Các chiến binh Quân đội Syria Tự do tại mặt trận Khan Al Assad ngày 10/11/2012. REUTERS/Zain Karam |
Hôm nay 11/11/2012, theo AFP, tại Doha (Qatar), các thành phần của đối lập Syria đã đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc, cho phép thành lập một liên minh thống nhất và mạnh mẽ hơn. Thỏa thuận đã đạt được sau các thương thuyết cam go giữa các phe nhóm khác nhau, trong đó có Hội đồng Quốc gia Syria, tổ chức đối lập chủ yếu.
Trả lời AFP, cựu thủ tướng Syria Riad Hijab, đào thoát khỏi Syria vào tháng 8/2012, khẳng định việc thành lập liên minh này là « một bước đi quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của chế độ (Bachar Al Assad) ».
Thỏa thuận thành lập một liên minh mở rộng của đối lập Syria để tạo nên một mặt trận đoàn kết rộng rãi chống lại chế độ Al Assad, đã được thực hiện, với sự hối thúc của các nước Ả Rập và Phương Tây. Cho đến nay, Hội đồng Quốc gia Syria vẫn được cộng đồng quốc tế coi như là « một đối tác hợp pháp ». Tuy nhiên càng ngày càng có nhiều chỉ trích tổ chức này thiếu tính đại diện, đặc biệt là từ phía chính quyền Mỹ.
Từ nhiều tháng nay, cộng đồng quốc tế liên tục phê phán sự chia rẽ trong nội bộ đối lập Syria. Trong những ngày qua, Hội đồng Quốc gia Syria đã cố tình ngăn cản sư ra đời của thỏa thuận về liên minh đối lập mở rộng, vì sợ bị cô lập.
Thỏa thuận vừa đạt được kể trên xuất phát chủ yếu từ một kế hoạch được thảo ra dựa trên sáng kiến của cựu dân biểu Syria Riad Seif, nhằm lập ra một cơ quan quyền lực có thể ký kết các hiệp ước với quốc tế và tổ chức tiếp nhận, phân phối các viện trợ quốc tế.
Liên minh dự kiến bao gồm 60 thành viên, đại diện các nhóm đối lập, với sự tham gia của các lãnh đạo cuộc nổi dậy trong nước và các đơn vị vũ trang. Sau khi thành lập, liên minh sẽ cử ra một chính phủ lâm thời, một hội đồng quân sự tối cao và một cơ quan tư pháp.
Chiến sự tiếp diễn, hơn 11.000 người đi tị nạn
Trong khi đó, trên thực địa chiến sự vẫn tiếp diễn, đặc biệt dữ dội tại tỉnh Damas. Quân chính phủ tăng cường các chiến dịch tại tỉnh Damas để đẩy lùi các lực lượng nổi dậy. Theo Đài Quan sát Nhân quyền Syria, máy bay chính phủ oanh kích tại nhiều nơi ở miền bắc Syria. Tại miền đông bắc Syria, quân chính phủ phải nhường bước trước các chiến binh người Kurd.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông Nga, Tổng thống Al Assad tuyên bố không nhượng bộ, loại trừ khả năng từ chức hay ra nước ngoài, và tái khẳng định rằng « cuộc chiến chống khủng bố » còn kéo dài.
Xin nhắc lại là, cuộc phản kháng tại Syria bị chính quyền đàn áp tàn bạo, đã bùng phát thành nổi dậy vũ trang. Kể từ tháng 3/2011 đến nay, đã có hơn 37.000 người thiệt mạng.
Trong ngày hôm qua, có đến 11.000 người Syria phải rời nước đi tị nạn, chủ yếu tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là con số kỷ lục được ghi nhận, theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn./Trọng Thành (RFI)
Trả lời AFP, cựu thủ tướng Syria Riad Hijab, đào thoát khỏi Syria vào tháng 8/2012, khẳng định việc thành lập liên minh này là « một bước đi quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của chế độ (Bachar Al Assad) ».
Thỏa thuận thành lập một liên minh mở rộng của đối lập Syria để tạo nên một mặt trận đoàn kết rộng rãi chống lại chế độ Al Assad, đã được thực hiện, với sự hối thúc của các nước Ả Rập và Phương Tây. Cho đến nay, Hội đồng Quốc gia Syria vẫn được cộng đồng quốc tế coi như là « một đối tác hợp pháp ». Tuy nhiên càng ngày càng có nhiều chỉ trích tổ chức này thiếu tính đại diện, đặc biệt là từ phía chính quyền Mỹ.
Từ nhiều tháng nay, cộng đồng quốc tế liên tục phê phán sự chia rẽ trong nội bộ đối lập Syria. Trong những ngày qua, Hội đồng Quốc gia Syria đã cố tình ngăn cản sư ra đời của thỏa thuận về liên minh đối lập mở rộng, vì sợ bị cô lập.
Thỏa thuận vừa đạt được kể trên xuất phát chủ yếu từ một kế hoạch được thảo ra dựa trên sáng kiến của cựu dân biểu Syria Riad Seif, nhằm lập ra một cơ quan quyền lực có thể ký kết các hiệp ước với quốc tế và tổ chức tiếp nhận, phân phối các viện trợ quốc tế.
Liên minh dự kiến bao gồm 60 thành viên, đại diện các nhóm đối lập, với sự tham gia của các lãnh đạo cuộc nổi dậy trong nước và các đơn vị vũ trang. Sau khi thành lập, liên minh sẽ cử ra một chính phủ lâm thời, một hội đồng quân sự tối cao và một cơ quan tư pháp.
Chiến sự tiếp diễn, hơn 11.000 người đi tị nạn
Trong khi đó, trên thực địa chiến sự vẫn tiếp diễn, đặc biệt dữ dội tại tỉnh Damas. Quân chính phủ tăng cường các chiến dịch tại tỉnh Damas để đẩy lùi các lực lượng nổi dậy. Theo Đài Quan sát Nhân quyền Syria, máy bay chính phủ oanh kích tại nhiều nơi ở miền bắc Syria. Tại miền đông bắc Syria, quân chính phủ phải nhường bước trước các chiến binh người Kurd.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông Nga, Tổng thống Al Assad tuyên bố không nhượng bộ, loại trừ khả năng từ chức hay ra nước ngoài, và tái khẳng định rằng « cuộc chiến chống khủng bố » còn kéo dài.
Xin nhắc lại là, cuộc phản kháng tại Syria bị chính quyền đàn áp tàn bạo, đã bùng phát thành nổi dậy vũ trang. Kể từ tháng 3/2011 đến nay, đã có hơn 37.000 người thiệt mạng.
Trong ngày hôm qua, có đến 11.000 người Syria phải rời nước đi tị nạn, chủ yếu tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là con số kỷ lục được ghi nhận, theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn./Trọng Thành (RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét