Pages

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh?



 Việc lên nắm quyền lực của thế hệ thứ năm của lãnh đạo chính trị, sự tăng gấp đôi GDP và thu nhập của công dân vào năm 2020, định hướng lại theo hướng người tiêu dùng trong nước, đấu tranh chống tham nhũng, bảo vệ sự thống nhất và từ những lời nói tốt đẹp khác – đó là chỉ phần bề nổi của các vấn đề mà chính phủ Trung Quốc đang quyết định. Và vấn đề ở đây không phải ở những bất đồng về tư tưởng và chiến lược trong giới thượng lưu Trung Quốc, không phải ở chỗ rằng cuộc đấu tranh này bùng phát từ dưới tấm thảm của vụ bê bối xung quanh gia đình Bạc Hy Lai. Và không phải trong những nỗ lực làm dung hòa các đại diện của lãnh đạo Trung Quốc trước thềm của đại hội định mệnh.
Điều quan trọng nhất – đó là sự minh bạch cứng rắn của học thuyết “phòng thủ” của Trung Quốc, mà trong khuôn khổ của nó Pekin không chỉ sẵn sàng trang bị tên lửa chiến lược nhằm tiêu diệt các tàu sân bay, mà còn tiến hành xây dựng sáu cụm tàu sân bay của riêng mình. Để hiểu rằng điều này có nghĩa, ở quy mô toàn cầu, có thể nói như vậy, để nhắc lại rằng không quân hải quân là lực lượng tấn công chính của các tàu sân bay, tức là, chúng là công cụ của các chiến dịch tấn công, chứ không phải phòng thủ.

Cho đến ngày hôm nay trong vũ khí của Hoa Kỳ có 12 tàu sân bay, Nga – một, còn Trung Quốc sắp đến sẽ có bảy chiếc: một, thêm của Liên Xô mua lại ở Ucraina, cộng thêm sáu chiếc đã kế hoạch chế tạo mới. Việc nâng cao chất lượng tiềm năng quân sự của một trong những đối thủ làm thay đổi quan trọng toàn bộ bố trí. Vâng, Hoa Kỳ có thể chúc mừng rằng họ đã lôi kéo được Trung Quốc vào cuộc chạy đua vũ trang, và bây giờ tình hình gợi nhắc đến sự sắp xếp toàn cầu của đầu những năm 80s, khi sự đối đầu giữa hai cường quốc vĩ đại cũng là trung tâm thần kinh của chính trị thế giới.
Sự lo ngại vì an ninh của các tuyến đường thương mại của mình mà chúng bất kỳ thời điểm nào cũng có thể bị phong tỏa bởi Hải quân Hoa Kỳ đã đẩy Pekin đến con đường quân sự hóa. Có thể thậm chí nói rằng Trung Quốc hơi chậm với việc xây dựng các tập đoàn xung kích ở Ấn Độ dương và Thái Bình dương, bởi vì tình huống đã hình thành, chẳng hạn, ở eo biển Hormuz, nơi để đe dọa Iran đã tập hợp một lực lượng mạnh của NATO, có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Đối phó với những thách thức này, ban lãnh đạo Trung Quốc đã buộc phải điều chỉnh đường lối của mình: việc sẵn sàng “biến sức mạnh quân sự thành công cụ phát triển kinh tế” thay cho bành trướng hòa bình và phát triển từng bước”. Từ đây không có nghĩa rằng trong cuộc đấu tranh của các chiến lược, các tướng lĩnh-alarmist đã chiến thắng hoàn toàn, còn vài năm trước họ đã đề xuất quay trở lại với ý tưởng của “nền dân chủ mới” của Mao – tăng cường yếu tố quân sự trong chính trị và xem xét chiến tranh như là cơ sở xây dựng nhà nước.
Trung Quốc không thể cho phép mình thực hiện chính sách một mặt đến như thế. Trung Quốc phải hoạt động trên nhiều phương hướng. Từ đó nảy sinh sự phân chia những người ước lệ thân phương Tây, những người theo chủ nghĩa dân tộc và theo chủ nghĩa truyền thống, mà nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có mối liên hệ với một bộ phận tướng lĩnh, thuộc vào họ.
Thắng lợi huy hoàng của những người thân phương Tây, những người đã đặt cược vào việc làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại với Mỹ và châu Âu, đã qua: mô hình chuyển từ sản xuất làm thuê và “bẩn” vào các nước đang phát triển đang bắt đầu lỗi thời. Bản chất của cái gọi là dung hòa các nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc – đó là sự phân chia lao động kinh điển giữa quốc mẫu và thuộc địa: Mỹ đã phát triển của công nghệ cao, Trung Quốc biến thành công xưởng lắp ráp và may mặc. Mặt khác, nó đã chủ động thêm cả vai trò người sở hữu các kỳ phiếu quá hạn.
Rõ ràng rằng điều này không thể kéo dài mãi mãi. Sự phân chia lao động như vậy đặt đất nước Thiên tử vào những điều kiện bất lợi hiển nhiên, và kìm hãm sự phát triển của nó và tích tụ nhưng mâu thuẫn nội tại. Nhưng trong khi cơ chế này đang hoạt động và nhu cầu đối với sản phẩm của Trung Quốc đã được đảm bảo, và huyền thoại về phép màu kinh tế Trung Quốc đã phát triển như thổi, tất cả đã làm mọi người hài lòng. Cuộc khủng hoảng buộc phải suy nghĩ về những biến đổi nhanh chóng.
Mức sống của người dân Mỹ và châu Âu đang suy giảm, và cùng với điều đó nhu cầu đối với bất kỳ những hàng hóa nào, thậm chí rẻ tiến nhất, cũng giảm sút. Kiếm được tiền trong luân chuyển trở nên ngày càng khó khăn. Theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc, mô hình hiện tại sẽ sụp đổ trong vòng 5-10 năm. Do đó phương châm của ban lãnh đạo Trung Quốc nhằm vào phát triển nội tại, nâng cao mức sống của người dân của riêng mình và hình thành nhu cầu nội địa.
Chính đường lối cho những thay đổi này gây nên sự đối kháng gay gắt của các phe phái do chủ tịch CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào và cựu lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân đứng đầu. Xét toàn thể, cuộc xung đột bắt đầu vào năm 2009, khi Trung Quốc bác bỏ đề xuất của Mỹ “để phân chia thế giới cho cả hai”. Đội hình của Hồ Cẩm Đào đã thay đổi chiến lược, và Giang và nhóm thân cận của ông, mà Bạc Hy Lai gây nên vụ bê bối trong mùa xuân này cũng thuộc về đó, đã tấn công để bảo vệ nguyên trạng. Nó cũng dễ hiểu, vì chính trong thời gian trị vì của Giang Trạch Dân, thế giới bắt đầu nói về “phép lạ Trung Quốc” và nó trở thành kết quả của sự kết hợp các nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ. Và cả các mối quan hệ cá nhân với các đối tác nước ngoài cũng đóng vai trò nhất định.
Một loạt các hoạt động để đánh bật Trung Quốc ra khỏi châu Phi, “mùa xuân Ả Rập” và mong muốn của Mỹ không giấu giếm để ngăn chặn sự tăng trưởng của Trung Quốc bằng cách phong tỏa sự tiếp cận các nguồn năng lượng buộc phải có những biện pháp chống trả. Trung Quốc và trước đó đã lặng lẽ xây dựng phòng tuyến theo chiều sâu, xây dựng các căn cứ trong khu vực Đông- Nam Á, lôi kéo Pakistan, tán tỉnh với Iran, có thể, với hy vọng rằng thể hiện các nguồn lực của mình đơn giản thế là đủ, Ytro.ru viết.
Bây giờ cuộc chơi đã bắt đầu trên quy mô lớn, và, xét theo những văn bản như thế nào được sinh ra trong sâu thẳm của các Học viện Khoa học xã hộ của Trung Quốc, Pekin (khác với Moscow) nhận thức rõ tương lai như thế nào cho Trung Quốc và Nga và tương lai đó đã được xác định bởi các kế hoạch của Hoa Kỳ: “Các mục tiêu của Hoa Kỳ ở giai đoạn này – trung lập hóa khả năng đối kháng từ phía Nga và Trung Quốc, nhiệm vụ tối đa của Mỹ – phá vỡ hai nước này. Trong nỗ lực này, người Mỹ nhìn thấy sự hiện diện những nguồn tài nguyên phong phú và tổ hợp công nghiệp quân sự mạnh mẽ của Nga, cũng như thị trường to lớn và tiềm năng kinh tế đang phát triển của Trung Quốc”.
Đồng thời nói thẳng rằng Trung Quốc sợ điều gì nhất: “Cần không cho phép xảy ra tình hình khi thế giới phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ có thể chia rẽ giữa Trung Quốc và Nga, tạo thành ” mặt trận quốc tế thống nhât” lớn nhất, thoạt đầu bao vây và tiêu diệt Trung Quốc, và sau đó tiến lên phía bắc, chia cắt Nga. Trong trường hợp này, phương Tây đã có thể đạt được mục tiêu thống trị hoàn toàn thế giới”.
Các chiến lược gia-lý thuyết gia Trung Quốc nói rằng “thế giới trên bờ vực của biến động và thay đổi lớn”, và các chính khách của Trung Quốc củng cố sự thống nhất của đảng, tăng ngân sách quân sự, xây dựng các tàu sân bay, và sử dụng mọi cơ hội để “chọc tức”, ám chỉ rằng với họ tốt nhất chớ dính vào . Một loạt các xung đột lãnh thổ vì các đảo trên biển Hoa Nam (biển Đông-Việt Nam) và Hoa Đông kèm theo các cuộc biểu tình chống Nhật Bản ở các thành phố của Trung Quốc thuộc về những hoạt động đặc trưng kiểu này.
Báo chí Mỹ không phải là không có lý do nhìn thấy ở đây “bàn tay rắn” của nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc Tập Cận Bình, người mà các phương tiện truyền thông tại sao đó gọi là “sứ giả hòa bình và người thực dụng”. Tuy vậy, nếu theo câu ngạn ngữ “nếu bạn muốn hòa bình – hãy chuẩn bị cho chiến tranh”, với đặc tính này có thể nói lên. Bây giờ về Tập Cẩn Bình đã biết rằng ông thường xuyên hơn các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác đến thăm Hoa Kỳ và ở đó được tiếp đón theo nghi lễ cao nhất.
Đồng thời, để đáp ứng mong muốn của người đứng đầu Pentagon Leon Panneta thảo luận về cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản Tập Cẩn Bình nghiêm khắc yêu cầu Hoa Kỳ “không can thiệp vào các cuộc tranh cãi lãnh thổ”. Cũng như biết rằng những tai nạn của Bạc Hy Lai bắt đầu lập tức sau báo cáo của Tập Cận Bình với lời kêu gọi ” giữ vững sự thống nhất của đang một cách có ý thức, cương quyết đấu tranh chống mọi hành vi gây thiệt hại và chia rẻ đảng”.
Có thể, tập thể ban lãnh đạo Trung Quốc cũng quá khôn khéo với sự lựa chọn người kế nhiệm, nhưng nếu xem những thay đổi lớn và các thảm họa sắp đến như sự cần thiết, thì đất nước cần chính nhà lãnh đạo có chí hướng như vậy đề vươn tới vai trò hàng đầu trên thế giới.
Đối với Nga, báo chí Trung Quốc thường xuyên cạnh khóe đến tầm quan trọng liên minh với Nga, Nga, cũng như ngay trước Đại chiến thứ nhất, nằm giữa hai lò lửa, trong một tình huống mà mỗi đối tác tiềm năng có tham vọng các nguồn lực của mình: một số cần “bia đỡ đạn”, số khác – hydrocarbon. Hơn nữa, không thể loại trừ rằng họ – với hy vọng đánh lừa nhau – sẽ không thiết lập “ngừng bắn nước” và sẽ không bắt đầu giằng kéo Nga từ hai phía.
Kích Bu chuyển ngữ
Xem tin nguồn: http://www.ttxva.org/trung-quoc-chuan-bi-cho-chien-tranh/#ixzz2CFw4Dpt6
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook

Không có nhận xét nào: