đã thi hành án song ngày 8/9/2003 (Đ 53 Luật THA dân sự). Vì vậy đã “Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định” (Đ 19 luật TTDS; Đ 4 luật THA DS). 

Thế nhưng quyết định trái pháp luật (Đ 295 LHS) số 61/KNDS ngày 12/9/2003 của chánh án tòa án NDTC Nguyễn Văn Hiện. Kháng nghị Bản án số 118 nêu trên. Đã dẫn đến vụ án oan sai, liên quan đến nhiều người trong ngành tư pháp. Đã xúc phạm nhân phẩm, cướp đoạt tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất hợp pháp trị giá: 28.374.230.000đ (Thời điểm 12/2010) của công dân. Đặc biệt là hành vi cố ý cưỡng chế thi hành án trái pháp luật. 

Sự lộng quyền của những người trong cơ quan thi hành án dân sự TP Hà Nội. Do quyền trưởng phòng THA Nguyễn Bá Nhạ cùng chấp hành viên Chu văn Thái và Mai xuân Hoa thực hiện việc cưỡng chế. Cùng với sự bao che dung túng, của phó cục trưởng cục Thi hành án dân sự, Bộ tư pháp Nguyễn Thanh Thủy. 

Biểu hiện qua các nội dung sau đây: 

1. Không giải quyết hoặc giải quyết trái pháp luật, các đơn thư khiếu nại, đơn tố cáo về các quyết định trái pháp luật của phòng THA DS, Hà Nội. 

2. Cố ý làm trái nội dung bản án: 

Bản án số 138/2005/DSPT ngày 04/7/2005 của tòa phúc thẩm, tòa án NDTC, là hệ quả của QĐ kháng nghị số 61 nêu trên. Vì vậy hội đồng xét xử chưa cho phép thi hành án. Bản án không ghi “Để thi hành” (Đ 380 Bộ luật tố tụng dân sự; Đ 27 luật THA dân sự). 

3. Tự ý thay đổi vị trí thửa đất tòa án phân chia cho các đương sự. 

4. Tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất trái pháp luật. 

5. Cưỡng đoạt 100.000.000đ đã nộp, để thi hành bản án 118/DSPT nêu trên và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. 

Nguyên UV TW đảng khóa 10, đại biểu quốc hội khóa XI, chánh án tòa án NDTC, UV BCĐ TW về phòng chống tham nhũng Nguyễn Văn Hiện. Kẻ đứng đầu đường dây tham nhũng có tổ chức, trong vụ án oan sai đã “Rõ như ban ngày”, đã làm khuynh đảo ngành tư pháp. Một kẻ thoái hóa biến chất, nay lại cao giọng trước quốc hội để dậy người khác về chống tham nhũng. Đồng thời cũng là dịp để lấp liếm những tội lỗi do chính mình gây ra! 

Vẫn biết Ủy ban tư pháp của quốc hội là một tập thể những người có đức, có tài, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn ngành tư pháp. Nhưng người đứng đầu là Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện với tư chất như trên. 

Liệu vụ kỳ án 194 phố Huế và các vụ án oan sai khác có được giải quyết theo quy định của pháp luật hay không? Hay cần phải có sự giám sát ở cấp cao hơn? Công luận đang theo dõi sát sao kỳ án này, để từ đó hiểu rõ hơn về nền tư pháp của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Nhà giáo - Cựu chiến binh VN

Số 5 ngách 12/87 Chính Kinh, Nhân Chính,Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: (04) 38583514: DĐ: 0984535494. Gmail: xuannho.vu1@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét