Pages

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Mất mỹ quan đô thị - lỗi do ai?



Ngày ngày vẫn có nhiều người dân từ khắp nơi đến Hà Nội để khiếu kiện vì những oan ức không được địa phương giải quyết ổn thỏa.
AFP photo
Khu vực trung tâm Saigon, ảnh minh họa.

Có tại dân oan?

Hồi ngày 27 tháng 9 vừa qua chủ tịch thủ đô Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo, có phát biểu cho rằng người dân khiếu kiện làm mất mỹ quan đô thị Hà Nội.
Đã có rất nhiều phản hồi đối với phát biểu đó về nguyên nhân sâu xa của tình trạng lộn xộn của các đô thị Việt Nam hiện nay.
Việt Nam có những tiêu chuẩn về các đô thị loại một, loại hai, loại ba với qui mô dân số, diện tích…; thế nhưng những chuẩn mực cho một thành phố trật tự, xanh, sạch, đẹp thì vẫn rất chung chung.

Vấn đề mỹ quan đô thị thường được nhắc đến nhưng chỉ trong các bài nói chuyện, diễn văn, phát biểu; chứ trong thực tế hiện nay khó có thể tìm thấy được một thành phố nào trật tự, sạch sẽ… chí ít theo đúng cảm nhận của những cư dân bình thường.
Các đô thị Việt Nam hiện đang gặp quá nhiều vấn nạn như ngập nước, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, rác thải ứ đọng… Hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn còn chịu áp lực của người dân từ các địa phương đổ về kiếm sống.
Hai nơi này còn là trung tâm hành chính có những cơ quan trung ương đóng, nên người dân có vấn đề khiếu kiện mà địa phương không giải quyết thỏa đáng họ phải lên tận trung ương để kêu.
Câu phát biểu của ông chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo rằng ‘người khiếu kiện đến thủ đô mặc áo màu cờ tổ quốc, mang theo khẩu hiệu đòi đất làm xấu hình ảnh của thành phố và ảnh hưởng đến ngoại giao’ được đưa ra tại hội nghị giao ban quận, huyện về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý đất đai hồi ngày 27 tháng 9 vừa qua.
Một phụ nữ dân oan cho biết thế cùng mới phải lên tận Hà Nội để kêu oan:
"Dân sợ mất ruộng phải lên; không lên thì mất ruộng lấy gì sinh sống. Nếu ‘các ông’ giải quyết cho dân thì dân khỏi phải đi lại, lên xuống…"
Blogger Huỳnh Xuân Long nói đến cách giải quyết vấn đề người dân khiếu kiện phải về tận trung ương:
"Tôi thấy trong vấn đề đó họ có cách nhìn thiển cận lắm. Tôi cũng xem trên mạng và biết ý kiến của Nhà Nước cho rằng đi biểu tình như thế là sai, và mặc quần áo và cầm cờ như thế là làm xấu bộ mặt thành phố. Họ không nghĩ đến gốc của vấn đề mà chỉ đi giải quyết phần ngọn nên tôi tin họ không thể giải quyết được vấn đề đó. Gốc của vấn đề họ không quan tâm thì làm sao giải quyết hết được vấn đề."

Thiếu qui hoạch, quản lý kém

052_01178478-250.jpg
Cảnh buôn bán trước một trường học ở Saigon. AFP photo
Có nhiều người dân phải đi khiếu kiện năm này qua năm khác ở thủ đô nên phải sống vật vưởng tại vườn hoa, nhà trọ. Tuy nhiên họ không phải là nguyên nhân sâu xa làm xấu đi đô thị Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trong báo cáo đưa ra hồi tháng tư năm nay nêu rõ hệ thống đô thị hiện nay của hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đang hạn chế lợi thế cạnh tranh của chính, đặc biệt là nút thắt hậu cần, chi phí vận chuyển cao bất thường, tắc nghẽn giao thông gia tăng và thị trường đất đai bị bóp méo.
Ông Nguyễn Tài My, giảng viên Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh nhận xét về qui hoạch đô thị, nhất là tại thành phố Sài Gòn như sau:
"Trước hết ở đây đâu có thành phố nào đẹp để mà định nghĩa được. Chữ dùng hơi nặng là ‘phình ra’, đa số các thành phố là già vì nó phình ra. Phình ra vành đai một, vành đai hai giống như Paris, Roma… Chứ không giống các thành phố của Mỹ, theo lý thuyết của Laron Darry. Đó là từ ‘zone’, quận hay phường này sang nơi khác đều đi qua một công viên cây xanh. Đó là những thành phố trẻ vì có 30 mét vuông cây xanh cho một người, một thị dân. Còn ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội chỉ có 1,06 mét vuông cho một người thôi.Thành phố hiện lên nhiều bệnh, khó có thành phố nào có thể gọi đúng tên là thành phố mà là ‘nông thôn lãnh đạo thành phố’."
Là một chuyên gia trong vấn đề phát triển đô thị, ông Nguyễn Tài My từng có góp ý cho cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh một số lần, thế nhưng những ý kiến của ông này đều không được nghe. Ông cho biết:
"Hướng đi của ‘chủ nghĩa Việt Nam’ là hướng đi ‘duy ý chí’. Vì duy ý chí nên chỉ những ai gật đầu nghe theo thì người ta mới đưa và hệ thống mà tôi gọi là ‘con ruột’. Tôi dạy 37 năm cho Đại học Bách Khoa mà tôi không có gì, không vào tổ chức nên tôi nhìn vào và thấy rõ vấn đề là chỉ dùng người ‘dở dở’ thôi. Mà chỉ có người dở mới nghe lời, vâng lời như thế. Còn những người khác họ tôn trọng sự tự do của họ."

Cách giải quyết

Trước thực trạng đó, ông Nguyễn Tài My đưa ra một số hướng phải thực hiện thì mới có thể giải quyết tình hình của các đô thị lớn tại Việt Nam hiện nay. Ông phát biểu:
"Đơn giản đầu tiên là phải cho lại ‘chuyên môn hóa’, ai có chuyên môn thì đưa vào vị trí đó; chứ không phải có đảng cao là đưa vào ngồi. Trả lại chuyên môn nên ai không làm được thì từ chức để người có chuyên môn làm. Không phải không có người có chuyên môn mà họ bị ‘án’ hết tồi, hay họ vì ‘sỉ nhục’ mà không làm, vì ‘sỉ nhục’ thế làm sao người ta làm.
Lãnh đạo phải có tài năng, phải đạt được ba yếu tố: thứ nhất phải có đầu óc khoa học, giỏi toán, không phải thợ làm toán, đích thân làm ra toán và giải chứ không làm theo bài mẫu; thứ hai phải có ngoại ngữ; thứ ba phải am hiểu ‘đô thị học’, phải sáng tạo…"
Chuyên gia trưởng về phát triển đô thị của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Dean Cira, nhân dịp cơ quan này đưa ra báo cáo cung cấp khuyến nghị cho quá trình đô thị hóa tại Việt Nam, phát biểu rằng ‘Đô thị hóa được quản lý tốt có thể hỗ trợ sự phát triển kinh tế của Việt Nam và hỗ trợ các mục tiêu của Chiến lược Phát triển Kinh tế- Xã hội.
Ngân hàng Thế giới nói rõ là không có quốc gia nào đạt mức thu nhập cao và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ mà quá trình đô thị hóa không diễn ra trước.
Như phát biểu của các người dân vừa nói, thì chính các vị đang đảm nhận các chức vụ quản lý xã  hội phải làm cho trọn chức năng của họ, chứ không thể đổ lỗi cho những cá nhân người dân như lâu nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét