Pages

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Mỹ-Trung-Ấn và Thế ‘Tam Hùng’ Trên Biển



Lê Thu (Theo Diplomat) - Việc cả Trung Quốc và Ấn Độ cùng trỗi dậy với tư cách là cường quốc hải quân trong tương quan với Mỹ sẽ thật sự là điểm nhấn rõ nét trong khu vực Ấn – Thái Bình Dương.
Cũng như thời Chiến tranh Lạnh và cuộc chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc, phần còn lại của châu Á đơn giản là sẽ không tham dự vào luật chơi của một khuôn khổ hai cực. Châu Á sẽ hình hành và được hình thành một cách tích cực bởi động lực chiến lược đang trỗi dậy giữa Washington và Bắc Kinh.

Châu Á là nơi hội tụ rất nhiều quốc gia trung thành với chủ nghĩa dân tộc và chủ quyền lãnh thổ, phản đối tham vọng của một quốc gia nào đó trở thành bá quyền trong khu vực, tự chủ trong một chừng mực nào đó trong tương quan với các cường quốc, và quyết tâm xúc tiến hội nhập kinh tế nhiều hơn với các quốc gia khác. Đây là những nhu cầu cấp thiết không phải lúc nào cũng song hành với nhau nhưng nó khắc họa rõ nét bản chất mâu thuẫn trong sự trỗi dậy của châu Á.
Một trong những cường quốc khu vực quan trọng là Ấn Độ quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba tại châu Á, và là quốc gia có mức chi tiêu quốc phòng lớn thứ tư trong trục Ấn Độ  – Thái Bình Dương (sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản).
Tiềm lực của Ấn Độ có thể đóng góp đáng kể tới cán cân quyền lực mới tại châu Á như Washington và Bắc Kinh đều nhận thấy. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tới Delhi vào tháng Sáu vừa qua và mô tả Ấn Độ là một ‘đinh chốt’ trong trục chiến lược mà Mỹ đặt châu Á làm trọng tâm.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã gõ cửa Delhi từ sớm, và tìm cách xoa dịu lo ngại của Ấn Độ khi Bắc Kinh trỗi dậy.
Phản ứng thận trọng của Delhi đối với việc Mỹ đặt châu Á làm trọng tâm đã cho thấy rõ chiến lược bỏ ngỏ và vẫn còn thảo luận của Ấn Độ trong việc ứng phó với chiến lược ngoắt ngoéo của Mỹ đối với Trung Quốc.
Ấn Độ có một mối quan hệ phức tạp và trắc trở với Trung Quốc kể từ khi họ trở thành hàng xóm vào giữa thế kỷ 20. Và quan hệ giữa Delhi và Mỹ cũng chỉ mới tan băng trong thập kỷ vừa rồi.
Ấn Độ không có xung đột trực tiếp nào với Ấn Độ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhưng hai bên lại có bất đồng sâu sắc trong các vấn đề toàn cầu và khu vực.
Quan hệ giữa Delhi với Trung Quốc bị một loạt các tranh cãi song phương không có lối thoát kể từ khi họ là hàng xóm vào giữa thế kỷ 20 và một cuộc đua tranh không có hồi kết để gây ảnh hưởng trong khu vực làm cho hư hại.
Trong những năm tới đây, sự kình địch này sẽ tiến triển theo hướng gia tăng hay giảm dần sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới các hệ quả từ chiến lược hướng Á của Mỹ và cấu trúc cân bằng mới tại châu Á.
Trong những năm gần đây, bất kể việc tăng cường quan hệ kinh tế, các căng thẳng về mặt chính trị Trung – Ấn không chỉ nghiêm trọng hơn trong bối cảnh truyền thống tại dãy Himalaya, mà còn gia tăng trên biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Với việc nền kinh tế của họ đang tăng trưởng và toàn cầu hóa, Trung Quốc và Ấn Độ trở nên phụ thuộc vào các đại dương hơn bao giờ hết. Cả hai quốc gia đều đang xây dựng các hải quân lớn.
Các công trình sư cho hải quân Bắc Kinh và Delhi muốn khai triển sức mạnh vươn xa hơn các vùng lãnh hải của họ để đảm bảo các lợi ích ngày càng tản mát của mình.
Ở các quốc gia này, sự trung thành với tư tưởng ‘không liên kết’ đang nhường lối cho việc công nhận nhu cầu phải có khả năng tác động lên việc mở mang bên ngoài bờ cõi của mình.
Các lãnh đạo hải quân ở cả Bắc Kinh và Delhi muốn tiếp cận tới các cơ sở ở những vị trí then chốt và xây dựng quan hệ chính trị đặc biệt cho phép các hải quân ‘biển xanh’ còn đang phôi thai của họ hoạt động ở các vùng biển rất xa bờ.
Khi mà lợi ích trên biển mở rộng và hoạt động của hải quân chồng chéo, va chạm giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là không tránh khỏi.
Trung Quốc trỗi dậy và Ấn Độ vươn lên trở thành các cường quốc hải quân đã dẫn tới một sự công nhận rộng rãi là hai đại dương này sẽ không còn được coi là hai trường riêng biệt, mà đã trở thành một không gian chiến lược đơn nhất gọi là Ấn Độ  – Thái Bình Dương.
Các mối bận tâm chính của Trung Quốc chủ yếu là ở tây Thái Bình Dương, bao gồm vấn đề Đài Loan, các tuyên bố chủ quyền và kiềm chế sự thống trị của hải quân Mỹ.
Tuy nhiên, với việc Trung Quốc phủ bóng rộng hơn tại Ấn Độ Dương để nhập khẩu một lượng rất lớn năng lượng và các tài nguyên khoáng sản đang gây ra nhiều nỗi lo ngại sâu sắc cho Delhi.
Trong khi Ấn Độ chủ yếu quan tâm tới việc đảm bảo ưu thế đứng đầu của mình tại duyên hải Ấn Độ Dương, hải quân của họ đang thường xuyên lui tới khu vực tây Thái Bình Dương.
Việc Delhi có quan hệ song phương mật thiết với hải quân một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, ủng hộ nguyeen tắc tự do hàng hải tại biển Đông, và các cuộc tập trận chung hải quân với Nhật Bản và Mỹ khiến Bắc Kinh không khỏi nhíu mày.
Ngay cả khi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường tiềm lực hải quân của mình và dẫm chân lên nhau ở Ấn Độ – Thái Bình Dương thì cả hai cường quốc cũng không thể soán ngôi thống trị của Mỹ tại cả hai đại dương này.
Việc Mỹ tái cân bằng quân sự hướng Á được thể hiện rõ trong ngại sâu sắc đối với sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc và mức độ nhiệt tình của Washington đối với việc củng cố quan hệ đối tác với Ấn Độ. Điều này đã thiết lập nên một sự dịch chuyển với hệ quả là một động lực ba chiều tại Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Cũng như mọi quốc gia khác ở châu Á, Ấn Độ cũng muốn được lợi từ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nhưng lại muốn tiết chế các khả năng Bắc Kinh thống trị cả khu vực.
Khi khoảng cách về chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc gia tăng vì Trung Quốc trỗi dậy nhanh hơn Ấn Độ, Delhi chỉ có thể rút ngắn chênh lệch này thông qua việc kết hợp cân bằng cả trong và ngoài nước.
Quan hệ đồng minh với Washington do vậy có thể coi là điều tự nhiên đối với Delhi. Nhưng Ấn Độ lại không yên tâm đối với bất trắc trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, và cả sự bền bỉ về mặt chính trị cũng như ngân sách của Washington trong chiến lược hướng Á.
Delhi hiểu rõ việc Trung – Mỹ nối lại quan hệ có thể khiến Ấn Độ rơi vào thế hiểm nghèo như thế nào. Do vậy, Ấn Độ cùng lúc phải tìm cách mở rộng quan hệ hợp tác an ninh với Mỹ trong khi vẫn phải tránh khiêu khích không cần thiết với Bắc Kinh.
Rõ ràng, Trung Quốc đang ở thế ‘trên cơ’ trong trục tam cực này so với Ấn Độ và Mỹ. Bắc Kinh có thể điều chỉnh cực Delhi hoặc Washington để tiết chế mối quan hệ chiến lược Ấn – Mỹ đầy triển vọng.
Xét trên những nhập nhằng hiện giờ giữa Washington, Bắc Kinh và Delhi, chiều hướng của thế tam hùng này vẫn còn rất nhiều điều mơ hồ quanh đó.
Tuy vậy, vẫn còn một điều có thể thấy chắc chắn. Đó là sự vươn lên của Trung Quốc và Ấn Độ với tư cách là các cường quốc hải quân và sự giao thoa trong các chính sách biển của họ với chính sách của Mỹ sẽ còn làm cho các nền chính trị an ninh tại Ấn Độ – Thái Bình Dương dậy sóng trong nhiều thập kỷ tới.
Lê Thu (Theo Diplomat)

Không có nhận xét nào: